1. Nguyên tắc xưa lý người dưới 18 tuổi phạm tội
– Cơ sở pháp lý: Điều 90 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Theo Điều 91. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tương ứng với các khoản bao gồm những nguyên tắc sau:
a. “Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.”
Nguyên tắc này nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ người dưới 18 tuổi phạm tội là trong mọi tình huống, mọi trường hợp Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng theo Bộ luật tố tụng hình sự phải tạo mọi điều kiện và áp dụng các biện pháp phi hình phạt đối với họ. Các cơ quan tiến hành tố tụng khi điều tra, truy tố, xét xử phải xác định độ tuổi của người phạm tội. Ví dụ: Tuổi càng ít thì khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội càng hạn chế, ngay cả khi đối với những người cùng độ tuổi, không phải người nào cũng có khả năng nhận thức như nhau, người dưới 18 tuổi ở thành phố nhận thức khác người dưới 18 tuổi ở vùng ở vùng sâu, vùng xa, người có trình độ văn hóa cao nhận thức khác người có trình độ văn hóa thấp …
Nguyên tắc này còn đòi hỏi Cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định nguyên nhân và điều kiện khiến người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội. Yêu cầu của nguyên tắc này là giáo dục, giúp đỡ người dưới 18 tuổi phạm tội sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Do đó, việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi cũng phải thể hiện sao cho bảo đảm việc giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, chứ không nhằm trừng trị. Do đó ngay từ khi khởi tố, điều tra, Cơ quan điều tra không chỉ áp dụng các biện pháp pháp lý có lợi nhất, đồng thời phải quán triệt tinh thần là: Nếu không cần thiết bắt giữ tạm giữ, tạm giam đối với họ thì không được áp dụng các biện pháp này.
b. “Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:”
Điều 29Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định các trường hợp được miễn hoặc có thể được miễn trách nhiệm hình sự đối với bất cứ người nào không phân biệt người dưới 18 tuổi hay trên 18 tuổi. Tuy nhiên, đối với người dưới 18 tuổi thì việc miễn miễn trách nhiệm hình sự, ngoài các quy định tại Điều 29 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì Cơ quan tiến hành tố tụng còn phải căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Cụ thể gồm các trường hợp mà người dưới 18 tuổi có thể được miễn như sau:
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ trường hợp quy định tại Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Theo đó,
- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 123 (tội giết người); Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
+ Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
c. “Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.”
d. “Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.”
Nội dung của nguyên tắc này đòi hỏiTòa án chỉ được áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn miễn miễn trách nhiệm hình sự hoặc áp dụng một trong các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại trường giáo dưỡng nhưng không có hiệu quả. Như vậy, trước khi Tòa án áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi thì phải áp dụng các biện pháp không phải là hình phạt trước. Tuy nhiên, trên thực tế Tòa án chỉ cân nhắc và xem xét tính chất mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ miễn miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội để quyết định có áp dụng hình phạt hay không. Nếu xét thấy không cần áp dụng hình phạt thì mới áp dụng các biện pháp giáo dục khác.
e. “Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.”
Theo nguyên tắc này, Nhà nước ta dứt khoát không áp dụng hình phạt tử hình và chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; quy định này thể hiện được nguyên tắc không lấy trừng trị là mục đích của hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
f. “Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.”
Theo nguyên tắc này, khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Đây cũng là nguyên tắc xử lý, đồng thời cũng là căn cứ quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Nội dung của nguyên tắc này cũng tương tự như nguyên tắc quy định tại khoản 4 Điều 91 BLHS. Tuy nhiên, đây là căn cứ áp dụng hình phạt tù đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.
g. “Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.”
Việc không quy định đối với người chưa đủ 16 tuổi bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm cũng là thể hiện nguyên tắc không coi việc trừng trị là mục đích đối với người dưới 16 tuổi và tạo điều kiện cho các em phát triển bình thường trong cuộc sống trước mắt và lâu dài, vì đối với người chưa đủ 16 tuổi còn cả một tương lai phía trước.
Theo đó,
Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
+ Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
+ Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
2. Hình phạt là gì? Mục đích của hình phạt?
a, Hình phạt
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước, được quy định trong Bộ luật hình sự, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó. Cụ thể được quy định tại điều 30 như sau:
Điều 30. Khái niệm hình phạt
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.
b. Mục đích hình phạt
Căn cứ điều 31 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Điều 31. Mục đích của hình phạt
Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Căn cứ điều luật trên, mục đích hình phạt như sau:
– Hình phạt nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội;
– Giáo dục người, pháp nhân thương mại phạm tội ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới;
– Giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
3. Chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt theo Bộ luật dân sự hiện hành
a. Chuẩn bị phạm tội
Căn cứ pháp lý: điều 14 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Điều 14. Chuẩn bị phạm tội
1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.
2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo điều luật trên, chuẩn bị phạm tội là hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm cố ý (cố ý trực tiếp) và được thể hiện qua các đặc điểm:
– Người có ý định phạm tội đã thực hiện một hành vi như: chuẩn bị kế hoạch, công cụ, phương tiện, điều kiện khác để phạm tội; tìm người cùng phạm tội như thành lập nhóm tội phạm, tham gia nhóm tội phạm.
– Chưa thực hiện hành vi phạm tội được mô tả trong các tội phạm của Bộ luật Hình sự.
Tuy nhiên, việc chưa thực hiện được hành vi phạm tội là do nguyên nhân khách quan bên ngoài tác động chứ không phải do ý chí của người phạm tộị.
b. Phạm tội chưa đạt
cơ sở pháp lý: điều 15 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Điều 15. Phạm tội chưa đạt
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
Theo điều luật, phạm tội chưa đạt chỉ đặt ra với các tội do lỗi cố ý, đồng thời người phạm tội chưa đạt sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.
Phạm tội chưa đạt được chia làm 02 dạng: phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Theo đó:
+ Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành (chưa đạt về hậu quả, chưa hoàn thành về hành vi) là trường hợp phạm tội chưa đạt, trong đó người phạm tội vì những nguyên nhân khách quan mà chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm, do đó, hậu quả của tội phạm đã không xảy ra.
+ Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp người phạm tội đã thực hiện được hết những hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả, nhưng hậu quả đã không xảy ra do nguyên nhân ngoài ý muốn.
Trân trọng!
4. Quyết định hình phạt đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội của người dưới 18 tuổi phạm tội
Căn cứ pháp lý: điều 57 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Điều 57. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.
Theo khoản 2 điều 57 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đây là quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội chung nhất.
Theo đó, khoản 2 điều 102 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định cụ thể trường hợp chuẩn bị phạm tội của người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:
Điều 102. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
1. Tòa án quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi trong trường hợp chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 57 của Bộ luật này.
2. Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần ba mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng.
Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần hai mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng.
Điều luật chia ra làm hai nhóm tuổi:
+ Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội thì mức hình phạt cao nhất là không quá một phần ba mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng.
Ví dụ: A 15 chuẩn bị phạm tội giết người có căn cứ, A quy phạt 20 năm tù. Vậy mức hình phạt cao nhất của A là không quá một phần ba mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt, tức là số năm tù a phải chịu là gần 6 năm 8 tháng tù.
+ Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội thì mức hình phạt cao nhất là không quá một phần hai mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng.
Trân trọng!
5. Quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm tội chưa đạt của người dưới 18 tuổi phạm tội
Căn cứ pháp lý: khaonr 1 và khỏn 3 điều 57 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Điều 57. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
…
3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
Theo khoản 3 điều 102 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định cụ thể trường hợp phạm tội chưa đạt của người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:
Điều 102. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
1. Tòa án quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi trong trường hợp chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 57 của Bộ luật này.
…
3. Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần ba mức hình phạt quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Bộ luật này.
Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần hai mức hình phạt quy định tại các điều 99, 100 và 101 của Bộ luật này.
Theo khoản này cũng quy định trường hợp phạm tội chưa đạt của người dưới 18 tuổi phạm tội gồm 2 nhóm:
+ Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần ba mức hình phạt quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 .
+ Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần hai mức hình phạt quy định tại các điều 99, 100 và 101 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Trân trọng!