1. Quy định của pháp luật về quyết định hình phạt trong trường hợp cụ thể
– Cơ sở pháp lý: Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:
Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Theo quy định tại Khoản 1: Toà án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Ví dụ: Trường hợp phạm tội cưỡng dâm theo khoản 3 Điều 143 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) mà có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 51 BLHS thì có thể quyết định hình phạt tù dưới 10 năm nhưng không được thấp hơn 03 năm vì khung hình phạt liền kề nhẹ hơn có mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhưng chỉ có một tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 51 thì cũng không có căn cứ để quyết định hình phạt theo trường hợp này.
Theo quy định tại Khoản 2 của điều luật, Toà án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (không nhất thiết phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn như trường hợp được quy định tại khoản 1) khi người phạm tội chỉ là người giúp sức có vai trò không đáng kể và thuộc trường hợp phạm tội lần đầu.
Theo quy định tại Khoản 3 của điều luật, khi có đủ điều kiện của khoản 1 hoặc khoản 2, Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn nếu khung hình phạt được áp dụng là khung hình phạt duy nhất hoặc là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật.
2. Quyết định hình phạt phạm nhiều tội được bộ luật hình sự quy định như thế nào?
-Cơ sở pháp lý: Điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Điều 55. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:
1. Đối với hình phạt chính:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;
đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.
2. Đối với hình phạt bổ sung:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.
Theo khoản 1 bao gồm các trường hợp sau:
– Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn.
Ví dụ: A cùng vi phạm hai tôi: vứt bỏ con mới đẻ và tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Vậy cộng toàn bộ hai tội này với mức hình phạt tù cao nhất A phải chịu là 10 năm.
– Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; Đây là theo nguyên tắc cộng toàn bộ cả hai tội cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn.
– . Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân.
Ví dụ: A vừa giết 2 người, vừa cưỡng dâm một người. Vậy A có thể chịu tội chung thân chứ không thể chịu hình phạt tù cưỡng dâm.
– Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình.
Ví dụ: A cùng phạm tội giết người với hình phạt tử hình, vừa phạm tội cướp giật với hình phạt tù thì Tòa án chỉ quyết định hình phạt tử hình. không áp dụng thêm hình phạt tù.
– Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung. Đây được tính theo nguyên tắc cộng toàn bộ.
– Riêng đối với trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác
Đối với khoản 2 Điều này quy định như sau:
– Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó. Riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung.
– Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.
3. Trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều bản án
– Cơ sở pháp lý: Điều 56 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Điều 56. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án
1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.
Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.
2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.
3. Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Khoản 1 quy định về một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này
Trên thực tế thì có thể một người thực hiện hai hành vi phạm tội. Hành vi phạm tội lần đầu có thể bị xét xử sau hành vi phạm tội thứ hai hoặc ngược lại. Vì vậy, quy định tại khoản 1 Điều 56 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có thể hiểu là khi một người bị xét xử về một hành vi phạm tội bằng một bản án có hiệu lực pháp luật mà sau đó người này lại bị xét xử về một tội khác và hành vi phạm tội lần sau được thực hiện trước khi có bản án đã có hiệu lực pháp luật thì tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang xét xử. Sau đó, tổng hợp với hình phạt của bản án trước đã có hiệu lực pháp luật. Thời gian chấp hành hình phạt của bản án trước sẽ được trừ vào hình phạt chung sau khi đã tổng hợp hình phạt. Thẩm quyền tổng hợp hình phạt là của hội đồng xét xử đang xét xử vụ án.
Ví dụ: Ngày 10/11/2019, Nguyễn Văn B bị tòa án huyện X tuyên phạt 02 năm tù về tội trộm cắp tài sản. Ngày 05/04/2021 là ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Theo cách hiểu thứ nhất là khi chánh án tòa án huyện X ra quyết định thi hành án phạt tù đối với B (tức là trong thời hạn 07 ngày sau đó, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật) thì mới coi B là đang chấp hành một bản án. Theo cách hiểu thứ hai, kể từ ngày 04/02/2019 thì bản án đã có hiệu lực pháp luật nên B phải chấp hành bản án. Vì vậy, đã coi B là đang chấp hành một bản án, còn việc chánh án tòa án huyện X ra quyết định thi hành án phạt tù đối với B chỉ là thủ tục để bắt B đi chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật.
Khoản 2 điều luật này quy định một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới
Khác với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 56 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), việc tổng hợp hình phạt theo khoản 2 Điều 56 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là khi một người đã bị kết án về một hành vi phạm tội và đang chấp hành một bản án đã có hiệu lực pháp luật mà sau đó người này tiếp tục có hành vi phạm tội khác.
Ví dụ 1: Ngày 10/11/2020, Nguyễn Văn B bị tòa án huyện Y tuyên phạt 02 năm tù về tội trộm cắp tài sản. Ngày 01/02/2021 là ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Ngày 30/12//2020, chánh án tòa án huyện Y chưa ra quyết định thi hành án thì B bị đưa ra xét xử về hành vi cố ý gây thương tích cho người khác tại nhà tạm giữ công an huyện Y. Trường hợp này khi xét xử hành vi phạm tội cố ý gây thương tích của B thì tòa án huyện Y tổng hợp hình phạt theo khoản 2 Điều 56 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Khoản 3 điều luật về một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp
Việc tổng hợp hình phạt theo khoản 1 và khoản 2 Điều 56 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có một điều kiện bắt buộc chung là người bị tòa án xét xử phải là người đang chấp hành một bản án, tức là đã có một bản án có hiệu lực pháp luật kết tội người đó về một tội nào đó. Cho nên quy định tại khoản 3 Điều 56 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là để tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật nếu như khi xét xử tòa án không thể tổng hợp hình phạt theo khoản 1 và khoản 2 Điều 56 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Thẩm quyền tổng hợp hình phạt là của chánh án tòa án mà không phải là hội đồng xét xử.
Ví dụ: Ngày 03/01/2020, tòa án huyện T tuyên phạt bị cáo C 01 năm tù về tội trộm cắp tài sản. Ngày 15/01/2020, tòa án nhân dân huyện C lại xét xử Nguyễn Văn B về tội cố ý gây thương tích. Trong trường hợp này, tòa án dân dân huyện C không thể áp dụng khoản 1 Điều 56 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017 để tổng hợp hình phạt, vì bản án kết tội C của tòa án nhân dân huyện T chưa có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp này, chánh án tòa án nhân dân huyện C sẽ tổng hợp hình phạt khi hai bản án của tòa án nhân dân huyện T và tòa án nhân dân huyện C có hiệu lực pháp luật.
4. Xác đinh tình huống thực tế
Khách hàng: Kính thưa Luật sư, J đang chấp hành án tại Trại giam H. Trong thời gian chấp hành án J có hành vi cố ý gây thương tích cho phạm nhân khác cũng đang chấp hành án tại Trại giam H. Vậy Tòa án có xét xử lại không ạ? Cảm ơn!
Trả lời:
Theo Điều Điều 56 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Điều 56. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án
1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.
Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.
2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.
3. Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Theo khoản 2 Điều này quy định, xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.
Vậy trong trường hợp này của J khi xét xử hành vi phạm tội cố ý gây thương tích của J thì tòa án sẽ tổng hợp hình phạt theo khoản 2 Điều 56 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với J.
Trân trọng!
5. Xác định hình phạt đối với tội tội phạm
Khách hàng: Thưa Luật sư, nếu A vừa phạm tội giết người (hình phạt tử hình) vừa phạm tội mua bán trái phép chất ma túy (15 năm tù). Vậy Tòa án phải xử A như thế nào ạ?
Cảm ơn!
Trả lời:
Theo quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:
Điều 55. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:
1. Đối với hình phạt chính:
…
d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;
đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.”
Vậy trường hợp A phạm nhiều tội cùng một lúc, khi xét xử cùng một lần A phạm nhiều tội Tòa án sẽ quyết định hình phạt đối với A là hình phạt tử hình. Không áp dụng thêm hình phạt tù có thời hạn.
Trân trọng.