1, Rensis Linkert (Mỹ)

Rensis Linkert (1903 -1981) mẹ là là Cornelia Adrianne Likert và cha Likert George Herbert, ông sinh ra tại Cheyenne, Wyoming, cha ông là 1 kỹ sư làm việc tại hãng đường sắt Union Pacific vì thế ông được cha hướng theo con đường kỹ sư. Khi làm thực tập tại Union Pacific, ông ấn tượng sâu sắc với đợt đình công năm 1922 của công nhân do thiếu tiếp xúc giữa nhà quản lý và công nhân, thúc đẩy ông nghiên cứu sâu hơn về quản lý và các hành vi trong quản lý.

Linkert tốt nghiệp đại học Michigan năm 1926 và nhận bằng tiến sĩ tâm lý học tại đại học Columbia năm 1932. Rensis là sáng lập viên kiêm giám đốc của Viện nghiên cứu xã hội thuộc địa học Michigan từ năm 1946 -1970, sau đó ông về hưu và mở ra Rensis Likert Associates để tư vấn quản lý cho các công ty tập đoàn Ông có 3 tác phẩm chính : Mô thức quản lý mới – 1961, Quản lý tổ chức nhân quần và giá trị của nó – 1967, Con đường mới về giải quyết xung đột trong quản lý – đồng tác giả năm 1967. Linkert cho rằng quản lý, quan trọng nhất là sự lãnh đạo đối với con người.

Ông Rensis Linkert là nhà khoa học hành vi hiện đại của Mỹ. Sau khi đỗ cử nhân văn học G trường Đại học Columbia, ông đến trường Đại học Calife ưia làm nghiên cứu sinh và đỗ tiến sĩ lý học. Trong đại chiến thế giới thứ hai, ông làm việc trong Chính phủ Liên bang Mỹ lần lượt làm Trướng phòng Khảo sát công trình – Bộ Nông nghiệp và Trưởng phòng Tác phong kỷ luật thuộc Cục Điều tra oanh tạc chiến lược của Mỹ.

Ông cảm nhận sâu sắc ưu điểm của việc nhiều nhà khoa học thuộc nhiều ngành cùng nghiên cứu với nhau và nảy sinh ý nghĩ nghiên cứu xã hội một cách tổng hợp. Tháng 10 năm 1946, những người làm công tác nghiên cứu do õng đứng đầu đã xây dựng một trung tàm nghiên cứu tại trường Đại học Columbia do óng làm chủ nhiệm khóa thứ nhất. Sau hai năm, do Kuntơ Luin qua đời, Trung tâm Nghiên cứu động lực quần thể thuộc Học viện Khoa học kỷ thuật sáp nhập với Trung tâm Điều tra nghiên cứu, hình thành Viện Nghiên cứu xã hội trường Đại học Michigan.

Dưới sự lãnh đạo của Rensis Linker!, Viện Nghiên cứu xã hội đã có những cống hiến rõ rệt đối với việc nghiên cứu các vấn đề như khoa học lãnh đạo, hành vi tổ chức, kích thích vật chất và hành vi, sự giao lưu trao đổi và ảnh hưởng của nó, có nhiều đóng góp về mật cải tiến phương pháp nghiên cứu và trở thành cơ quan nghiên cứu có ánh hưởng quan trọng trong lĩnh vực này.

2. Cống hiến của Rensis Linkert

Cống hiến chủ yếu của Rensis Linkert thể hiện ở các mặt: lý luận về lãnh đạo, lý luận kích thích và lý luận tổ chức. Các lác phẩm chính của ông gồm: “Mô thức mới của quản lý” (1961), “Quản lý tổ chức nhân quần và giá trị của nó” (1967), “Con đường mới về việc giải quyết xung đột trong quản lý” (do ông cùng viết với một người khác năm 1967).

Linkert đã nghiên cứu lý luận về lãnh đạo trong nhiều năm. Ông cho rằng trong toàn bộ công tác quản lý, vấn đề quan trọng nhất là sự lãnh đạo đối với con người. Bắt đầu từ năm 1947, nhóm nghiên cứu của Linker! đã đưa ra tư tưởng về hành vi lãnh đạo và ba khái niệm cữ bản liên quan đến nó, thông qua nhiều cuộc điều tra, phỏng vấn công nhân viên ở các doanh nghiệp và nghiên cứu thực nghiệm lâu dài. Trẽn cơ sở thành quả nghiên cứu này, ông đã viết hai tác phẩm “Mô thức mới của quản lý” và “Tổ chức nhân quần”.

Điểm xuất phát cơ bản của công trình nghiên cúu này là tập trung nâng cao và phát huy khả năng của con người trong tổ chúc doanh nghiệp. Theo Linkert, trung tâm hoạt động của doanh nghiệp là cải thiện tổ chức nhân quần, hoặc có thể nói, trung tâm quản lý doanh nghiệp là ở chỗ làm thế nào để quản lý con người. Điểu này ảnh hưởng đến mọi mật hoạt động của doanh nghiệp.

Trong quyển “Tổ chức nhân quần”, Linker! đã phân tích một cách có hệ thống thông qua việc điều tra ở nhiều doanh nghiệp. Ông đã đưa ra đặc trưng miêu lả các kiểu lãnh đạo.

Những đặc trưng này gồm: quá trình lãnh đạo, quá trình kích thích, quá trình giao lưu trao đổi, quá trình tác động lẫn nhau, quá trình quyết sách, quá trình thiết kế mục tiêu, quá trình điều khiển công việc, thành tích, đồng thời dựa vào 8 đặc trưng này để quy ra 4 phương thức lãnh đạo:

– Chuyên chế mệnh lệnh.

– Mệnh lệnh ôn hòa.

– Quản lý kiêu hiệp thương.

– Quản lý với sự tham gia của cấp dưới.

Linkert cho rằng, phương thức thứ nhất phản ánh lý luận quản lý kiểu truyền thống. Phương thức thứ hai và thứ ba về bản chất vẫn chỉ là quản lý kiểu mệnh lệnh hoặc kiểu quyền lực, tuy có khác nhau về mức độ. Chỉ có phương thức thứ tư tức là phương thức lãnh đạo có sự tham gia của cấp dưới mới là phương thức tốt nhất để thực hiện lãnh đạo một cách có hiệu quả, mới có thể xác định mục tiêu của tổ chức một cách chính xác và thực hiện mục tiêu một cách có hiệu quả. Sau nhiều nãm, khi nhớ lại sự phát triển của lý luận về lãnh đạo, Linkert quả quyết phương thức thứ tư mà ông chủ trương đã được ứng dụng và minh chứng rộng rãi.

3. Tác phẩm “Mô thức mới của quản lý”

Với tác phẩm “Mô thức mới của quản lý” được xuất bản năm 1961, là tác phẩm quan trọng trong giai đoạn đầu của Ông Linkert.

Quyển sách này lấy thành quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu xã hội trường Đại học Michigan tiến hành từ năm 1947 làm căn cứ và tổng kết xu thế thay đổi của môi trường kinh doanh ở Mỹ, đặc điểm quản lý của những doanh nghiệp xuất sắc để đưa ra một nguyên lý mới, đồng thời giải thích rõ một cách khá tỉ mỉ, có hệ thống “Lý luận về sự ủng hộ” và cơ cấu tổ chức mới, lấy tập thể công tác làm đơn nguyên cơ bản.

– Về lý luận về lãnh đạo: Ông khái quát bốn mô thức lãnh đạo tổ chức từ mô thức chuyên chế mệnh lệnh đến mô thức dân chủ với sự tham gia của cấp dưới;
– Về phát triển tinh thần tập thế trong tổ chức, làm rõ lợi thế và bất lợi lợi thế của các loại quyết định tập thể và cá nhân.

4. Nội dung học thuyết “Mô thức mới của quản lý” của Linkert

Với nột dung trên cơ sở tổng kết một cách có hệ thống nguyên tắc kinh doanh và thực tiễn của các giám đốc giỏi, ông Linkert đã miêu tả tổng quát cái mà ông gọi là “Hệ thống quản lý mới” (hoặc nguyên lý, chế độ, mô thức).

Ông Linkert nhấn mạnh cần phải lấy việc quản lý nguồn nhân lực làm trung tâm, việc xây dựng thể chế mới về hành vi người lãnh đạo, đồng thời trình bày nổi bật “Lý luận về sự ủng hộ” và “Lý luận về quần thể công tác” nổi tiếng, tức là cơ cấu tổ chức lấy tập thể công tác làm đơn nguyên cơ bản.
– Lý luận về sự ủng hộ : Khái niệm “ủng hộ” ở đây có nghĩa là công nhân viên đặt mình vào môi trường của tổ chức tự cảm nhận và thể nghiệm được sự ủng hộ, trọng thị của lãnh đạo và các bộ phận trong tổ chức đối với mình. Môi trường đó chính là “sự ủng hộ”.
– Ông Linkert cho rằng trách nhiệm của người lãnh đạo là xây dựng sự hiệp tác có hiệu quả của cả tổ chức, coi trọng tác động qua lại giữa các thành viên trong tập thể, làm cho nó có ảnh hưởng tốt đến tập thể và đảm bảo cho mỗi thành viên cảm nhận được sự tôn trọng và ủng hộ chân thực từ tổ chức.
– Quan hệ ủng hộ lẫn nhau được xây dựng giữa các thành viên của tổ chức với nhau cũng như giữa công nhân viên với cán bộ quản lý, nghĩa là xây dựng theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc.
– Một tổ chức có được quan hệ ủng hộ lẫn nhau thì thái độ của nhân viên sẽ tích cực, hiệp tác và hiệu quả công việc được nâng cao.
Đối với “Lý luận về quần thể công tác” Linkert cho rằng phương thức quản lý có khả năng phát huy tiềm lực của con người 1 cách hiệu quả nhất là tổ chức tất cả công nhân viên vào 1 tập thể bao gồm 1 hoặc nhiều điểm…
Ngoài ra, ông Linkert còn đưa ra một cơ cấu tổ chức tập thể. Cơ cấu tổ chức truyền thống là mô thức tác động lẫn nhau của một người đối với một người, tức là mô thức cấp trên đối với cấp dưới đơn thuần. Phương thức quản lý có sự tham gia của cấp dưới lại lựa chọn cơ cấu tổ chức tập thể. Trong cơ cấu này, các tập thể tác nghiệp liên hệ với nhau thông qua những thành viên thuộc tập thể trùng lặp.

5. Quản lý là gì?

Quản lý là việc quản trị của một tổ chức, cho dù đó là một doanh nghiệp, một tổ chức phi lợi nhuận hoặc cơ quan chính phủ. Quản lý bao gồm các hoạt động thiết lập chiến lược của một tổ chức và điều phối các nỗ lực của nhân viên (hoặc tình nguyện viên) để hoàn thành các mục tiêu của mình thông qua việc áp dụng các nguồn lực sẵn có, như tài chính, tự nhiên, công nghệ và nhân lực. Thuật ngữ “quản lý” cũng có thể chỉ những người quản lý một tổ chức.

Các nhà khoa học xã hội học nghiên cứu quản lý như một ngành học thuật, điều tra các lĩnh vực như tổ chức xã hội và lãnh đạo tổ chức. Một số người học quản lý tại các trường cao đẳng hoặc đại học. Các bằng cấp chính về quản lý bao gồm Cử nhân Thương mại (B.Com.) Cử nhân Quản trị kinh doanh (BBA.) Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA.) Và, đối với khu vực công, Thạc sĩ Quản trị Công (MPA). Các cá nhân muốn trở thành chuyên gia quản lý hoặc chuyên gia, nhà nghiên cứu quản lý hoặc giáo sư có thể hoàn thành Tiến sĩ Quản lý (DM), Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh (DBA) hoặc Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh hoặc Quản lý.

Ví dụ khái niệm quản lý được một số tác giải nổi tiếng về rất nhiều cuốn sách bàn đến như sau:

Ví dụ 1: Frederick W.Taylor (1856 – 1915) là một trong những đại biểu xuất sắc của trường phái quản lý theo khoa học. Để trả lời câu hỏi quản lý là gì ông cho rằng: Quản ly là biết được chính xác điêu bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đa hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. Ông đã đưa ra các tư tưởng chính của thuyết quản lý theo khoa học là: Tiêu chuẩn hóa công việc, chuyên môn hóa lao động, cải tạo các hệ quản lý.

Ví dụ 2: Henry Fayol (1841-1925) là người đưa ra thuyết quản lý hành chính ở Pháp, định nghĩa: “Quản lý hành chinh là dự đoán và lập kế hoạch, tô chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra”. Ông là người đầu tiên nêu một cách rõ ràng các yếu tố của quá trình quản lý, cách thức phân tích một quá trình quản lý phức tạp thành các chức năng tương đối độc lập và mang tính phổ biến gồm các chức năng: Dự đoán – Lập kế hoạch; Tổ chức; Điều khiển; Phối hợp; Kiểm tra.

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn)