Luật sư Trần Hồng Phong, công ty luật hợp danh Ecolaw (TP.HCM) cho rằng gia đình của sinh viên bị điện giật chết kia khó có thể kiện đòi bồi thường. Theo Luật sư của LVN Group Phong, vì đây là trường hợp bất khả kháng (bão lụt thiên tai) nên xét ở góc độ lỗi, đây là lỗi hỗn hợp thuộc về các ông: thoát nước, chiếu sáng công cộng, điện lực… và cả ông trời. Do vậy, sẽ rất khó khi xác định bị đơn vì quá nhiều và mơ hồ. Điều này dễ xảy ra tình trạng ông này đổ lỗi tại ông kia, kiểu như có thể dây cáp của tôi chưa tuyệt đối an toàn nhưng nếu không do trời mưa gây lũ lụt, ông thoát nước kém… thì cậu sinh viên kia đã không bị điện giật chết… Cho nên trong vụ này, lỗi chủ quan (của con người) chỉ chiếm một nửa. Tuy nhiên, dù rất thương tâm nhưng kiện là khó, các cơ quan trên nên có một sự hỗ trợ về vật chất cho gia đình người bị nạn.

Đồng quan điểm, Luật sư của LVN Group Nguyễn Trường Sơn, Đoàn Luật sư của LVN Group thành phố cũng cho rằng, đây là trường hợp được miễn trừ trách nhiệm do bất khả kháng, không thể kiện được.

Ngược lại, Luật sư của LVN Group Trịnh Thanh, văn phòng Luật sư người nghèo nhận định, hoàn toàn có thể kiện đòi bồi thường. Theo Luật sư của LVN Group Thanh, đây không thể coi là trường hợp bất khả kháng vì ít nhất, công ty quản lý chiếu sáng công cộng phải có nghĩa vụ kiểm tra, ngăn chặn những nguồn nguy hiểm, đảm bảo an toàn điện cho mọi người. Nói chung ngành điện phải dự liệu được những tình huống như lụt lội vừa qua. Mặt khác, nếu cảm thấy không an toàn, ngành điện có toàn quyền cúp điện khẩn cấp. “Vậy tại sao họ lại không làm?” – ông Thanh lật lại vấn đề. Do vậy, trong trường hợp này, người thân của nạn nhân nên kiện ngay đơn vị quản lý chiếu sáng công cộng, sau đó nếu toà thấy cần thiết sẽ lôi thêm ông thoát nước hay ông điện lực vào.

Theo tìm hiểu của phóng viên SGTT, vào năm 2001, tại xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn có xảy ra một vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại. Nguyên do, con bò sữa của một hộ nông dân khi gặm cỏ gần một trụ điện ngoài đồng (hạ thế) bị điện rò rỉ giật chết. Sau đó, toà án huyện này đã tuyên phạt hai đơn vị (điện lực và viễn thông) phải bồi thường giá trị con bò hơn 20 triệu đồng cho người nông dân nọ. Cho dù, tại toà, không ông bị đơn nào nhận trách nhiệm và lỗi về mình. Tất nhiên, đây không phải thuộc trường hợp bất khả kháng. ( DOÃN KHỞI)

—————————————
Theo một cán bộ của công ty Điện lực thành phố, khoản 2, điều 27 luật Điện lực quy định như sau: trường hợp ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện khẩn cấp do sự cố, do sự kiện bất khả kháng mà bên bán điện không kiểm soát được có nguy cơ làm mất an toàn nghiêm trọng cho người, trang thiết bị hoặc do thiếu nguồn điện đe doạ đến an toàn của hệ thống điện thì đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện được ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện đối với bên mua điện để xử lý. Trong thời hạn 24 giờ phải thông báo cho bên mua điện biết nguyên nhân, dự kiến thời gian cấp điện trở lại.

Ngừng hoặc giảm cung cấp điện khẩn cấp sẽ gồm những trường hợp sau đây: cháy nổ, đứt dây, ngã trụ, quá tải trạm, quá tải đường dây, lụt lội khi cáp không an toàn…
————————————-

( Bài viết này đã được đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị & tại website : sgtt.com.vn ngày 7-11-2008)

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích nghiên cứu, giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)