1. Robert Tannenbaum

Robert Tannenbaum đỗ cử nhân và tiến sĩ ở Học viện Quản lý Công thương nghiệp thuộc Đại học California và đã giảng dạy ở đây một thời gian dài.

Ông còn là giáo sư về phát triển hệ thống nhân tài, đồng thời là cố vấn cho các doanh nghiệp ở Mỹ và các nước khác. Ngoài việc đưa ra phương pháp phân tích giàu tính sáng tạo về lý luận lãnh đạo, ông còn thực hiện nhiều công trình nghiên cứu với kết quả xuất sắc về vấn đề rèn luyện tính nhạy cảm và phát triển tổ chức.

Ông đã có rất nhiều luận văn, đồng thời hợp tác với một số người khác xuất bản cuốn “Lãnh đạo và tổ chức: Một phương pháp của khoa học hành vi” vào năm 1967.

2. Cộng tác giữa Robert Tannenbaum và Warren H. Schmidt

Ông Warren H. Schmidt đã cộng tác với Robert Tannenbaum trong nhiều năm.

Ông Warren H. Schmidt là giáo sư về hành chính học, là cố vấn cho rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân, đã từng phát biểu nhiều luận văn trên các tạp chí khoa học – kỹ thuật và năm 1970 đã xuất bản cuốn “Lĩnh vực mới của tổ chức và quan niệm về giá trị con người”.

3. Quá trình nghiên cứu của Robert Tannenbaum và Warren H. Schmidt

Trong quá trình phát triển của lý luận và thực tiễn quản lý, việc nghiên cứu vấn đề lãnh đạo bao giờ cũng chiếm vị trí rất quan trọng và nổi bật. Rất nhiều học giả và người làm công tác thực tế đã tổng kết, phân tích, thảo luận các khía cạnh của vâh đề lãnh đạo từ nhiều góc độ khác nhau như quyền lực và ảnh hưởng của nó; quyết sách, chế độ và hệ thống lãnh đạo; vai trò, tính chất, chức năng của lãnh đạo; cá tính, nhân cách, sự tu dưỡng và sức mạnh của người lãnh đạo; tài năng và nghệ thuật lãnh đạo; hành vi lãnh đạo; mô thức lãnh đạo; cá nhân và quần thể; sự khích lệ; vấn đề ủy quyền; trao đổi thông tin, các kênh thông tin.

Hai ông đã nghiên cứu việc phân loại, lựa chọn các mô thức lãnh đạo khác nhau, và khoảng tháng 3 – 4 năm 1958 đã công bố luận văn “Làm thế nào để lựa chọn mô thức lãnh đạo?” trên tập san “Bình luận thương mại Harvard”.

Lần đầu tiên, hai ông đã lấy mức độ người lãnh đạo vận dụng chức quyền và mức độ cấp dưới được hưởng quyền tự chủ làm đặc trưng cơ bản để sắp xếp, miêu tả mô thức lãnh đạo khác nhau, đồng thời phân tích những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến phương thức lãnh đạo và phương pháp lựa chọn mô thức lãnh đạo.

Do khi nghiên cứu tác phong và phương thức lãnh đạo, hai ông đã thoát khỏi khuynh hướng “lưỡng cực hóa”, sử dụng ý tưởng về tham số cơ bản tiệm tiến, thống nhất để phản ánh tính đa dạng của những mô thức lãnh đạo tương đối thiết thực với cuộc sống, không khẳng định một cách đơn giản mô thức nào là đúng, mô thức nào là sai.

Lý luận này được mọi người chú ý và nhanh chóng trở thành lý luận “kinh điển” trong việc nghiên cứu vấn đề lãnh đạo của các doanh nghiệp và các loại tổ chức khác, chiếm một vị trí bền vững trong lịch sử phát triển của tư tưởng quản lý. Năm 1973, Robert Tannenbaum và Warren H. Schmidt đã bổ sung, sửa đổi lý luận của những người đi trước, nêu bật tác động qua lại giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo, giữa tổ chức và môi trương xung quanh, làm cho lý luận của mình ngày càng trở nên năng động, giàu sức sống, đồng thời phản ánh được bước phát triển mới của thực tiễn quản lý.

4. Quan niệm của hai ông về lãnh đạo của Giám đốc

Theo Robert Tannenbaum và Warren H. Schmidt, các giám đốc nên lãnh đạo như thê nào?

– Mỗi giám đốc doanh nghiệp hoặc người có trách nhiệm gánh vác, lãnh đạo trong các tổ chức khác nhau đều có cách nghĩ của mình đối với việc làm thế nào để thực hiên sự lãnh đạo.

Có người lãnh đạo cho rằng, phần lớn các vấn đề về công việc đều do cấp dưới tự tìm đáp án, đồng thời dựa vào thực tế để lựa chọn hành động, nên người lãnh đạo chỉ giống như chất xúc tác, thúc đẩy công việc, đồng thời có phản ứng thích hợp với cách nghĩ và cảm giác của cấp dưới, làm cho họ hiểu rõ hoàn cảnh khách quan và nhiệm vụ. Có người lãnh đạo lại cho rằng, việc một cá nhân đưa ra những quyết định liên quan đến quần chúng là ngu xuẩn, rằng người lãnh đạo trước hết phải trưng cầu, thu thập, hỏi han ý kiến của cấp dưới một cách rộng rãi, đồng thời lại phải nhận rõ, không nhầm lẫn việc đó với việc.người lãnh đạo phải giữ quyền quyết định cuối cùng… Đối với mỗi cách nghĩ nói trên, người ta có thể tìm kiếm căn cứ lý luận và nhiều sự thật để chúng minh tính hợp lý của nó, song chúng lại mâu thuẫn nhau, khiến cho mọi người không biết nên đi theo phương hướng nào.

Trên thực tế, đây là tình thế mà các giám đốc thường gặp. Vấn đề trung tâm ở đây là làm thế nào để vừa thể hiện được tác phong “dân chủ”, vừa có thể duy trì sự điều khiển và quyền uy cần thiết trong việc giải quyết mối quan hệ với cấp dưới?

Năm 1958, khi Tannenbaum và Schmidt phát biểu luận vãn “kinh điển” của họ, hai ông đã đưa ra một câu hỏi, coi như một tiêu đề phụ, đó là: Trong quan hệ với cấp dưới, giám đốc nên là một người dân chủ hay độc tài, hay là trung gian giữa hai loại hình này?

Hai ông cho rằng, khi lựa chọn mô thức lãnh đạo, cần phải phân tích nhiều loại mô thức, phải suy nghĩ đến những nhân tố có liên quan và làm thế nào đê’ cân bằng được mục tiêu lâu dài và nhu cầu trước mắt.

5. Giám đốc, lãnh đạo

a. Giám đốc

Đối với công ty sẽ có chức danh công ty (thường được gọi là chức vụ doanh nghiệp) là các chức danh được trao cho các cá nhân trong một doanh nghiệp tùy thuộc vào vai trò của họ và cũng thể hiện nhiệm vụ và trách nhiệm trong vai trò cụ thể đó.

Khi một Doanh nghiệp càng lớn thì càng có nhiều danh hiệu như CEO, COO và giám đốc điều hành.

Những người có vai trò cao hơn trong một công ty như các vị trí ưu tú thường được gọi là “Tổng” và những người có vai trò thấp hơn trong công ty là những nhân viên đơn giản thực hiện các công việc hàng ngày. Có rất nhiều chức vụ trong một công ty như giám đốc điều hành, tổng giám đốc điều hành, giám đốc công ty và chủ tịch.

Cấu trúc doanh nghiệp bao gồm bốn lĩnh vực chính:

– Ban giám đốc- giám sát một bộ phận và duy trì khu vực trách nhiệm hoạt động đầy đủ là bên cạnh các giám đốc điều hành cấp C trong hệ thống phân cấp công việc của công ty. Họ giám sát các nhiệm vụ hàng ngày của doanh nghiệp hoặc công ty.

– Nhân viên- Vai trò này được xếp hạng ở cuối cấu trúc. Nhân viên làm việc trên các công việc và mục tiêu hàng ngày hoặc trong một nhóm hoặc nhắm mục tiêu riêng cho mục tiêu chung đó

Vậy, giám đốc là một người từ một nhóm người quản lý dẫn dắt hoặc giám sát một khu vực cụ thể của một công ty. Các công ty sử dụng thuật ngữ này thường có nhiều giám đốc trải rộng trên các chức năng hoặc vai trò kinh doanh khác nhau (ví dụ: giám đốc nhân sự).

Giám đốc thường báo cáo trực tiếp cho phó chủ tịch hoặc giám đốc điều hành trực tiếp để cho họ biết tiến độ của tổ chức. Các tổ chức lớn đôi khi cũng có trợ lý giám đốc hoặc phó giám đốc.

Giám đốc thường đề cập đến cấp điều hành thấp nhất trong một tổ chức, nhưng nhiều công ty lớn sử dụng chức danh phó giám đốc thường xuyên hơn. Một số công ty cũng có giám đốc vùng và giám đốc khu vực. Giám đốc vùng có mặt tại các công ty được tổ chức theo địa điểm và có phòng ban của họ theo đó. Họ chịu trách nhiệm về các hoạt động cho quốc gia cụ thể của họ. Mặc dù các giám đốc là giai đoạn đầu tiên trong nhóm điều hành, giám đốc khu vực được coi là cao hơn, dựa trên khu vực kiểm soát của họ.

Với giám đốc sẽ có nhiều chức năng, vai trò khác nhau.

Ví dụ 1: Trách nhiệm, nhiệm vụ của giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn:

Với nhiệm vụ của giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn này được quy định tại Điều 64 Luật doanh nghiệp 2014 như ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, trình báo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên, ký kết các hợp đồng, xây dựng phương án cơ cấu tổ chức công ty, miễn nhiệm, bãi nhiệm, bổ nhiệm các chức doanh trong công ty,…

Ví dụ 2: Trách nhiệm, nhiệm vụ giám đốc công ty cổ phần

Chức năng nhiệm vụ của giám đốc công ty cổ phần được quy định tại Điều 157 Luật doanh nghiệp 2014 như thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị, quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, tuyển dụng lao đồng, quyết định các vấn đề tiền lương và quyền lợi khác cho người lao động trong công ty, quản lý quy chế nội bộ công ty, kiến nghị các phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh,….

b. Lãnh đạo

Lãnh đạo được hiểu là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là quá trình sử dụng và phối hợp hoạt động của các cá nhân trong tổ chức bằng cách gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ chức – nhân sự.

Trong một đám đông lãnh đạo luôn có những nét nổi bật và khác biệt so với người bình thường. Có rất nhiều điểm giúp chúng ta nhận ra đâu là một nhà lãnh đạo thực sự. Vậy Đặc điểm của người lãnh đạo là gì?

Dưới đây sẽ là một số đặc điểm của một người lãnh đạo thực thụ.

– Lãnh đạo là người có tầm nhìn. Lãnh đạo bắt buộc phải là người có tầm nhìn xa trông rộng, họ luôn có tầm nhìn và tầm hiểu biết rất bao quát. Họ nhìn thấy những điều mà người bình thường không thấy. Người lãnh đạo giỏi là người nhìn thấy tương lai của tổ chức, họ có giấc mơ lớn. Và biết cần làm gì để đưa tổ chức của mình đi đúng hướng.

– Lãnh đạo là người truyền cảm hứng. Thông thường người lãnh đạo là người không trực tiếp tham gia trinh chiến. Họ là người giỏi tạo cảm hứng, họ dẫn dắt đội nhóm của mình cùng tham gia hành động vì mục tiêu chung. Thường những người lãnh đạo có những quản lý giỏi những người kề vai sát cánh là chiến tướng của các lãnh đạo. Những người quản lý sẽ thay họ thực hiện những mục tiên nhỏ.

– Lãnh đạo giỏi hoạch định chiến lược. Một người lãnh đạo không chỉ có tầm nhìn xa trông rộng. Họ còn là người giỏi hoạch định chiến lược. Họ biết làm thế nào để phân bổ nguồn lực mà mình đang có hợp lý. Họ biết làm sao để tạo ra những chiến thuật để giải quyết những bài toán cụ thể. Nhưng người lãnh đạo thường là người không giỏi thực thi.

– Lãnh đạo là thiên tài về huấn luyện. Những người lãnh đạo thường là những người có khả năng chiêu mộ và xây dựng đội ngũ cực tốt. Họ thành lập và đạo tạo đội ngũ của mình, không chỉ ở chuyên môn, việc gắn kết, và tạo tầm nhìn chung là vô cùng quan trọng.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn)