1. Khi nào được rút ngắn thời gian thử thách ?
Thưa Luật sư của LVN Group, tôi có đứa em trai bị xử về tội Hủy hoại tài sản của người khác. Do em tôi đã tự nguyên sửa chữa lỗi lầm và bồi thường rồi nên được Tòa xem xét cho hưởng án treo 2 năm và thời gian thử thách 3 năm. Đến tháng 6/2021 này là em tôi kết thúc thời gian chấp hành án treo.
Tôi muốn hỏi xem liệu có thể rút ngắn khoảng thời gian thử thách lại không? Nếu có thì cần đáp ứng điều kiện gì?
Xin cảm ơn!
>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Tại Khoản 4 Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định như sau:
Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
Ngoài ra, tại Điều 8 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP thì:
1. Người được hưởng án treo có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo;
b) Có nhiều tiến bộ được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm pháp luật, các nghĩa vụ theo Luật Thi hành án hình sự; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.
c) Được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.
Đây là những điều kiện mà em bạn cần phải có đủ để có được rút ngăn thời gian thử thách của án treo. Nếu thiếu 1 trong những trường hợp trên thì chưa đạt điều kiện. Cụ thể, với trường hợp của bạn thì tháng 6 em bạn mới chấp hành xong án treo, do đó,em bạn cần đáp ứng những điều kiện sau:
– Chấp hành thêm 6 tháng thử thách
– Chấp hành nghiêm pháp luật, các nghĩa vụ theo Luật Thi hành án hình sự; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.
– Được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.
2. Có được rút ngắn hết thời gian thử thách án treo hay không ?
Thưa Luật sư của LVN Group, chồng tôi được hưởng án treo 18 tháng với thời gian thử thách 3 năm. Hiện tại chồng tôi đã chấp hành xong 18 tháng của án treo kia và được 8 tháng thử thách nữa rồi. Xin hỏi chồng tôi có thể làm đơn xin tòa án giảm nốt cái thời gian thử thách còn lại kia không?
Xin cảm ơn Luật sư!
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật thi hành án hình sự năm 2019,
Trường hợp thời gian thử thách còn lại không quá 01 tháng thì có thể được rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế đã chấp hành ba phần tư thời gian thử thách.
Với câu hỏi của bạn, hiện tại thì chồng bạn đã chấp hành đc 26 tháng thử thách, tuy nhiên vẫn còn 10 tháng nữa chưa chấp hành. Trong trường hợp chồng bạn không thuộc trường hợp bị bệnh hiểm nghèo hay lập công thì bắt buộc phải chấp hành, trường hợp thời gian thử thách còn lại không quá 01 tháng thì có thể được rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại.
3. Quy định về số lần rút ngắn thời gian thử thách ?
Chào Luật sư, tôi là Nam đang công tác tại Quảng Bình, tôi có anh trai vừa hết hạn án treo 6 tháng nhưng và còn 6 tháng thử thách nữa. Vừa rồi tháng 2/2020 tôi có đơn xin rút ngắn thời gian thử thách và được Tòa chấp nhận cho giảm 3 tháng thử thách. Như vậy, trong hiện tại tôi chỉ còn 3 tháng nữa là hết thời gian thử thách, nếu tôi cố gắng lao động, sửa chữa lỗi lầm thì tôi có thể làm đơn xin giảm thời gian thử thách còn lại nữa không?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật THAHS 2019, Khoản 2 Điều 8 Nghi quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định về mức rút ngắn thời gian thử thách như sau:
2. Người được hưởng án treo chỉ được xét rút ngắn thời gian thử thách mỗi năm 01 lần, mỗi lần từ 01 tháng đến 01 năm. Trường hợp thời gian thử thách còn lại không quá 01 tháng thì có thể được rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế đã chấp hành ba phần tư thời gian thử thách.
Như vậy, luật quy định người được hưởng án treo chỉ được xét rút ngắn thời gian thử thách mỗi năm 01 lần, mỗi lần từ 01 tháng đến 01 năm. Trong câu hỏi của bạn, anh trai bạn tháng 2/2020 đã được Tòa quyết định rút ngắn 2 tháng rồi thì từ đó đến tháng 5/2020 thì bạn phải tiếp tục chấp hành thời gian thử thách mà không được rút ngắn thêm. Luật cũng quy định người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế đã chấp hành ba phần tư thời gian thử thách.
4. Phạm tội lần đầu có được rút ngắn thời gian thử thách không?
Thưa Luật sư của LVN Group, con trai tôi trước giờ chưa tiền án tiền sự gì, vừa rồi nó gây gổ đánh nhau với bạn bè nên đã bị tù treo 1 năm về tội cố ý gây thương tích + thêm 24 tháng thử thách.
Vậy nếu con tôi phạm tội lần đầu thì có thể xin rút ngắn thời gian thử thách xuống không ?
Xin cảm ơn Luật sư!
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 8 NQ 02/2018/NQ-HĐTP thì Người được hưởng án treo có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo;
b) Có nhiều tiến bộ được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm pháp luật, các nghĩa vụ theo Luật Thi hành án hình sự; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.
c) Được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.
Như vậy, nếu con bạn đã chấp hành được ít nhất 1/2 thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ được cơ quan có thẩm quyền khen thưởng thì được rút ngắn thời gian thử thách. Phạm tội lần đầu không phải là căn cứ để rút ngắn thời gian thử thách.
5. Bị ung thư giai đoạn cuối có được miễn thời gian thử thách còn lại ?
Thưa Luật sư của LVN Group. Vợ tôi có bị kết án về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và được Tòa xem xét cho hưởng án treo 8 tháng, thử thách 1 năm. Vừa hết thời gian 8 tháng án treo thì vợ tôi phat hiện ra mình bị ung thư, kiểm tra thì phát hiện đã giai đoạn cuối, Hiện tại tình hình sức khỏe của vợ tôi như vậy, liệu vợ tôi có thể được miễn hết thời gian thử thách còn lại không ?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 89 Luật THAHS 2019:
1. Người được hưởng án treo được đề nghị rút ngắn thời gian thử thách khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách;
b) Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 87 của Luật này; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động, bảo vệ an ninh, trật tự được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.
3. Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc bị bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án có thể rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC thì:
Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại.
Lập công là trường hợp người được hưởng án treo có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản của Nhà nước, tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn; có những sáng kiến có giá trị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xác nhận.
Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.
Như vậy, với thông tin bạn cung cấp thì vợ bạn bị ung thư giai đoạn cuối và đã chấp hành được nhiều hơn 1/2 thời gian thử thách, do đó, bạn có thể làm đơn đề nghị rút hết thời gian thử thách còn lại.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.