1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách “Bàn về tinh thần pháp luật” của Montesquieu do Hoàng Thanh Đạm dịch.

Montesquieu (phiên âm tiếng Việt là Mông-te-xki-ơ) sinh ngày 18/1/1689 tại Bordeaux – mất ngày 10 tháng 2 năm 1755 tại Paris là một nhà bình luận xã hội và tư tưởng chính trị Pháp sống trong thời đại Khai sáng, ông thường được biết đến dưới tên Montesquieu. Ông nổi tiếng với lý thuyết Tam quyền phân lập.

Tác phẩm “Bàn về tinh thần pháp luật được Montesquieu biên soạn và cho ra đời vào tháng 10 năm 1748. Ở tác phẩm “Bàn về tinh thần pháp luật”, Nontesquieu không nghiên cứu luật pháp như một nhà luật học thuần túy mà nghiên cứu cái hồn, cái tinh thần của pháp luật. Đây là tác phẩm mang tính triết học sâu sắc.

Tác phẩm “Bàn về tinh thần pháp luật được dịch lần đàu bởi Trịnh Xuân Ngạn, tuy nhiên chỉ được dịch giới hạn 18 Quyển, 38 Chương. Đến năm 2004, Hoàng Thanh Đạm mới chuyển ngữ đầy đủ 31 Quyển, 168 chương của quyển sách này và xuất bản lần đầu năm 2006. Cho đến nay bản dịch của Hoàng Thanh Đạm đã được tái bản nhiều lần.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Bàn về tinh thần pháp luật - Montesquieu

Bàn về tinh thần pháp luật

Tác giả: Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch)

Nhà xuất bản Thế Giới

3. Tổng quan nội dung sách

Cuốn sách “Bàn về tinh thần pháp luật” do Hoàng Thanh Đạm dịch có cấu trúc nội dung như sau:

1. Tiểu sử Montesquieu và những sự kiện trọng đại trong thời đại của ông

2. Tiểu dẫn về quá trình Montesquieu chuẩn bị soạn thảo Bàn về tinh thần pháp luật

3. Lời cầu nguyện các Nữ thần đồng trinh trên núi Piérie

4. Lời tựa

5. Lời nói đầu

Quyển 1. Bàn về pháp luật nói chung

Quyển 2. Pháp luật rút trực tiếp từ trong bản chất của chính trị

Quyển 3. Bàn về những nguyên tắc của ba loại chính thể

Quyển 4. Luật về giáo dục phải tương ứng với nguyên tắc của chế độ

Quyển 5. Các luật do nhà lập pháp đưa ra phải tương ứng với nguyên tắc của chính thể

Quyển 6. Hệ quả của các nguyên tắc trong mối liên quan đến việc đơn giản hóa các luật dân sự, hình sự, hình thức xét xử và phương thức trừng phạt

Quyển 7. Hệ quả của các nguyên tắc khác nhau trong ba chính thể liên quan tới luật hạn chế xa hoa và điều kiện phụ nữ

Quyển 8. Sự sa đọa trong nguyên tắc của ba loại chính thể

Quyển 9. Pháp luật trong quan hệ với lực lượng phòng thủ

Quyển 10. Các luật trong quan hệ với lực lượng tấn công

Quyển 11. Các luật tạo ra tự do chính trị trong mối quan hệ với Hiến pháp

Quyển 12. Các luật tạo ra sự tự do chính trị trong mối quan hệ với công dân

Quyển 13. Tự do trong quan hệ giữa mức đóng góp với sự dồi dào của thu nhập công cộng

Quyển 14. Pháp luật trong quan hệ với khi hậu tự nhiên

Quyền 15. Luật nô lệ dân sự có quan hệ như thế nào với tính chất của khí hậu

Quyển 16. Luật nô lệ trong gia đình quan hệ thế nào với tính chất xã hội

Quyển 17. Các luật phục vụ chính trị trong quan hệ với khí hậu

Quyển 18. Các luật trong quan hệ với tính chất đất đai

Quyển 19. Pháp luật trong quan hệ với những nguyên tắc tạo ra tính cách chung, tức là phong tục tập quán của dân tộc

Quyển 20. Xét về bản chất và đặc điểm các luật trong quan hệ thương mại

Quyển 21. Pháp luật trong mối quan hệ với thương mại khi có các cuộc biến đổi lớn trên thế giới

Quyển 22. Pháp luật trong quan hệ với việc sử dụng tiền tệ

Quyển 23. Pháp luật trong quan hệ với dân số

Quyển 24. Pháp luật trong tương quan với tôn giáo các nước

Quyển 25. Pháp luật trong quan hệ với việc thiết lập tôn giáo ở mỗi nước và chính sách đối ngoại của tôn giáo

Quyền 26. Pháp luật trong quan hệ tất yếu với sự vật làm cơ sở xây dựng nên pháp luật

Quyển 27. Nguồn gốc và các cuộc cách mạng trong luật La Mã về quyền thừa kế

Quyển 28. Về nguồn gốc và những cuộc cách mạng trong các luật của người Pháp

Quyển 29. Các soạn thảo luật

Quyền 30. Lý thuyết của luật phong kiến ở Pháp trong mối tương quan với việc thiết lập nền dân chủ

Quyển 31. Lý thuyết luật pháp phong kiến của người Francs trong mối quan hệ với các cuộc cách mạng thời quân chủ

Phụ lục I. Bản vệ Bàn về tinh thần pháp luật

Phụ lục II. Tóm tắt Bàn về tinh thần pháp luật của Montessquieu

Phụ lục III. Những lời bình về tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật

Phần IV. Những bức thư Ba Tư

Phụ lục V, Nhận định về nguyên nhân cường thịnh và suy vong của La Mã

Phụ lục VI. Hai tác phẩm văn học của Montesquieu

Phụ lục VII. Chú giải tên riêng

Có rất nhiều tranh luận về cách bố cục sách “Bàn về tinh thần pháp luật”. Có học giả cho rằng đó là bố cục hợp với một lý luận cực kỳ chặt chẽ. Tuy nhiên có nhà phê bình thì cho rằng, Montesquieu viết không theo một bố cục nào cả. Được đánh giá là viết không có phương pháp, cách sắp xếp các Quyển, Chương không thực sự logic, có những quyển có rất nhiều chương, có Quyển chỉ có 1 chương điều này khiến người đọc khó nắm bắt được mạch của tác phẩm nếu không đọc một cách cẩn thận, chăm chú, Chỉ khi đia vào đọc từng câu, ,từng chữ, nghiền ngẫm, ta dần cảm nhận được cái hay, cái thấu đáo, cái tinh thần của tác phẩm, đạo đức của tác giả khi viết tác phẩm này.

Có thể chia tác phẩm thành 5 phần:

Phần 1: Quyền 1 đến Quyển 10: Montesquieu bàn về luật của tự nhiên, luật con người, những nguyên nhân chính trị quyết định luật pháp; ông cũng định nghĩa 3 hình thức chính thể (Quyển 2) và những nguyên tắc của nó (Quyển 3); các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn vong của 3 chính thể: giáo dục (Quyển 4, các luật có liên quan, hệ thống an ninh (Quyển 9), hệ thống phòng thủ (Quyển 10) và sự sa đọa của 3 chính thể (Quyển 8)

Phần 2. Quyển 11 đến Quyền 13: ông tiếp tục nghiên cứu những yếu tố chính trị bằng cách phân tích trước hết những luật lệ nào cần thiết trong 3 loại chính thể; bàn về tự do chính trị (tam quyền phân lập – Quyển 11: tự do chính trị trong mối quan hệ với hiến pháp) và tự do công dân (quyển 12: tự do chính trị trong mối quan hệ với công dân)

Phần 3. Quyển 14 đến Quyển 19: Montesquieu chứng minh những yếu tố có tính chất vật chất (khí hậu, đất đai) hay tinh thần (tập quán, phong tục của một nước) tham gia vào việc tạo thành luật pháp.

Phần 4. Từ Quyển 21 đến Quyển 25: Mối quan hệ của pháp luật với thương mại, với việc sử dụng tiền tệ, với dân số, với tôn giáo các nước.

Phần 5. Quyển 26 đến Quyển 31. Bàn về cơ sở xây dựng nên pháp luật và bàn về nước Pháp

4. Đánh giá bạn đọc

Bàn về tinh thần pháp luật là tuyệt tác triết học của Montesquieu là một trong những tác phẩm vĩ đại trong lịch sử luật học. Mục đích cuốn sách như chính tác giả đã nêu, là: Trình bày những nguyên nhân quyết định nền pháp lý cho mỗi quốc gia; trình bày sự phù hợp cần thiết giữa luật lệ và chế độ cai trị của một nước; trình ày những quan hệ giữa các luật lệ với nhau. Ông đã phải mất gần 20 năm cho tác phẩm này.

Bàn về tinh thần pháp luật của Montesquieu cùng với Bàn về Khế ước xã hội của Rousseau được coi là bộ đôi tác phẩm “xây dựng lý thuyết về xã hội công dân và nhà nước pháp quyền, dẫn tới cuộc Đại cách mạng Pháp 1789”. Những giá trị kinh điển của hai tác phẩm cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và được coi như những tinh hoa tư tưởng của nhân loại.

Giới thiệu nội dung Quyển 1:

Quyển 1 tác giả phân tích luật của con người trong tương quan với luật thiên nhiên: “Mọi vật đều có luật của nó. Từ thế giới thần linh đến thế giới vật chất, từ những trí tuệ siêu việt cho đến loài vật và loài người đều có luật của nó… Không có quy luật thì thế giưới không tồn tại… Trước khi con người hình thành xã hội thì đã có những quan hệ về sự công bằng tất yếu rồi”

Trong đó “luật tự nhiên đầu tiên của con người là hòa bình”, thứ hai là quy luật “tự nuôi sống”, thứ ba là “lời cầu khẩn tự nhiên mà nam nữ mong muốn bên nhau”, thứ tư là “mong muốn sống thành xã hội”.

Khi con người đã sống thành xã hội và có sự tương quan lẫn nhau sẽ đòi hỏi phải có luật dân sự, luật chính trị và sau đố là công pháp quốc tế khi các dân tộc tương tác với nhau.

“Con người sinh ra để sinh sống trong xã hội, những có thể quên mất cả đồng loại nên các nhà lập pháp phải nhắc nhở họ nhớ đến nghĩa vụ bằng các luật chính trị và dân sự”. Những luật do con người đặt ra phải dựa trên nguyên tắc đúng đắn của luật thiên nhiên: “Mỗi một dân tộc trong hòa bình phải làm điều tốt nhất; trong chiens tranh phải cố hết sức làm ít điều xấu nhất”.

5. Kết luận

Montesquieu – nhà tư tưởng chính trị, nhà triết học Khai sáng người Pháp. Ông được biết đến với các tác phẩm hưởng tới tinh thần đấu tranh, xây dựng một xã hội không còn áp bức, bất công; một xã hội đem lại tự do, hòa bình cho nhân loại. Tên tuổi Montesquieu đặc biệt gắn liền với Bàn về tinh thần pháp luật, một ngọn đuốc trong khoa học xã hội, một lần được thắp lên thì sẽ không bao giờ tắt.

Những người học luật, làm nghề luật nên đọc một lần trong đời tác phẩm “Bàn về tinh thần pháp luật” của Montesquieu.

“Mỗi một dân tộc trong hòa bình phải làm điều tốt nhất; trong chiến tranh phải cố hết sức làm ít điều xấu nhất” là lời văn mà tôi ấn tượng nhất khi đọc Quyển 1 của tác phẩm “Bàn về tinh thần pháp luật”.

Hy vọng những thông tin trên đây là kênh đánh giá sách hiệu quả và tin cậy đối với bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, hãy lan tỏa đến với nhiều người hơn để những cuốn sách hay và bổ ích đến tay những người cần.

Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Bàn về tinh thần pháp luật” của Montesquieu do Hoàng Thanh Đạm dịch.

Chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật và giới thiệu nội dung những cuốn sách luật hay trong chuyên mục “Sách luật” trong thời gian tới. Rất mọng được bạn đọc quan tâm và theo dõi.

Những lời bình luận đắt giá về tác phẩm “Bàn về tinh thần pháp luật”

“Tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật sẽ là một công trình bất tử nói lên tài năng và đức hạnh của tác giả. Nó đánh dấu một giai đoạn không thể nào quyên của lịch sử triết học trong quá trình tiến bộ của lý trí giữa thế kỷ này” – J.R. d’Alembert

“Đó là cuốn sách chính xác, sâu sắc, hùng biện. Đó là một trong những tác phẩm triết học có ảnh hưởng lâu dài đến vận mệnh loài người” – M.J. Chénier