1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách “Bộ luật lao động – Chế độ, chính sách mới hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động năm 2022” do các tác giả Tăng Bình và Ái Phương hệ thống.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Bộ luật lao động - Chế độ, chính sách mới hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động năm 2022

Bộ luật lao động – Chế độ, chính sách mới hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động năm 2022

Tác giả: Tăng Bình và Ái Phương

Nhà xuất bản Hồng Đức

3. Tổng quan nội dung sách

Hệ thống pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội là lĩnh vực vô cùng quan trọng luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Để tạo một hành lang pháp lý đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn, ngày 20/11/2019 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đã thông qua Bộ Luật lao động 2019, đây là một bộ luật rất quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với việc xây dựng quan hệ lao động và phát triển lực lượng lao động.

Bên cạnh đó, chế độ, chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội đã không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, ngày càng phù hợp hơn; góp phần quan trọng vào nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội…

Nhằm tạo lập một khuôn khổ pháp lý đồng bộ, có hệ thống từ luật, nghị định đến thông tư, giúp bạn đọc nắm vững các nghiệp vụ và đáp ứng được mục đích tra cứu trong quá trình làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp về Luật Lao Động, Nhà Xuất bản Hồng Đức cho xuất bản cuốn sách: “Bộ luật lao động – Chế độ, chính sách mới hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động năm 2022″

Nội dung cuốn sách gồm các phần sau:

Phần thứ nhất. Bộ luật lao động

Phần thứ hai. Quy định chi tiết và hướng dẫn về tuyển dụng lao động, quản lý lao động và hợp đồng lao động

Phần thứ ba. Quy định chi tiết và hướng dẫn đối thoại tại nơi làm việc, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể

Phần thứ tư. Quy định chi tiết và hướng dẫn về tiền lương

Phần thứ năm. Quy định chi tiết và hướng dẫn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Phần thứ sáu. Quy định chi tiết và hướng dẫn về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

Phần thứ bảy. Quy định chi tiết và hướng dẫn đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới

Phần thứ tám. Quy định chi tiết và hướng dẫn lao động chưa thành niên và một số lao động khác

Phần thứ chín. Quy định chi tiết và hướng dẫn giải quyết tranh chấp lao động

Phần thứ mười. Chế độ được hưởng của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội

Phần thứ mười một. Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19

4. Đánh giá bạn đọc

Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021 với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung so với Bộ luật lao động cũ, cùng với đó các văn bản hướng dẫn thi hành chi tiết cũng được ban hành để kịp thời triển khai thực hiện thống nhất. 

Cuốn sách đã được các tác giả hệ thống khá toàn diện và cũng đã tập hợp những văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn mới nhất (2022) về các chế độ, chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động thuận tiện cho bạn đọc tra cứu, tìm hiểu và triển khai áp dụng.

Cuốn sách góp phần phổ biến các chính sách pháp luật lao động mới của nhà nước tới đông đảo bạn đọc.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách Bộ luật lao động – Chế độ, chính sách mới hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động năm 2022“.

Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.0191 của Luật LVN Group, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!

Dưới đây là quy định hướng dẫn xử lý hợp đồng lao động vô hiệu tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP để bạn đọc tham khảo:

Cách thức xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần

Việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần, người sử dụng lao động và người lao động tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho phù hợp với thỏa ước lao động tập thể và pháp luật.

2. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong thời gian từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi hợp đồng lao động được sửa đổi, bổ sung thì được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng, trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trường hợp hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì hai bên phải thỏa thuận lại mức lương cho đúng quy định và người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận lại so với tiền lương trong hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để hoàn trả cho người lao động tương ứng với thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu.

3. Trường hợp hai bên không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu thì:

a) Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của hai bên từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo khoản 2 Điều này;

c) Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;

d) Thời gian làm việc của người lao động theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.

4. Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Cách thức xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ, người lao động và người sử dụng lao động ký lại hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật.

2. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi hợp đồng lao động được ký lại thực hiện như sau:

a) Nếu quyền, lợi ích của mỗi bên trong hợp đồng lao động không thấp hơn quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động được thực hiện theo nội dung hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu;

b) Nếu hợp đồng lao động có nội dung về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của mỗi bên vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến phần nội dung khác của hợp đồng lao động thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động thực hiện theo khoản 2 Điều 9 Nghị định này;

c) Thời gian người lao động làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian làm việc của người lao động cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Trường hợp không ký lại hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì:

a) Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

4. Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Cách thức xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật hoặc công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm

1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ, người lao động và người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động mới theo đúng quy định của pháp luật.

2. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi giao kết hợp đồng lao động mới thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.

3. Trường hợp hai bên không giao kết hợp đồng lao động mới thì:

a) Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo khoản 2 Điều này;

c) Người sử dụng lao động trả cho người lao động một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng cứ mỗi năm làm việc ít nhất bằng một tháng lương tối thiểu vùng theo tháng áp dụng đối với địa bàn người lao động làm việc do Chính phủ quy định tại thời điểm quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Thời gian làm việc của người lao động để tính trợ cấp là thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu xác định theo điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định này;

d) Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc đối với các hợp đồng lao động trước hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu theo quy định tại Điều 8 Nghị định này, nếu có.

4. Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật hoặc công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.