1. Giới thiệu tác giả
Cuốn “Cẩm nang nghiệp vụ công tác thư viện và văn thư lưu trữ – Hướng dẫn quy tắc trình bày thể thức, kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính” được biên soạn bởi tác giả Vũ Thu Phương.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Cẩm nang nghiệp vụ công tác thư viện và văn thư lưu trữ – Hướng dẫn quy tắc trình bày thể thức, kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính
Tác giả: Vũ Thu Phương
Nhà xuất bản Lao Động
3. Tổng quan nội dung sách
Ngày nay, cuộc sống của chúng ta đang thay đổi chóng mặt với rất nhiều những cải tổ về công nghệ ở mọi lĩnh vực và sự bùng nổ thông tin. Những thay đổi này đặt ra những thách thức về việc định hướng, chọn lọc thông tin và ảnh hưởng trực tiếp tới văn hóa đọc, văn hóa nghe – nhìn của học sinh. Chính vì vậy, cán bộ thư viện (CBTV) trường học phải là người năng động và sáng tạo, nắm giữ nhiều vai trò quan trọng với nhiều kỹ năng khác nhau mới có thể thực hiện tốt công việc của mình.
Tài liệu lưu trữ là nguồn sử liệu chính xác, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu, hoạch định chính sách, chiến lược phục vụ phát triển kinh tế – xã hội phản ánh toàn bộ lịch sử hình thành, phát triển cũng như đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương. Mỗi tổ chức cần hiểu rõ vai trò của công tác văn thư lưu trữ để bảo vệ an toàn và sử dụng tài liệu lưu trữ một cách có hiệu quả, nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội… Tài liệu lưu trữ phải được lựa chọn, sắp xếp và bảo quản theo quy định của pháp luật, đáp ứng kịp thời các yêu cầu nghiên cứu, sử dụng tài liệu lưu trữ.
Nhằm nâng cao công tác chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên thư viện, lưu trữ, nhân viên hành chính, văn thư tại các cơ quan, đơn vị, Nhà xuất bản Lao Động giới thiệu cuốn sách: Cẩm nang nghiệp vụ công tác thư viện và văn thư lưu trữ – Hướng dẫn quy tắc trình bày thể thức, kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính.
Cuốn sách gồm các phần chính sau:
Phần thứ nhất. Luật thư viện và văn bản hướng dẫn thi hành
Phần thứ hai. Luật lưu trữ và văn bản hướng dẫn thi hành
Phần thứ ba. Quy định về công tác văn thư và thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản
Phần thứ tư. Quy định chi tiết thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Phần thứ năm. Tuyển chọn mẫu hợp đồng thường dùng trong các cơ quan, đơn vị
4. Đánh giá bạn đọc
Công tác thư viện và công tác văn thư lưu trữ tuy không phải là hoạt động nổi bật mang tính kinh tế nhưng nó là hoạt động khoogn thể thiếu trong xã hội. Công tác thư viện, văn thư lưu trữ hiệu quả đều phục thuộc vào chuyên môn nghiệp vụ của người phụ trách. Do đó, việc bồi dưỡng và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thư viện, người phụ trách văn thư lưu trữ là điều cần thiết trong thời đại công nghệ số hiện nay.
Cuốn sách đã được tác giả hệ thống những quy định pháp luật mới nhất về quản lý công tác thư viện và văn thư lưu trữ thuận tiện cho bạn đọc là người phục trách công tác thư viện, văn thư lưu trữ cập nhật, tìm hiểu và áp dụng. Bên cạnh đó tác giả còn trình bày thêm nhiều mẫu hợp đồng thường dùng trong cơ quan, đơn vị như: hợp đồng lao động, hợp đồng thử việc, phụ lục hợp đồng lao động, hợp đồng cộng tác viên, hợp đồng làm việc, hợp đồng ủy quyền, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng thuê tổ chức sự kiện, hợp đồng thuê nhà kinh doanh, hợp đồng dịch vụ pháp lý, hợp đồng dịch vụ kế toán, hợp đồng dịch vụ trưng bày giới thiệu sản phẩm…. rất hữu ích đối với người đọc.
Cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị thực tiễn đối với bạn đọc, nhất là đối với người phụ trách công tác thư viện, văn thư lưu trữ trong các cơ quan, đơn vị, trường học.
5. Kết luận
Luật LVN Group lưu ý bạn đọc, đối với những cuốn sách hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thường được tổng hợp những văn bản còn hiệu lực thi hành tại thời điểm ấn hành sách, song theo thời gian khi các chính sách này sửa đổi, thay thế thì nhược điểm của sách là không thể cập nhật cho người đọc biết được. Do đó, sau thời điểm ấn hành sách, bạn đọc sử dụng sách cần kiểm tra lại hiệu lực thi hành của văn bản được dẫn trong cuốn sách để đảm bảo lựa chọn và áp dụng đúng quy định còn hiệu lực.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “ Cẩm nang nghiệp vụ công tác thư viện và văn thư lưu trữ – Hướng dẫn quy tắc trình bày thể thức, kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính”.
Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.0191 của Luật LVN Group, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!
Câu hỏi 1: Nguyên tắc và yêu cầu quản lý trong công tác văn thư là gì?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, Nguyên tắc, yêu cầu quản lý công tác văn thư được quy định như sau:
Nguyên tắc: Công tác văn thư được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu:
a) Văn bản của cơ quan, tổ chức phải được soạn thảo và ban hành đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật: Đối với văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đối với văn bản chuyên ngành do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực căn cứ Nghị định này để quy định cho phù hợp; đối với văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định này.
b) Tất cả văn bản đi, văn bản đến của cơ quan, tổ chức phải được quản lý tập trung tại Văn thư cơ quan để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký, trừ những loại văn bản được đăng ký riêng theo quy định của pháp luật.
c) Văn bản đi, văn bản đến thuộc ngày nào phải được đăng ký, phát hành hoặc chuyển giao trong ngày, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Văn Bản đến có các mức độ khẩn: “Hỏa tốc”, “Thượng khẩn” và “Khẩn” (sau đây gọi chung là văn bản khẩn) phải được đăng ký, trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được.
d) Văn bản phải được theo dõi, cập nhật trạng thái gửi, nhận, xử lý.
đ) Người được giao giải quyết, theo dõi công việc của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm lập hồ sơ về công việc được giao và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.
e) Con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức phải được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
g) Hệ thống phải đáp ứng các quy định tại phụ lục VI Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
Câu hỏi 2: Soạn thảo và ký văn bản hành chính được quy định như thế nào?
Văn bản hành chính” là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.
Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về việc soạn thảo và ký văn bản hành chính như sau:
Soạn thảo văn bản
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mục đích, nội dung của văn bản cần soạn thảo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giao cho đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản.
2. Đơn vị hoặc cá nhân được giao chủ trì soạn thảo văn bản thực hiện các công việc: Xác định tên loại, nội dung và độ mật, mức độ khẩn của văn bản cần soạn thảo; thu thập, xử lý thông tin có liên quan; soạn thảo văn bản đúng hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày.
Đối với văn bản điện tử, cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản ngoài việc thực hiện các nội dung nêu trên phải chuyển bản thảo văn bản, tài liệu kèm theo (nếu có) vào Hệ thống và cập nhật các thông tin cần thiết.
3. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung bản thảo văn bản, người có thẩm quyền cho ý kiến vào bản thảo văn bản hoặc trên Hệ thống, chuyển lại bản thảo văn bản đến lãnh đạo đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản để chuyển cho cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản.
4. Cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị và trước pháp luật về bản thảo văn bản trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao.
Duyệt bản thảo văn bản
1. Bản thảo văn bản phải do người có thẩm quyền ký văn bản duyệt.
2. Trường hợp bản thảo văn bản đã được phê duyệt nhưng cần sửa chữa, bổ sung thì phải trình người có thẩm quyền ký xem xét, quyết định.
Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành
1. Người đứng đầu đơn vị soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật về nội dung văn bản.
2. Người được giao trách nhiệm kiểm tra thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản.
Ký ban hành văn bản
1. Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.
2. Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
3. Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyền được thực hiện theo thể thức và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức ủy quyền.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.
5. Người ký văn bản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản do mình ký ban hành. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành.
6. Đối với văn bản giấy, khi ký văn bản dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai.
7. Đối với văn bản điện tử, người có thẩm quyền thực hiện ký số. Vị trí, hình ảnh chữ ký số theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này.