1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách “Điểm mới về quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự (hiện hành) (năm 2015) và một số tình huống thực tế” được biên soạn bởi Luật gia Trương Hồng Quang.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Điểm mới về quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự (Hiện hành) (Năm 2015) và những tình huống thực tế

Điểm mới về quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự hiện hành và một số tình huống thực tế

Tác giả: Luật gia Trương Hồng Quang

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật

3. Tổng quan nội dung sách

Quyền có họ, tên, có dân tộc, có quốc tịch, khai sinh, khai tử hay quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín,… được pháp luật gọi chung là các quyền nhân than. Đây chính là những quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). Cùng với dự đi lên, tiến bộ của đất nước, nền tự do dân chủ ngày càng được mở rộng, con người ngày càng được tôn trọng hơn. DO vậy, quyền nhân thân cũng được quan tâm, chú ý nhiều hơn.

Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, quyền nhân thân là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ (từ Bộ luật dân sự năm 1995 đến Bộ luật dân sự năm 2005 và hiện nay là Bộ luật dân sự năm 2015). 

HIến pháp năm 2013 đã có nhiều điểm mới trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Theo tinh thần đó, Bộ luật dân sự năm 2015 được ban hành thay thế Bộ luật dân sự năm 2005 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017) cũng đã có nhiều đổi mới  tích cực về quyền dân sự, bảo vệ quyền dân sự, đặc biệt trong đó có các quy định mới và tiến bộ về quyền nhân thân của cá nhân.

Nhằm giúp các cá nhân, tổ chức có liên quan nắm vững các quy định về quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự năm 2015, Luật gia Trương Hồng Quang đã biên soạn cuốn sách “Điểm mới về quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự hiện hành (năm 2015) và những tình huống thực tế” được nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật ấn hành năm 2018.

Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích trong việc tìm hiểu các quy định pháp luật về quyền nhân thân của cá nhân. Qua đó cung cấp cách thức sử dụng các quyền nhân thân trong thực tiễn cũng như bảo đảm hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong lĩnh vực quản lý nhà nước, bảo vệ và bảo đảm quyền nhân thân của các cá nhân.

Nội dung cuốn sách được biên soạn với cấu trúc gồm 3 phần chính:

Phần thứ nhất. Điểm mới về quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự năm 2015.

Ở phần đầu này, tác giả khái quát quy định pháp luật về quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự năm 2005 và một số vấn đế đặt ra trong thực tiễn thi hành, sau đó, phân tích, bình luận những điểm mới, nội dung đáng chú ý, đồng thời liệt kê cụ thể các điểm mới của chế định này trong Bộ luật dân sự năm 2015.

Phần thứ hai. Một số tình huống thực tế về quyền nhân thân của cá nhân.

Phần này tác giả trình bày 60 tình huống thực tế liên quan đến các quyền nhân thân của cá nhân và vấn đề bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân. Trình bày cụ thể căn cứ pháp lý để giải quyết các tình huống  này trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và một số văn bản pháp luật có liên quan

Phần phụ lục. Quy định về quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự năm 2015

4. Đánh giá bạn đọc

Quyền nhân thân theo quy định của Bộ luật dân sự là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác như: quyền có họ tên; quyền thay đổi họ, tên; quyền xác định, xác định lại dân tộc; quyền được khai sinh, khai tử; Quyền đối với quốc tịch; quyền của cá nhân đối với hình ảnh; quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; quyền xác định lại giới tính; Chuyển đổi giới tính; quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình. 

Hiểu đúng và nắm chắc các quy định pháp luật về quyền nhân thân của cá nhân sẽ giúp mỗi người thực hiện đúng các thủ tục pháp lý liên quan cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng có liên quan tới quyền nhân thân của mình.

Bộ luật dân sự 2015 được ban hành thay thế Bộ luật dân sự năm 2005, trong đó các quy định về quyền nhân thân có nhiều điểm sửa đổi mới, do đó cập nhật kịp thời những quy định mới này là điều cần thiết. Cuốn sách “Điểm mới về quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự hiện hành và một số tình huống thực tế” do Luật gia Trương Hồng Quang biên soạn sẽ tiết kiệm thời gian giúp bạn khi phải đọc từng điều luật về quyền nhân thân ở cả hai Bộ luật và đối chiếu tìm ra điểm mới, tác giả đã chỉ rõ những điểm mới đó trong nội dung cuốn sách này. Ngoài ra nhằm giúp bạn đọc dễ dàng ghi nhớ và nắm bắt quy định pháp luật mới về quyền nhân thân tác giả dành một phần trình bày các tình huống pháp lý thực tiễn thường gặp trong đời sống liên quan đến quyền nhân thân, có phân tích hướng giải quyết trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự và các quy định pháp luật liên quan.

Cuốn sách là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với đông đảo bạn đọc, nhất là đối với những ai đang quan tâm nghiên cứu tìm hiểu về pháp luật dân sự nói chung và quyền nhân thân của cá nhân nói riêng.

5. Kết luận

Cuốn sách “Điểm mới về quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự hiện hành và một số tình huống thực tế” do luật gia Trương Hồng Quang biên soạn phù hợp không chỉ là học liệu cần thiết đối với việc học tập của sinh viên ngành luật mà đây cũng là một cuốn sách cần thiết đối với mỗi cá nhân quan tâm tới quyền nhân thân.

Trên đây là chia sẻ tổng quan về cuốn sách “Điểm mới về quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự hiện hành và một số tình huống thực tế”. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích đối với bạn đọc.

Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Điểm mới về quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự hiện hành và một số tình huống thực tế“.

Dưới đây là chia sẻ của chúng tôi về một số điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền nhân thân của cá nhân so với quy định của Bộ luật dân sự năm 2005. Mời bạn đọc tham khảo:

Thứ nhất, về quyền có họ, tên quy định tại Điều 26 Bộ luật dân sự 2015.

Bộ luật dân sự 2015 bổ sung quy định việc xác định họ của cá nhân là theo họ cha hoặc họ mẹ theo thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì xác định theo tập quán. Bộ luật dân sự 2015 cũng bổ sung thêm quy định xác định họ trong trường hợp trẻ bị bỏ rơi, nhận làm con nuôi.

Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ hơn về việc đặt tên. Theo đó tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Quy định này đã khắc phục được thực trạng nhiều trẻ em là công dân Việt Nam nhưng lại đặt tên nước ngoài (Bộ luật dân sự 2005 không quy định điều này).

Thứ hai, về quyền thay đổi họ quy định tại Điều 27 Bộ luật dân sự 2015

Bộ luật dân sự 2015 bổ sung một số trường hợp thay đổi họ cho phù hợp với thông lệ quốc tế như: Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chống trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi.

Bộ luật dân sự 2015 cũng bỏ quy định thay đối họ do xác định lại giới tính theo Bộ luật dân sự năm 2005, vì họ của một người được xác định theo họ cha hoặc họ mẹ, cong việc xác định lại giới tính không chấm dứt quan hệ giữa cá nhân này với cha mẹ, do đó sẽ không ảnh hưởng để họ của cá nhân đó.

Bộ luật dân sự 2015 cũng bỏ quy định thay đổi họ do họ đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tỉnh cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự 2005.

Thứ ba, về quyền thay đổi tên quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự 2015

Bộ luật dân sự đã bổ sung trường hợp thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phụ hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi.

Thứ tư, về quyền xác định, xác định lại dân tộc quy định tại Điều 29 Bộ luật dân sự 2015

Bộ luật dân sự 2015 đã chia làm 02 nội dung rõ ràng đó là: xác định và xác định lại dân tộc.

Bộ luật dân sự 2015 đã bổ sung trong trường hợp xác định dân tộc theo tập quán mà trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn. Quy định này nhằm bảo vên, phát triển các dân tộc ít người.

Bộ luật dân sự 2015 đã bổ sung xác định dân tộc trong các trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, được nhận làm con nuôi..

Về chủ thể đề nghị xác định lại dân tộc: Bộ luật dân sự 2-15 chỉ quy định là cá nhân còn Bộ luật dân sự 2005 liệt kê cụ thể đối tượng được quyền đề nghị xác định lại dân tộc.

Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự 2015 bổ sung quy định cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lơi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.

Thứ năm, về quyền được khai sinh, khai tử quy định tại Điều 30 Bộ luật dân sự 2015

Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ hơn về quyền khai sinh, khai tử, cụ thể: Trẻ em sinh ra và sống được từ 24 giờ trở lên mới chết phải được đăng ký khai sinh, khai tử, nếu sinh ra mà còn sống dưới 24 giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.

Thứ sáu, về quyền đối quốc tịch quy định tại Điều 31 Bộ luật dân sự 2015

Bộ luật dân sự 2015 đã bổ sung quy định về quyền của người không quốc tịch cư trú, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

……