1. Giới thiệu tác giả Tăng Bình và Ái Phương

Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước – Chỉ dẫn áp dụng định mức chi tiêu mua sắm, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước 2022 do các tác giả Tăng Bình và Ái Phương hệ thống.

 

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước – Chỉ dẫn áp dụng định mức chi tiêu mua sắm, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước 2022

Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước – Chỉ dẫn áp dụng định mức chi tiêu mua sắm, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước 2022

Tác giả: Tăng Bình – Ái Phương

Nhà xuất bản Tài Chính

 

3. Tổng quan nội dung sách

Mục lục ngân sách Nhà nước là quy định có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, hạch toán kế toán tại Kho bạc Nhà nước và các cơ quan, đơn vị liên quan. Bên cạnh đó, việc kiểm soát các khoản chi thường xuyên đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả cũng rất quan trọng, góp phần nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy được vai trò của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và điều hành ngân sách nhà nước. 

Sau thời gian thực hiện theo quy định tại Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 quy định hệ thống mục lục ngân sách nhà nước Ngày 31 tháng 12 năm 2019, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 93/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ Tài chính quy định Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 14/02/2020 và được áp dụng từ năm ngân sách 2020 để phù hợp việc xáp nhập các cơ quan, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều, trong đó quy định cụ thể đối với một số mã Chương, mã Khoản, mã Mục, Tiểu mục quy định tại các Phụ lục I, II và III, IV…

Để giúp các cơ quan, đơn vị thuận tiện trong việc tra cứu Mục lục ngân sách nhà nước mới; áp dụng đúng các quy định về các khoản chi, tránh thất thoát nguồn ngân sách …. Nhà xuất bản Tài Chính xuất bản cuốn sách “Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước – Chỉ dẫn áp dụng định mức chi tiêu mua sắm, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước 2022” do các tác giả Tăng Bình và Ái Phương hệ thống.

Cuốn sách được hệ thống với cấu trúc chương mục như sau:

Phần thứ nhất. Hệ thống mục lục  ngân sách nhà nước;

1. Thông tư 324/206/TT-BTC

2. Thông tư 93/2019/TT-BTC

Phần thứ hai. Kiểm soát các khoản chi đối với mua sắm tài sản công;

Mục 1. Nguyên tắc chung

Mục 2. Định mức mua sắm tài sản công

Phần thứ ba. Kiểm soát các khoản chi đối với các công trình bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công;

Mục 1. Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên

Mục 2. Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng

Mục 3. Đối với công trình xây dựng, cải tạp, nâng cấp công trình ghi công liệt sỹ

Phần thứ tư. Kiểm soát các khoản chi đối với tiền lương và các khoản đóng góp theo tiền lương;

Mục 1. Nội dung chi tiền lương và các khoản đóng góp theo tiền lương đối với đơn vị sự nghiệp công thực hiện cơ chế tự chủ tài chính

Mục 2. Nội dung kiểm soát chi đối với các khoản chi lương và phụ cấp theo lương; tiền công lao động thường xuyên theo hợp đồng; tiền thu nhập tăng thêm; tiền thưởng; tiền phụ cấp và trợ cấp khác; tiền khoán, tiền học bổng cho công chức, viên chức, lao động hợp đồng thuộc đơn vị sử dụng ngân sách; đối với chi trợ cấp theo quyết định trợ cấp của cấp có thẩm quyền

Phần thứ năm. Kiểm soát các khoản chi đối với kinh phí giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu kinh phí giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;

Mục 1. Nội dung về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên

Mục 2. Nội dung kiểm soát chi đối với kinh phí giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên

Phần thứ sáu. Kiểm soát các khoản chi từ tài khoản tiền gửi tại kho bạc nhà nước  và các khoản chi theo hình thức lệnh chi tiền

Mục 1. Nội dung kiểm soát chi đối với các khoản chi từ tài khoản tiền tiền gửi tại kho bạc nhà nước

Mục 2. Nội dung kiểm soát chi đối với các khoản chi theo hình thức lệnh chi tiền

Phần thứ bảy. Kiểm soát các khoản chi đối với chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp;

Phần thứ tám. Kiểm soát các khoản chi đối với thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước;

Phần thứ chín. Kiểm soát các khoản chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm;

Phần thứ mười. Kiểm soát các khoản chi đối với cơ quan nhà nước thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm;

Phần thứ mười một. Kiểm soát chi đối với các khoản chi tiếp khách, hội nghị, hội thảo, công tác phí

Mục 1. Chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

Mục 2. Chế độ hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam

Mục 3. Chế độ chi tiếp khách trong nước

Mục 4. Chế độ công tác phí

Mục 5. Chế độ công tác phí ngắn hạn ở nước ngoài

Mục 6. Chế độ chi hội nghị

 

4. Đánh giá bạn đọc

Tác giả đã hệ thống trong cuốn sách nhiều nội dung của văn bản quy phạm pháp luật về Kiểm soát các khoản chi đối với mua sắm tài sản công; kiểm soát các khoản chi đối với các công trình bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công; kiểm soát các khoản chi đối với tiền lương và các khoản đóng góp theo tiền lương; kiểm soát các khoản chi đối với kinh phí giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu kinh phí giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; kiểm soát các khoản chi từ tài khoản tiền gửi tại kho bạc nhà nước  và các khoản chi theo hình thức lệnh chi tiền; kiểm soát các khoản chi đối với chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp; kiểm soát các khoản chi đối với thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; kiểm soát các khoản chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm; kiểm soát các khoản chi đối với cơ quan nhà nước thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm; kiểm soát chi đối với các khoản chi tiếp khách, hội nghị, hội thảo, công tác phí thuận tiện cho bạn đọc tra cứu, ứng dụng trên thực tế.

Cuốn sách là cẩm nang cần trang bị tại cơ quan, đơn vị đặc biệt đối với người phụ trách chế độ kế toán, tài chính của cơ quan, đơn vị.

Cuốn sách được biên soạn năm 2022, cập nhật những văn bản pháp luật còn hiệu lực thi hành tại thời điểm tác giả hệ thống. Tuy nhiên, Luật LVN Group lưu ý bạn đọc, theo thời gian các quy định này có thể được sửa đổi, bổ sung, thay thế. Do đó, sử dụng cuốn sách hiệu quả bạn đọc cần thiết kiểm tra lại hiệu lực pháp luật của văn bản được viện dẫn một lần nữa.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước – Chỉ dẫn áp dụng định mức chi tiêu mua sắm, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước 2022“.

Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.0191 của Luật LVN Group, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!

Luật LVN Group trích dẫn quy định về chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam do Việt Nam chi toàn bộ chi phí trong nước tại Thông tư 71/2018/TT-BTC ngày 10/8/2018 để bạn đọc tham khảo:

Chi đón, tiễn khách tại sân bay

1. Chi tặng hoa cho các đối tượng sau: Trưởng đoàn và Phu nhân (Phu Quân) đối với khách hạng đặc biệt; tặng hoa trưởng đoàn khách hạng A, hạng B. Mức chi tặng hoa: 500.000 đồng/1 người.

2. Chi thuê phòng chờ tại sân bay áp dụng đối với khách hạng đặc biệt, khách hạng A, khách hạng B. Giá thuê phòng chờ thanh toán căn cứ theo hoá đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật.

Tiêu chuẩn xe ô tô đưa, đón khách

1. Khách hạng đặc biệt: Sử dụng xe lễ tân Nhà nước theo quy chế của Bộ Ngoại giao và các quy định hiện hành có liên quan.

2. Đoàn là khách hạng A: Trưởng đoàn bố trí một xe riêng. Phó đoàn và đoàn viên 3 người/một xe. Riêng trường hợp phó đoàn và đoàn viên là cấp Bộ trưởng bố trí 01 người/xe, phó đoàn và đoàn viên là cấp Thứ trưởng và tương đương 2 người/xe. Đoàn tuỳ tùng đi xe nhiều chỗ ngồi.

3. Đoàn là khách hạng B, hạng C: Trưởng đoàn bố trí một xe riêng. Riêng trường hợp phó đoàn là cấp thứ trưởng và cấp tương đương bố trí 02 người/xe. Các đoàn viên trong đoàn đi xe nhiều chỗ ngồi.

4. Tiêu chuẩn xe hộ tống, xe cảnh sát dẫn đường: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ và do Bộ Công an chịu trách nhiệm bảo đảm phương tiện thực hiện nhiệm vụ.

5. Giá thuê xe được thanh toán căn cứ vào hợp đồng thuê xe và hoá đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật.

Tiêu chuẩn về thuê chỗ ở

1. Khách hạng đặc biệt: Tiêu chuẩn thuê chỗ ở do thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt.

2. Đoàn là khách hạng A

a) Trưởng đoàn: 5.500.000 đồng/người/ngày;

b) Phó đoàn: 4.500.000 đồng/người/ngày;

c) Đoàn viên: 3.500.000 đồng/người/ngày.

3. Đoàn là khách hạng B

a) Trưởng đoàn, Phó đoàn: 4.500.000 đồng/người/ngày;

b) Đoàn viên: 2.800.000 đồng/người/ngày.

4. Đoàn khách hạng C

a) Trưởng đoàn: 2.500.000 đồng/người/ngày;

b) Đoàn viên: 1.800.000 đồng/người/ngày.

5. Khách mời quốc tế khác: 800.000 đồng/người/ngày.

6. Giá thuê chỗ ở quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này đã bao gồm cả bữa ăn sáng. Trường hợp thuê chỗ ở không bao gồm tiền ăn sáng trong giá thuê thì cơ quan, đơn vị tiếp khách chi tiền ăn sáng tối đa bằng 10% mức ăn của một người trong 01 ngày đối với từng hạng khách. Tổng mức tiền thuê chỗ ở trong trường hợp không bao gồm tiền ăn sáng và mức chi tiền ăn sáng cho khách không vượt quá mức chi thuê chỗ ở quy định nêu trên.

7. Chứng từ thanh toán căn cứ vào hợp đồng và hoá đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật.

Tiêu chuẩn ăn hàng ngày (bao gồm 2 bữa trưa, tối)

1. Mức chi ăn hàng ngày quy định tại Điều này đã bao gồm tiền đồ uống (khuyến khích sử dụng đồ uống sản xuất tại Việt Nam); cụ thể:

a) Khách hạng đặc biệt: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt trong chương trình, đề án đón đoàn;

b) Đoàn là khách hạng A: 1.500.000 đồng/ngày/người;

c) Đoàn là khách hạng B: 1.000.000 đồng/ngày/người;

d) Đoàn là khách hạng C: 800.000 đồng/ngày/người;

đ) Khách mời quốc tế khác: 600.000 đồng/ngày/người.

2. Trong trường hợp cần thiết phải có cán bộ của cơ quan, đơn vị đón tiếp đi ăn cùng đoàn thì được tiêu chuẩn ăn như đối với đoàn viên của đoàn khách nước ngoài.

3. Chứng từ thanh toán căn cứ vào hoá đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật.

Tiêu chuẩn tiếp xã giao và các buổi làm việc

1. Khách hạng đặc biệt: Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt trong chương trình, đề án đón đoàn.

2. Đối với các đoàn khách khác, mức chi tiếp xã giao và các buổi làm việc (đồ uống, hoa quả, bánh ngọt) thực hiện như sau:

a) Đoàn là khách hạng A: 150.000 đồng/người/01 buổi làm việc (nửa ngày);

b) Đoàn là khách hạng B: 80.000 đồng/người/01 buổi làm việc (nửa ngày);

c) Đoàn là khách hạng C, khách quốc tế khác: 60.000 đồng/người/01 buổi làm việc (nửa ngày).

3. Đại biểu và phiên dịch phía Việt Nam tham gia tiếp khách được áp dụng tiêu chuẩn tiếp xã giao như thành viên của đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Danh sách đại biểu phía Việt Nam do đơn vị được giao chủ trì đón tiếp phê duyệt.

4. Chứng từ thanh toán chi tiếp xã giao và các buổi làm việc căn cứ vào hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật.

Chi dịch thuật

1. Chi biên dịch

a) Biên dịch một trong 6 ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc sang Tiếng Việt (gồm: tiếng Ả Rập, tiếng Hoa, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha): 150.000 đồng/trang (350 từ);

b) Biên dịch Tiếng Việt sang một trong 6 ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc: 180.000 đồng/trang (350 từ);

c) Đối với các ngôn ngữ ngoài ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc, tùy theo mức độ phổ biến của ngôn ngữ đó trên địa bàn cơ quan, đơn vị, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức chi biên dịch được phép tăng tối đa 30% so với mức chi biên dịch tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều này.

2. Chi dịch nói

a) Dịch nói thông thường: 250.000 đồng/giờ/người, tương đương 2.000.000 đồng/ngày/người làm việc 8 tiếng;

b) Dịch đuổi (dịch đồng thời): 500.000 đồng/giờ/người, tương đương 4.000.000 đồng/ngày/người làm việc 8 tiếng;

c) Trong trường hợp đặc biệt tổ chức các hội nghị quốc tế có quy mô lớn hoặc các hội nghị song phương, đàm phán ký kết hiệp định, công ước, hội nghị chuyên ngành, đón tiếp đoàn khách hạng đặc biệt hoặc đoàn khách hạng A cần phải thuê phiên dịch có trình độ dịch đuổi cao hơn quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này để đảm bảo chất lượng của hội nghị, thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì hội nghị quyết định mức chi dịch nói cho phù hợp và phải tự sắp xếp trong phạm vi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao để thực hiện;

d) Trường hợp phải thuê phiên dịch tham gia đón tiếp đoàn khách tham dự hội nghị quốc tế, thì tùy trường hợp cụ thể, cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức hội nghị quyết định việc thanh toán các khoản chi phí đi lại (nếu có), phòng nghỉ, tiêu chuẩn ăn hàng ngày của người phiên dịch tối đa bằng chế độ đón tiếp đối với đoàn viên của đoàn khách nước ngoài.

3. Việc thuê biên dịch, phiên dịch tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 11 Thông tư này được thực hiện khi cơ quan, đơn vị không có người biên dịch, phiên dịch đáp ứng được yêu cầu.

Trường hợp các cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ của các cơ quan, đơn vị để tham gia công tác biên, phiên dịch thì được thanh toán tối đa bằng 50% mức chi biên, phiên dịch tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 11 Thông tư này. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quyết định mức chi cụ thể trong từng trường hợp và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.