1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách “Học gì để không thất nghiệp” (tên gốc: 10 thing Employers Want You to Learn in College) của Bill Coplin do Hà Huyền dịch.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Học gì để không thất nghiệp - Bill Coplin

Học gì để không thất nghiệp

Tác giả: Bill Coplin (Hà Huyền dịch)

Nhà xuất bản Thế Giới

3. Tổng quan nội dung sách

Trong chúng ta, ai khi còn ngồi trên giảng đường đại học mà không mông lung về con đường sự nghiệp tương lai sau này của mình? Hẳn ai cũng một lần băn khoăn, suy nghĩ và tự hỏi chính mình rằng mình cần trang bị những gì để sau này có thể thành công trong cuộc sống, có sự nghiệp viên mãn?

Thực tế phần lớn bạn trẻ bị vỡ mộng khi rời ghế giảng đường gia nhập thị trường lao động vì chọn nhầm ngành, chọn nhầm nghề và đã lãng phí thời gian cho những điều thật sự không cần thiết cho sự nghiệp tương lai. Không ít người đã cảm thấy hối tiếc vì đã không biết rõ và đã không trang bị cho bản thân những thứ cần thiết cho con đường hành nghề sau này của mình. Nhiều bạn trẻ đã chênh vênh, bế tắc và tuyệt vọng. Và đây chính là lý do mà tác giả Bill Coplin viết nên cuốn sách “10 things Employers Want You to learn in College” Học gì để không thất nghiệp (Hà Huyền dịch).

Cuốn sách được coi như một cuốn cẩm nang hữu ích dành cho các bạn trẻ đang ngồi trên ghế giảng đường.

Nội dung cuốn sách gồm 3 phần với 18 chương:

Phần một. Khám phá 10 Bộ kỹ năng (và còn hơn thế nữa)

Chương 1. Chịu trách nhiệm

Tạo động lực

Có đạo đức

Quản lý thời gian

Làm chủ tài chính cá nhân

Chương 2. Phát triển những kỹ năng thể chất

Khỏe mạng

Chỉn chu

Đánh máy giỏi

Viết tay tốt

Chương 3. Giao tiếp bằng lời nói

Giao tiếp một – một

Thuyết trình

Sử dụng hình ảnh minh họa

Chương 4. Giao tiếp bằng văn bản

Có khả năng viết lách

Biên tập và sửa bản in

Sử dụng công cụ xử lý văn bản

Thuần thục giao tiếp trực tuyến

Chương 5. Làm việc trực tiếp với người khác

Xây dựng mối quan hệ tốt

Làm việc nhóm

Có khả năng giảng dạy

Chương 6. Truyền động lực cho người khác

Quản lý nhân sự hiệu quả

Bán hàng thành công

Quan điểm xã hội đúng đắn

Lãnh dạo hiệu quả

Chương 7. Thu thập thông tin

Tìm kiếm trên web

Sử dụng tài liệu thư viện

Sử dụng cơ sở dữ liệu thương mại

Tiến hành phỏng vấn

Sử dụng các khảo sát

Lưu giữ và sử dụng tài liệu

Chương 8. Sử dụng những công cụ định lượng

Sử dụng số liệu

Sử dụng bảng biểu

Sử dụng các chương trình bảng tính

Chương 9. Hỏi và trả lời những câu hỏi đúng

Nhận ra sự vô lý

Chú ý chi tiết

Áp dụng kiến thức của bản thân

Đánh giá hành động và chính sách

Chương 10. Giải quyết vấn đề

Xác định vấn đề

Tìm giải pháp khả thi

Triển khai giải pháp

Chương 11. Những bộ kỹ năng khác

Tìm hiểu các phần mềm quan trọng

Trang bị kiến thức chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực

Phát triển kỹ năng ngoại ngữ

Bổ sung kỹ năng thể thao

Theo đuổi những hoạt động giải trí

Phần hai. Nâng cao điểm kỹ năng của ban

Chương 12. Đưa ra lựa chọn thông minh cho việc phát triển kỹ năng

Nguyên tắc 50-50

Tối đa hóa việc lựa chọn chương trình học

Chọn khóa học thiên về rèn luyện kỹ năng

Tìm hiểu trước các giảng viên

Chương 13. Tự tạo cơ hội học việc của riêng bạn

Chương trinhd học của người học việc

Xây dựng nền tảng của bạn

Có được công việc hè và thực tập tốt

Tận dụng tốt cơ hội

Chương 14. Khám phá những khóa học ngoài

Nâng cao những kỹ năng bên ngoài trường học

Cân nhắc học ở nước ngoài hay trong nước

Mở rộng mạng lưới

Xem xét điều tiêu cực

Tìm các khóa học ở nước ngoài

Chương 15. Làm việc tốt trong những năm tháng đại học

Nâng cao điểm kỹ năng bằng việc làm tình nguyện

Quý trọng cơ hội làm tình nguyện

Xây dựng mạng lưới nghề nghiệp

Nuôi dưỡng sự chính trực

Chương 16. Những dự định sau khi tốt nghiệp

Xem xét việc tốt nghiệp sớm

Cân nhắc việc học cao học

Tìm kiếm cơ hội học việc có lương

Phần ba. Bắt đầu sự nghiệp của bạn

Chương 17. Xây dựng hình ảnh cá nhân thông qua hồ sơ xin việc và phỏng vấn

Lựa chọn những kỹ năng bạn muốn nhấn mạnh

Quyết định nơi thể hiện những kỹ năng của mình

Chương 18. Xây dựng mạng lưới nghề nghiệp

Sử dụng mạng lưới xã hội

Xây dựng mạng lưới nghề nghiệp

Phát triển mạng lưới trực tuyến

Ngay từ những dòng đầu tiên của Chương 1 “Chịu trách nhiệm” tác giả đã viết rất thuyết phục “Tại sao nhiều người có thể dễ dàng thăng tiến, còn một số người khác cứ loay hoay mãi chẳng bước được bước đầu tiên? Bạn có thể đổ lỗi do gen di truyền, hoàn cảnh gia đình, do học vấn thấp hoặc đơn giản là kém may mán, nhưng đổ lỗi sẽ không giúp bạn khá hơn. Thay vào đó, hãy coi đó là sự “thiếu hụt kỹ năng”. Chúng ta sẽ tìm hiểu xem làm thế nào để bạn khắc phục những điểm yếu đó và khiến nhà tuyển dụng phải chú yes đến bạn bằng cách tận dụng những kinh nghiệm bạn đúc kết được ở đại học.”

Tác giả nhấn mạnh rằng “Chịu trách nhiệm là điều thiết yếu nhất trong 10 bộ kỹ năng cơ bản. Việc chấp nhận rằng bạn phải tự chịu trách nhiệm với thành công, tính cách, thời gian và tài chính của bản thân sẽ giúp bạn tập trung phát triển mọi kỹ năng mà các nhà tuyển dụng mong muốn.”

Ở chương này tác giả cũng chỉ rõ thực trạng rất nhiều sinh viên vô trách nhiệm với tương lai của họ. “Họ lẩn trốn, hoặc thất bại trong việc đối mặt với những thử thách ở đại học. họ không hiểu rằng họ cần phải hành động ngay, chứ không phải đợi đến năm cuối đại học. Lên kế hoạch dài hạn cho bản thân và cam kết theo sát kế hoạch đó, tất cả phải trở thành thói quen của bạn.”

Về Tạo động lực

Tác giả viết “Biết tạo động lực cho bản thân là biết lựa chọn những mục tiêu nằm trong tầm với và theo đuổi chúng bằng tất cả sức lực. Nghĩa là bạn phải biết chọn ra những việc để ưu tiên thực hiện và dốc hết sức để khiến bản thân trở nên tốt hơn. Biết tạo được lực cho bản thân sẽ giúp bạn không nản chí trước những lời khiển trách của sếp hay khi đồng nghiệp không còn dành cho bạn những lời tán dương nữa. 

Và tác giả đưa ra kết luận rằng “Chẳng có khóa học nào hướng dẫn bạn cách tự tạo động lực cả, nhưng mỗi khóa học bạn tham gia đều sẽ thử thách động lực của bạn. Chẳng hạn như việc bạn quyết tâm lấy điểm cao ở tất cả các môn học vậy, dù việc này quan trọng nhưng không có nghĩa bạn phải dồn hết nỗ lực  vào đó và lơ là việc rèn luyện các kỹ năng khác. Điểm trung bình cao cho thấy bạn tập trung và có đủ động lực để học hành chăm chỉ, nhưng đôi khi bạn sẽ phải lựa chọn giữa điểm số và những thứ khác.

Sẽ có những lúc bạn quyết định hy sinh điểm cao để dành thời gian và năng lượng học những thứ khác do bạn phải gồng gánh cùng lúc hai hoặc ba môn học. Tuy nhiên, nếu bạn viện cớ vì bạn muốn tham gia một buổi tiệc nọ nên bạn sẽ hy sinh bày kiểm tra cuối kỳ, tức là bạn đang tự đánh mất khả năng tạo động lực cho bản thân đấy.

Tác giả nhắc nhở rằng “Hãy lập kế hoạch kỹ càng để bạn có thể đạt được ít nhất điểm khá ở từng môn học, những cũng đồng thời ý thức rằng đôi khi bạn sẽ phải đánh đổi giữa điểm số và các hoạt động ngoại khóa khác. Hãy cố gắng đạy được mục tiêu trước thời hạn và biết phải làm những gì để đạt được điểm số bạn muốn. Nếu bạn chăm chie làm thế trong suốt thời gian học đại học, bạn sẽ tích lũy đủ tinh thần dấn thân với nghề để bắt đầu công việc đầu tiên.

Việc rèn luyện khả năng tự tạo động lức trong những thời điểm như thực tập, làm thêm hoặc những hoạt động ngoại khóa cũng cần thiết như việc luyện tập nó trong suốt quá trình học tập vậy. Tuy nhiên, tự tạo động lực cho bản thân bên ngoài lớp học có thể khó khăn hơn khi bạn không có định hướng rõ ràng.

4. Đánh giá bạn đọc

“Học gì để không thất nghiệp” không phải là cuốn sách sẽ tư vấn cho người đọc nên chọn ngành gì trong xu thế hiện nay hay nên lựa chọn ngành học gì phù hợp với tính cách của bản thân. Đây là cuốn sách sẽ cho bạn biết ngoài kiến thức chuyên môn, bạn sẽ và nên cần trang bị cho mình những gì để sau cùng, dù làm đúng chuyên môn hay không thì bạn vẫn có thể được đảm bảo một chỗ đứng trong thị trường việc làm đầy cạnh tranh trong tương lai.

Cuốn sách cho bạn biết nhà tuyển dụng sẽ cần gì ở bạn và bạn nên lưu ý phát triển những gì cho  bản thân ngay trong khi còn trên giảng đường: kỹ năng giao tiếp, đạo đức nghề nghiệp, sự chủ động trong công việc, kỹ năng tương tác cá nhân, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phân tích, kỹ năng tin học, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tổ chức, sự tự tin…

Cuốn sách cũng không dạy bạn cách tính toàn khối ngành kỹ thuật hay cách sử dụng ngôn từ của khối ngành xã hội mà dó là việc bạn cần chú trọng rèn luyện song song với việc tích lũy kiến thức chuyên môn là rèn luyện những phẩm chất bên trong như tính chịu trách nhiệm, kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thể chất đến những kỹ năng hữu ích như biết giải quyết vấn đề, biết sử dụng các phần mềm phổ biến, biết cách tìm kiếm thông tin.

Đọc cuốn sách “học gì để không thất nghiệp” không giúp bạn giỏi lên nhưng chắc chắn sẽ giúp bạn hoạch định đúng đắn hơn những gì cần phải làm ngay bây giờ để ngay khi rời ghế giảng đường đại học tự tin tìm kiếm việc làm, làm việc hiệu quả và không lo sợ bị “sao thất nghiệp” chiếu.

5. Kết luận

Cuốn sách “Học gì để không thất nghiệp” mang đến những kỹ năng cần thiết, giúp các bạn trẻ từng bước hoàn thiện bản thân để sẵn sàng bắt tau vào công việc ngay sau khi ra trường.

Cuốn sách không chỉ dành cho sinh viên mà ngay cả những học sinh đang học cấp 3 và có thể cũng là chưa muộn dành cho những bạn trẻ mới ra trường còn đang chênh vênh, bế tắc mà vẫn chưa biết vấn đề khiến mình trở nên như vậy là do đâu.

Hy vọng những chia sẻ trên đây là một kênh đánh giá sách hiệu quả và tin cậy đối với bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, hãy lan tỏa đến với nhiều hơn để những cuốn sách hay và bổ ích sẽ tìm được những người đang cần chúng.

Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Học gì để không thất nghiệp”.

Chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật và giới thiệu nội dung những cuốn sách hay trong chuyên mục “Sách luật” trong thời gian tới. Rất mong được bạn đọc quan tâm và theo dõi.