1. Giới thiệu tác giả
Sách Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính và chỉ dẫn áp dụng pháp luật Tố tụng hành chính dành cho Thẩm phán, thẩm tra viên, hội thẩm, kiểm sát viên, Luật sư của LVN Group và các học viên tư pháp 2013 do tác giả Nguyễn Ngọc Duy là người có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác xét xử án hành chính biên soạn.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Sách Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính và chỉ dẫn áp dụng pháp luật Tố tụng hành chính dành cho Thẩm phán, thẩm tra viên, hội thẩm, kiểm sát viên, Luật sư của LVN Group và các học viên tư pháp 2013
Tác giả: Nguyễn Ngọc Duy
Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin
3. Tổng quan nội dung sách
Việc nâng cao chất lượng nghiên cứu hồ hồ sơ vụ án hành chính có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án hành chính. Nâng cao chất lượng nghiên cứu hồ hồ sơ vụ án hành chính còn là một yêu cầu không thể thiếu trong hoạt động tố tụng hành chính
Nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính là một hoạt động thường xuyên và quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hành chính của Thẩm phán, Hội thẩm và trong quá trình tham gia tố tụng của Kiểm sát viên, Luật sư.
Thực tiễn cho thấy chất lượng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng giải quyết vụ án hành chính. Theo đó nếu việc nghiên cứu hồ sơ được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ và khoa học thì sẽ nâng cao được chất lượng giải quyết vụ án, ngược lại nếu việc nghiên cứu hồ sơ vụ án được thực hiện qua loa, sơ sài thì chất lượng giải quyết vụ án không cao, có thể dẫn đến làm gia tăng tỷ lệ án bị hủy, sửa.
Thực chất thì chất lượng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính phụ thuộc vào kỹ năng, phương pháp nghiên cứu hồ sơ, theo đó nếu người nghiên cứu có kỹ năng nghiên cứu tốt và phương pháp nghiên cứu chuyên sâu thì chất lượng nghiên cứu sẽ được nâng cao.
Việc nâng cao chất lượng nghiên cứu hồ hồ sơ vụ án hành chính có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án hành chính. Nâng cao chất lượng nghiên cứu hồ hồ sơ vụ án hành chính còn là một yêu cầu không thể thiếu trong hoạt động tố tụng hành chính
Trên tinh thần đó, nhằm giáp bạn đọc nói chung, những người làm công tác xét xử nói riêng, nâng cao được kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính, tác giả Nguyễn Ngọc Duy là người có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác xét xử án hành chính biên soạn cuốn Sách Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính và chỉ dẫn áp dụng pháp luật Tố tụng hành chính dành cho Thẩm phán, thẩm tra viên, hội thẩm, kiểm sát viên, Luật sư của LVN Group và các học viên tư pháp 2013.
Ngoài ra phần phụ lục cuốn sách còn in hệ thống văn bản pháp luật tố tụng hành chính mới nhất cùng nhiều văn bản liên quan khác để bạn đọc thuận tiện tra cứu và áp dụng.
Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:
4. Đánh giá bạn đọc
Cuốn Sách Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính và chỉ dẫn áp dụng pháp luật Tố tụng hành chính dành cho Thẩm phán, thẩm tra viên, hội thẩm, kiểm sát viên, Luật sư của LVN Group và các học viên tư pháp 2013 trình bày và giới thiệu tới bạn đọc là những người hành nghề tư vấn pháp lý, Luật sư của LVN Group, viện kiểm sát các kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính đồng thời chỉ dẫn áp dụng pháp luật tố tụng hành chính.
Cuốn sách có giá trị thực tiễn, là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc, nhất là đối với Thẩm phán, thẩm tra viên, hội thẩm, kiểm sát viên, Luật sư của LVN Group và các học viên học viên tư pháp.
Luật LVN Group lưu ý bạn đọc, cuốn sách được các tác giả hệ thống vào năm 2013, cũng đã hệ thống những văn bản pháp luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm đó. Tuy nhiên, đến nay đã có nhiều quy định pháp luật dẫn chiếu trong cuốn sách đã được sửa đổi, thay thể, điển hình có thể kể đến: Luật tố tụng hành chính năm 2010 nay đã được thay thế bởi Luật tố tụng hành chính năm 2015, có nhiều điểm mới cùng với đó và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật mới này cũng được bàn hành và có nhiều chính sách mới. Do đó, khi sử dụng cuốn sách để đảm bảo lựa chọn áp dụng đúng quy định pháp luật, bạn đọc nên kiểm tra lại hiệu lực văn bản một lần nữa.
5. Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính và chỉ dẫn áp dụng pháp luật Tố tụng hành chính dành cho Thẩm phán, thẩm tra viên, hội thẩm, kiểm sát viên, Luật sư của LVN Group và các học viên tư pháp 2013 t”.
Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.0191 của Luật LVN Group, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!
Luật LVN Group chia sẻ dưới đây một số vấn đề cần lưu ý về tố tụng đối với kiểm sát viên khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính ở giai đoạn sơ thẩm để bạn đọc tham khảo:
Thứ nhất, xác định đối tượng khởi kiện vụ án hành chính
Khi nhận được thông báo thụ lý, Kiểm sát viên phải xác định đối tượng khởi kiện là Quyết định hành chính hay hành vi hành chính? do chủ thể nào ban hành? đối tượng khởi kiện (Quyết định hành chính hay hành vi hành chính bị kiện) có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện hay không? từ đó, mới xác định vụ việc có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án hay không? Nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp nào theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 Luật TTHC.
Thứ hai, nắm vững các trường hợp trả lại đơn khởi kiện
Khi đương sự có đơn khởi kiện gửi Tòa án thì bước đầu tiên của Thẩm phán được phân công thụ lý đơn là xem xét đơn khởi kiện có thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 123 Luật TTHC hay không. Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ các trường hợp trả lại đơn khởi kiện để nếu như đương sự có khiếu nại việc trả lại đơn hoặc Viện kiểm sát kiến nghị việc trả lại đơn thì Viện kiểm sát phải tham gia phiên họp và đề xuất quan điểm việc giữ nguyên việc trả lại đơn hay nhận lại đơn khởi kiện.
Thứ ba, xác định rõ nội dung khởi kiện khi nghiên cứu hồ sơ
Sau khi Tòa án thu thập chứng cứ đầy đủ, mở phiên họp kiểm tra giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và đối thoại xong, nếu vụ án không thuộc trường hợp đình chỉ hoặc tạm đình chỉ theo Điều 141 và Điều 143 Luật TTHC thì tòa án sẽ ban hành Quyết định đưa vụ án ra xét xử và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu trong thời hạn 15 ngày theo Điều 147 Luật TTHC.
Khi nhận được hồ sơ thì Kiểm sát viên lưu ý phải đọc kỹ đơn khởi kiện và đơn khởi kiện bổ sung của đương sự, xem họ khởi kiện về vấn đề gì, có phù hợp với nội dung trong thông báo thụ lý vụ án không?
Thứ tư, xem xét về vấn đề thời hiệu khởi kiện
Kiểm sát viên khi xem xét đến Quyết định hành chính hay hành vi hành chính bị khiếu kiện cần chú ý các văn bản này còn thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 116 Luật TTHC không? Nếu hết thời hiệu khởi kiện thì phải yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ, xem có lý do khách quan hoặc trường hợp bất khả kháng khiến cho người khởi kiện không khởi kiện đúng thời hạn hay không?
Thứ năm, xác định tư cách người tham gia tố tụng
Về xác định tư cách người tham gia tố tụng phải lưu ý Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu kiện có liên quan đến một hay nhiều người, tránh bỏ sót người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Ví dụ: Khiếu kiện quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất đối với hộ gia đình thì ngoài người khởi kiện còn phải đưa các thành viên trong hộ gia đình tại thời điểm có quyết định thu hồi đất vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Nếu những người đó có văn bản ủy quyền thì phải kiểm tra xem đủ các thành viên chưa.
Thứ sáu, về tài liệu, chứng cứ
Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Kiểm sát viên cũng cần lưu ý đến vấn đề tài liệu, chứng cứ, trong đó, có biên bản phiên họp công khai chứng cứ và đối thoại. Về cơ bản, các căn cứ khởi kiện cũng như tài liệu do người bị kiện xuất trình phải được thể hiện trong biên bản này bởi có trường hợp tại phiên tòa người khởi kiện hoặc Luật sư của LVN Group của người khởi kiện yêu cầu Tòa án ngừng phiên tòa để thu thập thêm tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện. Tuy nhiên, nếu có căn cứ thì Viện kiểm sát có ý kiến cho ngừng phiên tòa, nếu thấy yêu cầu thu thập tài liệu này không liên quan đến việc giải quyết vụ án thì đề nghị Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục và có quan điểm tại phiên họp công khai chứng cứ và đối thoại các bên đã cam đoan không còn tài liệu nào khác.
Về vấn đề thu thập tài liệu chứng cứ, Kiểm sát viên cần lưu ý: Viện kiểm sát chỉ có thể tự xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ để thực hiện quyền kháng nghị theo quy định tại khoản 6 Điều 84 Luật TTHC.
….