1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách “Luật kế toán và quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập” do tác giả Vũ Tươi hệ thống.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Luật kế toán và quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập

Luật kế toán và quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập

Tác giả: Vũ Tươi hệ thống

Nhà xuất bản Lao Động

3. Tổng quan nội dung sách

Ngày 12 tháng 3 năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 41/2018/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2018). Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là: 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) đối với cá nhân, tăng 20 triệu đồng so với Nghị định trước; 100.000.000 đồng đối với tổ chức (tăng 40.000.000 đồng). Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Trừ các trường hợp trên, mức phạt tiền quy định tại Chương này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.

Bên cạnh đó, Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ ngành cũng đã ban hành nhiều văn bản mới quy định về: Quản lý tài chính đơn vị HCSN; Tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;…

Nhằm giúp cho các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức, cá nhân kịp thời nắm bắt những thông tin mới nêu trên, tác giả Vũ Tươi đã hệ thống cuốn sách: Luật kế toán và quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.

Cuốn sách được hệ thống gồm 7 phần chính như sau:

Phần 1: Luật Kế toán (Thông qua tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa XIII)

Phần này tác giả trình bày toàn văn Luật kế toán năm 2015

Phần 2: Quy định về phân cấp, ủy quyền và tổ chức thực hiện đối với lĩnh vực tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ

Phần 3: Quy định mới về quản lý tài chính trong các Cơ quan, Đơn vị hành chính sự nghiệp

Phần 4: Các quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

Phần 5: Quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập

Phần 6: Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong đơn vị hành chính sự nghiệp

Phần 7: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập

Dưới đây Luật LVN Group trích dẫn một số quy định xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực kế toán theo quy định tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP để bạn đọc tham khảo:

Điều 7. Xử phạt hành vi vi phạm quy định chung về pháp luật kế toán

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Áp dụng sai quy định về chữ viết; chữ số trong kế toán;

b) Áp dụng sai quy định về đơn vị tiền tệ trong kế toán;

c) Áp dụng sai quy định về kỳ kế toán;

d) Áp dụng sai chế độ kế toán mà đơn vị thuộc đối tượng áp dụng.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.

Điều 9. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về sổ kế toán

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lập sổ kế toán không ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ, ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; thiếu chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; không đánh số trang; không đóng dấu giáp lai giữa các trang của số kế toán trên giấy;

b) Sổ kế toán không ghi bằng bút mực (trừ trường hợp đơn vị lựa chọn ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử), ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới, ghi chồng lên nhau, ghi cách dòng; không gạch chéo phần trang sổ không ghi; không thực hiện việc cộng số liệu tổng cộng khi ghi hết trang sổ, không thực hiện việc chuyển số liệu tổng cộng trang sổ trước sang đầu trang sổ kế tiếp;

c) Không đóng thành quyển sổ riêng cho từng kỳ kế toán hoặc không có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo quy định sau khi in ra giấy (trừ các loại sổ không bắt buộc phải in theo quy định đối với trường hợp đơn vị lựa chọn lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử);

d) Mẫu sổ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sổ kế toán không được ghi đầy đủ theo các nội dung chủ yếu theo quy định;

b) Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán không theo đúng phương pháp quy định;

c) Không in sổ kế toán ra giấy sau khi khóa sổ trên phương tiện điện tử đối với các loại sổ kế toán phải in ra giấy theo quy định.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện việc mở sổ kế toán vào đầu kỳ kế toán năm hoặc từ ngày thành lập đơn vị kế toán;

b) Không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán;

c) Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán năm trước liền kề hoặc sổ kế toán ghi không liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ;

d) Không thực hiện việc khóa sổ kế toán trong các trường hợp mà pháp luật quy định phải khóa sổ kế toán.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Hủy bỏ trước hạn hoặc cố ý làm hư hỏng sổ kế toán;

b) Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị hoặc có liên quan đến đơn vị nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của sổ kế toán quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin số liệu trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

c) Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;

d) Buộc khôi phục lại sổ kế toán đối với các vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;

đ) Buộc bổ sung vào sổ kế toán đối với các hành vi để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị hoặc có liên quan đến đơn vị vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.

Điều 10. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về tài khoản kế toán

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Hạch toán không đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán;

b) Thực hiện sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán hoặc mở thêm tài khoản kế toán thuộc nội dung phải được Bộ Tài chính chấp thuận mà chưa được chấp thuận.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng hệ thống tài khoản kế toán đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận.

4. Đánh giá bạn đọc

Cuốn sách “Luật kế toán và quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập” đã hệ thống một số quy định về kế toán, đặc biệt dành nhiều thời lượng cho quy định về chế độ quản lý tài chính của đơn vi hành chính sự nghiệp: quản lý tài chính trong các Cơ quan, Đơn vị hành chính sự nghiệp; tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong đơn vị hành chính sự nghiệp… Bên cạnh đó tác giả trích toàn văn quy định của Luật kế toán 2015 và Nghị định 41/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập thuận tiện cho việc tra cứu, tìm hiểu và áp dụng trên thực tế.

Cùng một lúc cuốn sách cung cấp cho bạn đọc nhiều quy định pháp luật về quản lý tài chính, kế toán là một kênh tra cứu pháp luật hữu ích đối với bạn đọc.

Cuốn sách là tài liệu cần có đối với: Cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài; Hộ kinh doanh, tổ hợp tác (Cơ quan nhà nước; Tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước; Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước; Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán; cơ sở đào tạo về kế toán, kiểm toán; Các tổ chức nước ngoài có phát sinh thu nhập từ cung ứng dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam.

5. Kết luận

Cuốn sách “Luật kế toán và quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập” do Vũ Tươi hệ thống có giá trị thực tiễn đối với bạn đọc, cung cấp những thông tin pháp lý cơ bản quan trọng phục vụ công tác quản lý tài chính tại đơn vị hành chính, sự nghiệp và hoạt động kế toán nói cung của cá nhân, tổ chức, đơn vị.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! 

Tuy nhiên, Luật LVN Group lưu ý bạn đọc, cuốn sách được các tác giả hệ thống vào năm 2018, cũng đã tập hợp những văn bản pháp luật mới nhất song theo thời gian, cùng với sự vận động của thực tiễn, những quy định này sẽ được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Do đo, khi sử dụng cuốn sách để tra cứu bạn đọc lưu ý kiểm tra lại hiệu lực của quy định được dẫn chiếu một lần nữa để đảm bảo lựa chọn và áp dụng đúng quy định.

Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.0191 của Luật LVN Group, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!