1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách “Quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ và chuyển giao” được biên soạn bởi PGS.TS. Phùng Trung Tập.

PGS.TS. Phùng Trung Tập là một giáo viên ưu tú kiêm giảng viên Luật xuất sắc tại Trường Đại học học Luật Hà Nội trong suốt hơn 30 năm. Ông từng giữ chức vụ cố vấn cao cấp, đạt tới danh hiệu Phó Giáo sư và học hàm Tiến sỹ Luật. Các lĩnh vực chuyên sâu của PGS.TS. Phùng Trung Tập bao gồm: Dân sự và Tố tụng dân sự; Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; Hợp đồng và Đàm phán Hợp đồng; Giải quyết tranh chấp; Đào tạo pháp lý.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ và chuyển giao

Quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ và chuyển giao

Tác giả: PGS.TS. Phùng Trung Tập

Nhà xuất bản Công an nhân dân

3. Tổng quan nội dung sách

Trong xã hội hiện đại, pháp luật không những quan tâm đến việc bảo vệ quyền sở hữu tài sản hữu hình, mà còn chú trọng đến việc bảo vệ quyền đối với các sản phẩm trí tuệ. Tài sản trí tuệ ngày càng được coi trọng không những trong phạm vi của một quốc gia, mà còn được bảo vệ trên phạm vi thế giới. Tài sản trí tuệ là tài sản vô hình, nhưng được vật chất hóa khi áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo ra sản phẩm, thay đổi công nghệ và mang lại những giá trị kinh tế, giá trị xã hội rất lớn. Khi áp dụng các sản phẩm sáng tạo trí tuệ vào sản xuất, kinh doanh tạo ra những sản phẩm phong phú, đa dạng chứa đựng hàm lượng trí tuệ cao, tiện ích khi sử dụng. Sản phẩm trí tuệ được tôn trọng bảo vệ mở ra những điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế, thương mại giữa các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế và hình thức sở hữu khác nhau trong nước và hội nhập quốc tế.

Nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập, giảng dạy của giảng viên, học viên, sinh viên, các doanh nghiệp, công ty và những người quan tâm, PGS.TS. Phùng Trung Tập, giảng viên Cao cấp Trường Đại học Luật Hà Nội đã dày công biên soạn cuốn sách chuyên khảo về quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ và chuyển giao theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019. Nội dung cuốn sách phân tích hệ thống luật từ các Công thức. Điều nước và các Hiệp định quốc tế về sở hữu trí tuệ, các trường phái luật học chủ yếu trên thế giới về sở hữu trí tuệ; các chủ thể các đối tượng, nội dung, phương thức bảo vệ quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và quyền liên quan đến quyền tác giả; chủ thể, đối tượng, nội dung quyền của chủ sở hữu, chủ Bằng bảo hộ, quyền của người sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí, bí mật thương mại, giống cây trồng và phương thức bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp…

Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc như sau:

Phần thứ nhất. Sở hữu trí tuệ và hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Chương 1. Sở hữu trí tuệ

1. Khái quát sở hữu trí tuệ

2. hệ thống khái niệm về sở hữu trí tuệ

3. Các điều ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ

4. Tiến trình hình thành, phát triển, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới

5. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam

Chương 2. Quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong một số trường phái luật học chủ yếu trên thế giới

1. Các quan điểm về quyền tác giả

2. Các quan điểm về sáng chế

3. Các quan điểm về kiểu dáng công nghiệp

4. Một số lĩnh vực về sở hữu trí tuệ cần được bảo hộ

Phần thứ hai. Quyền sở hữu công nghiệp

Chương 1. Bí mật kinh doanh

1. Khái niệm bí mật kinh doanh

2. Nội dung bảo hộ bí  mật kinh doanh

Chương 2. Chỉ dẫn địa lý

1. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý

2. Nội dung và thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Chương 3. Tên thương mại

1. Tên thương mại và các yếu tố của tên thương mại

2. Chủ sở hữu tên thương mại

3. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

4. Phương thức bảo vệ tên thương mại

Chương 4. Bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp

1. Một số vấn đề cạnh tranh không lành mạnh

2. Bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh

3. Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Chương 5. Thiết kế bố trí

1. Mạch tích hợp bán dẫn và cơ sở bảo hộ thiết kế bố trí

2. Đối tượng được bảo hộ

3. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí

4. Thời hạn bảo hộ thiết kế bố trí

Chương 6. Bảo hộ giống cây trồng

1. GIống cây trồng và bảo hộ giống cây trồng

2. Điều kiện bảo hộ giống cây trồng

3. Xác lập quyền đối với giống cây trồng

4. Quyền và nghĩa vụ của tác giả, của chủ sở hữu giống cây trồng

Chương 7. Sáng chế

1. Sáng chế và điều kiện bảo hộ sáng chế

2. Nguyên tắc đầu tiên và nguyên tắc ưu tiên đăng ký sáng chế

3. Bằng bảo hộ sáng chế và hiệu lực của văn bằng

Chương 8. Kiểu dáng công nghiệp

1. Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

2. Tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng kiểu dáng công nghiệp

Chương 9. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nahnx hiệu, chỉ dẫn địa lý

1. Đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế, bố trí

2. Đăng ký nhãn hiệu

Phần thứ ba. Quyền tác giả và quyền liên quan

Chương 1. Quyền tác giả

1. Khái quát về quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học

2. Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm

3. Tác phẩm

4. Quyền của tác giả, quyền của chủ sở hữu tác phẩm

5. Nội dung, giới hạn quyền, thời hạn bảo hộ quyền liên quan

6. Chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan

7. Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác

8. Quyền hưởng nhuận bút của tác giả

Phần thứ tư. Bảo vệ quyền sở hữu tria tuệ

Chương 1. Khái niệm chung về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

1. Khái niệm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

2. Những hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan

3. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Chương 2. Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

1. Biện pháp dân sự

2. Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính

3. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự

Phần thứ năm. Chuyển giap quyền sở hữu trí tuệ

Chương 1. Chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan

1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan

Chương 2. Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

1. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

2. Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

3. Băt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế

4. Đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Chương 3. Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng

1. Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trông

2. Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trông

Phần thứ sáu. Thừa kế quyền sở hữu trí tuệ

1. Khái niệm chung về thueaf kế quyền tác giả

2. Di sản thừa kế quyền tác giả

3. Những tình huống thừa kế quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp

4. Đánh giá bạn đọc

Cuốn sách được biên soạn tỉ mỉ từ chính sự am hiểu chuyên sâu về pháp luật Việt Nam cùng kinh ghiệm hơn 30 năm làm việc và nghiên cứu trong lĩnh vực pháp luật dân sự, PGS.TS. Phùng Trung Tập đã đưa ra nhiều kiến phân tích, đánh giá các vấn đề thực tiễn trong bảo vệ và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ hữu ích đối với bạn đọc.

Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích đối với sinh viên, học viên, người nghiên cứu pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ và chuyển giao” của PGS.TS. Phùng Trung Tập.

Dưới đây là trích dẫn một số nội dung trong cuốn sách về phân loại quyền sở hữu trí tuệ để bạn đọc tham khảo:

Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRÍP đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm của các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ để phân loại.

a) Loại thứ nhất là quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, phần mềm máy tính và các quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền kề cận quyền tác giả).

Đặc điểm của các sản phẩm sáng tạo trí tuệ trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan không áp dụng vào sản xuất, kinh doanh để tạo ra vật chất mới, hàng hóa. Những sản phẩm sáng tạo trí tuệ là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học khi được sử dụng mang đến cho độc giả, thính giả những hiểu biết nhất định, thỏa mãn nhu cầu tinh thần, mang đến cho độc giả những giá trị thẩm mỹ, quan niệm sống, sự hiểu biết nhất định về thế giới trong quá khứ, hiện tại và viễn cảnh trong tương lai thuộc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong hòa bình, chống chiến tranh, tình yêu, khát vọng, quan niệm về lẽ sống, về hạnh phúc, sự dũng cảm, đê hèn, vì chính Nghĩa, phi nghĩa

b) Loại thứ hai, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, thiết kế bố trí mặt tích hợp, bí mật thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Các sản phẩm trí tuệ thuộc nhóm này được áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ thu được những sản phẩm là hàng hóa chưa từng hành động trí tuệ cao, làm thay đổi công nghệ, tăng năng suất lao động và trong nhiều trường hợp các giải pháp kỹ thuật này làm thay đổi một nên sản xuất như một của cách mạng, công nghệ. Các sản phẩm trí tuệ là tài sản vô hình, nhưng khi áp dụng vào sản xuất, kinh doanh được vật chất hóa là các sản phẩm hàng hóa mang giá trị kinh tế cao.
c) Loại thứ ba, quyền đối với giống cây trồng được xác lập trong việc chọn giống, tạo xong, phát hiện và nhân giống mới. Trong từ điển tiếng Việt không giải thích rõ về cây cối, mà chỉ liệt kê một số loại cây phổ biến như cây lâu năm, cây gỗ, cây lá, dầu, cây lương thực, cây thân thảo, cây thân gỗ, cây trồng, rừng cây…
….