1. Giới thiệu tác giả
Cuốn “Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền miệng (Dành cho cấp ủy và cán bộ tuyên giáo ở cơ sở)” do Ban tuyên giáo trung ương biên soạn.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền miệng (Dành cho cấp ủy và cán bộ tuyên giáo ở cơ sở)
Ban tuyên giáo trung ương đảng
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật
3. Tổng quan nội dung sách
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Kế hoạch số 03-KH/TW, ngày 25/7/2016 của Ban Bí thư về thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW và Hướng dẫn số 71-HD/BTGTW, ngày 26/10/2018 của Ban Tuyên giáo Trung ương về công tác lý luận chính trị năm 2019, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tiếp tục biên soạn và phát hành bộ tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ và cập nhật kiến thức cho đảng viên và cán bộ làm công tác tuyên giáo ở cơ sở. Đây cũng là bộ tài liệu được sử dụng trong sinh hoạt chi bộ, đoàn thể, cơ quan, đơn vị năm 2019 theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Một trong những nhiệm vụ của cán bộ tuyên giáo là làm công tác tư tưởng cho mọi người. Nhưng trong mỗi giai đoạn cách mạng, đặc biệt là trước những thách thức mới luôn có những áp lực tư tưởng không hề nhỏ đối với cán bộ tuyên giáo. Kỹ năng tuyên truyền miệng là một trong những kỹ năng mà bất cứ tuyên giáo viên nào cũng phải rèn luyện, bồi dưỡng và nâng cao để triển khai tốt nhiệm vụ của mình.
Theo Từ điển tiếng Việt, kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. Như vậy, kỹ năng tuyên truyền miệng là khả năng vận dụng các kiến thức về lĩnh vực này trong thực tiễn tuyên truyền, thuyết phục người nghe bằng lời nói trực tiếp. Đó là một loạt những kỹ năng liên quan đến quá trình chuẩn bị và thực hiện hoạt động tuyên truyền miệng. Nhận thức được vai trò quan trọng của kỹ năng này, Ban tuyên giáo trung ương đã biên soạn cuốn sách “Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền miệng (Dành cho cấp ủy và cán bộ tuyên giáo ở cơ sở)“.
Cuốn sách “Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền miệng (Dành cho cấp ủy và cán bộ tuyên giáo ở cơ sở” gồm 3 chuyên đề:
Chuyên đề 1: Tuyên truyền miệng và tổ chức, hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên
Chuyên đề 2: Kỹ năng chuẩn bị bài tuyên truyền miệng
Chuyên đề 3: Kỹ năng tổ chức một buổi tuyên truyền miệng
4. Đánh giá bạn đọc
Cuốn sách “Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền miệng (Dành cho cấp ủy và cán bộ tuyên giáo ở cơ sở” trình bày những vấn đề cơ bản từ lý luận cho đến những kỹ năng trong thực hiện tuyên truyền miệng của cán bộ tuyên giáo. Đây là cẩm nang thật sự cần thiết mà mỗi tuyên giáo viên cần trang bị cho mình để phục vụ công tác hiệu quả trên thực tế.
5. Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền miệng (Dành cho cấp ủy và cán bộ tuyên giáo ở cơ sở”.
Để có thể trở tuyên truyền miệng hiệu quả, cán bộ tuyên giáo viên cần có những kỹ năng tuyên truyền miệng sau:
– Kỹ năng lựa chọn nội dung tuyên truyền miệng.
– Kỹ năng lựa chọn, nghiên cứu và xử lý tài liệu.
– Kỹ năng xây dựng đề cương tuyên truyền miệng.
– Kỹ năng lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ, văn phong.
– Kỹ năng điều khiển sự chú ý và trả lời câu hỏi khi thực hiện đối thoại.
Luật LVN Group chia sẻ dưới đây kỹ năng lựa chọn nội dung tuyên truyền miệng để bạn đọc tham khảo:
Về nguyên tắc, tuyên truyền miệng có thể đề cập đến mọi vấn đề của đời sống xã hội: những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học – kỹ thuật, an ninh- quốc phòng, đối ngoại; những vấn đề lý luận, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; các sự kiện đã và đang diễn ra trong đời sống xã hội… Nhưng để đạt mục đích tuyên truyền đặt ra, tạo khả năng thu hút sự chú ý của người nghe, nội dung tuyên truyền miệng cần đáp ứng tới các yêu cầu sau:
Phải mang đến cho người nghe những thông tin mới
Trong lý thuyết giao tiếp, người ta ví quá trình trao đổi thông tin với hình tượng hai bình thông nhau chứa tin. Mỗi một bình chứa tin là một vai giao tiếp. Quá trình giao tiếp, trao đổi thông tin là quá trình mở chiếc van giữa hai bình để tin từ bình này (người nói) chảy sang bình kia (người nghe). Nếu tin của hai bình ngang nhau tức là hết điều để nói, quá trình trao đổi thông tin trên thực tế không diễn ra nữa. Để quá trình giao tiếp, trao đổi thông tin diễn ra liên tục, giữa người nói và người nghe phải có độ chênh lệch về thông tin, về sự hiểu biết xung quanh nội dung đang đề cập đến. Độ chênh lệch về thông tin, về sự hiểu biết đó chính là cái mới của nội dung tuyên truyền miệng. Sinh thời, Bác Hồ thường căn dặn các nhà báo, các cán bộ tuyên truyền rằng nếu không có gì để nói, để viết thì chớ nói, chớ viết.
Cái mới của nội dung tuyên truyền tạo khả năng thu hút sự chú ý của người nghe, thuyết phục, cảm hoá họ, khẳng định những quan điểm cần tuyên truyền và phê phán các quan điểm phản diện.
Trong tuyên truyền miệng, cái mới không chỉ được hiểu là cái chưa hề được đối tượng biết đến mà có thể là một phương pháp tiếp cận mới, một cách trình bày mới, độc đáo, một nhận định, đánh giá mới về cái đã biết. Cái mới cũng có thể là một biện pháp công tác mới được phát hiện, một kinh nghiệm mới được tích lũy, một sự kiện, hiện tượng mới vừa phát sinh, xuất hiện trong đời sống xã hội.
Để tạo ra cái mới cho nội dung tuyên truyền miệng, người cán bộ tuyên truyền cần thường xuyên tích lũy tư liệu, tài liệu để làm giàu, làm phong phú sự hiểu biết của mình; tìm tòi, sáng tạo cách trình bày tiếp cận mới đối với vấn đề; rèn luyện năng lực bình luận, đánh giá thông tin; tích cực nghiên cứu thực tế, lăn lộn trong phong trào cách mạng của quần chúng để phát hiện, nắm bắt cái mới, tổng kết các kinh nghiệm hay từ thực tiễn cách mạng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Phải thiết thực, đáp ứng nhu cầu thông tin của một loại đối tượng cụ thể
Nội dung tuyên truyền miệng do mục đích của công tác giáo dục tư tưởng và nhu cầu thoả mãn thông tin của đối tượng quy định. Nhu cầu thông tin của đối tượng lại xuất hiện do nhu cầu của hoạt động nhận thức (nghe để biết), hoặc của hoạt động thực tiễn (nghe để biết và để làm). Chính trong quá trình hoạt động thực tiễn mà ở công chúng xuất hiện nhu cầu thông tin và đòi hỏi được đáp ứng.
Hoạt động thực tiễn của công chúng lại rất đa dạng, do đó nhu cầu thông tin của từng đối tượng công chúng cũng khác nhau. Không thể chọn một nội dung để nói cho các đối tượng khác nhau. Nội dung tuyên truyền miệng bao giờ cũng hướng tới một đối tượng, một nhóm người nghe cụ thể, xác định. Cho nên, phân loại đối tượng, nắm vững mục đích công tác giáo dục tư tưởng và nhu cầu thông tin, sự hứng thú của từng đối tượng đối với nội dung thông tin, kích thích và đáp ứng nhu cầu ấy vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện đảm bảo cho sự thành công của công tác tuyên truyền miệng.
Trong trường hợp ở công chúng chưa xuất hiện nhu cầu thông tin về một vấn đề quan trọng nào đó, nhưng vấn đề đó lại được đặt ra do yêu cầu giáo dục tư tưởng thì cần chủ động hướng dẫn, khêu gợi, kích thích sự quan tâm ở họ. Chỉ khi nào ở người nghe xuất hiện nhu cầu thông tin và đòi hỏi được đáp ứng thì khi đó ở họ mới xuất hiện tâm thế, thái độ chủ động sẵn sàng tiếp nhận, chủ động nhằm thoả mãn nhu cầu đó (tìm tài liệu để đọc, đến hội trường nghe nói chuyện và chú ý lắng nghe…).
Phải mang tính thời sự, tính cấp thiết, phản ánh những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống
Giá trị và sức lôi cuốn người nghe, ý nghĩa giáo dục tư tưởng và chỉ đạo hành động của nội dung tuyên truyền miệng được nâng lên rõ rệt khi chọn đúng thời điểm đưa tin, thời điểm tổ chức buổi nói chuyện. Nếu buổi nói chuyện được tổ chức đúng thời điểm thì sức thu hút của nó đối với người nghe càng lớn, vì đó là một điều kiện giúp con người hành động có hiệu quả. Nếu triển khai kế hoạch tuyên truyền chậm, thông tin thiếu tính thời sự thì hiệu quả tác động kém, sức hấp dẫn bị hạn chế.
Để đáp ứng yêu cầu này, một mặt cần nắm vững chương trình, kế hoạch tuyên truyền của cấp uỷ hoặc cấp trên đề ra; mặt khác, bằng bản lĩnh chính trị, sự nhạy cảm và tính năng động nghề nghiệp, cán bộ tuyên truyền có thể chọn một trong số những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách nhất, những sự kiện có tiếng vang lớn, đang diễn ra và đang kích thích sự quan tâm của đông đảo quần chúng làm chủ đề cho nội dung tuyên truyền. Những vấn đề và sự kiện như vậy thường có sức mạnh thông tin, cổ vũ cao, tác động sâu sắc đến ý thức và hành vi của con người.
Hướng vào phản ánh những vấn đề bức xúc trong phong trào cách mạng của quần chúng, các điển hình tiên tiến trong thực hiện đường lối, chính sách của Đảng; phát hiện, giải đáp kịp thời có sức thuyết phục những vấn đề do thực tiễn cuộc sống sinh động đang đặt ra là một trong những cách thức nâng cao tính cấp thiết, tính thời sự của nội dung tuyên truyền miệng.
Phải đảm bảo tính tư tưởng và tính chiến đấu
Bài nói của cán bộ tuyên truyền có mục đích tư tưởng rất rõ rệt. Mục đích tư tưởng này do chức năng của công tác tuyên truyền đặt ra và là đặc trưng cơ bản nhất trong hoạt động nghề nghiệp của cán bộ tuyên truyền. Khi nói trước công chúng, cán bộ tuyên truyền thực hiện chức năng của nhà tư tưởng bằng công cụ lời nói, bằng nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Nội dung tuyên truyền miệng dù về đề tài gì, trước đối tượng công chúng nào cũng đặt ra không chỉ mục đích thông tin mà quan trọn aw g hơn là mục đích tác động về mặt tư tưởng nhằm hình thành niềm tin và cổ vũ tính tích cực của con người. Cho nên, nội dung tuyên truyền miệng không chỉ đạt tới yêu cầu cung cấp thông tin đa dạng, nhiều chiều, hấp dẫn, mà quan trọng hơn là đạt tới yêu cầu định hướng thông tin. Nội dung tuyên truyền miệng không chỉ nhằm cung cấp thông tin về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về những sự kiện quan trọng trong nước và trên thế giới mà quan trọng hơn là qua thông tin đó định hướng nhận thức, giáo dục tư tưởng, quán triệt quan điểm và hướng dẫn hành động của quần chúng.
Tính tư tưởng, tính chiến đấu đòi hỏi cán bộ tuyên truyền khi thông tin về những quan điểm khác nhau phải có chính kiến rõ ràng, phân tính theo lập trường, quan điểm của Đảng; khi nêu các hiện tượng tiêu cực, lạc hậu, các tư tưởng xa lạ, đối lập phải tỏ rõ thái độ phê phán kiên quyết, triệt để, tránh gây hoài nghi, hoang mang, làm giảm lòng tin của công chúng bởi cái gọi là “thông tin nhiều chiều” thiếu cơ sở khoa học.
Căn cứ vào kế hoạch đề tài tuyên truyền của cấp uỷ, những đặc trưng trên, thực tế tình hình tư tưởng xã hội, đặc điểm đối tượng, cán bộ làm công tác tuyên truyền cần lựa chọn nội dung tuyên truyền miệng cho phù hợp.
Nguồn: tuyengiaonamdinh.vn (bài viết của PGS.TS. Lương Khắc Hiếu)