Phân tích thỏa ước và Hiệp định thư Madrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa để thấy rõ một trong các các nội dung này ?
Luật sư tư vấn:
1. Sản phẩm trí tuệ là gì ?
Hiểu một cách đơn giản nhất: Sản phẩm trí tuệ là sản phẩm vô hình và được pháp luật của các quốc gia bảo hộ. Các sản phẩm trí tuệ là quyền tài sản của chủ thể được pháp luật bảo hộ.
Nếu nhìn sản phẩm trí tuệ dưới góc nhìn của luật sở hữu trí tuệ thì sản phẩm trí tuệ chính là đối tượng được bảo hộ/Bảo vệ của luật sở hữu trí tuệ như: Nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, giống cây trồng … Mỗi một quốc gia có quan niệm khác nhau về các đối tượng bảo hộ này (sản phẩm trí tuệ) nhưng đều dựa trên những hiệp định đa phương về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong đó có Hiệp định thư Madrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa hay nhiều hiệp định khác (xem: Hiệp định TRIPS là gì ? Mục tiêu và các nội dung cơ bản của hiệp định TRIPS)
2. Tại sao cần bảo hộ sản phẩm trí tuệ trên phạm vi toàn cầu ?
Những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thường diễn ra trong phạm vi một quốc gia và trên phạm vi toàn thế giới bởi tính hữu ích của các sản phẩm trí tuệ có sự lan tỏa rất rộng. Các sản phẩm trí tuệ do đặc điểm vô hình cho nên việc quản lý rất phức tạp trong phạm vi của một quốc gia và trên thế giới. Nhằm có sự thống nhất trong việc quản lý, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể có quyền đối với các sản phẩm sáng tạo trí tuệ, sử dụng sản phẩm trí tuệ nhằm tạo ra hàng hóa và đáp ứng nhu cầu về tinh thần của con người, cho nên cần thiết phải có sự kết hợp và thống nhất trong việc bảo hộ quyền sở hữu đối với các sản phẩm sáng tạo trí tuệ trên phạm vi toàn thế giới.
Các công ước, các thỏa ước, hiệp ước, hiệp định về sở hữu trí tuệ được xác lập, nhằm bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của người tạo ra sản phẩm trí tuệ, người sử dụng, chủ sở hữu của các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ. Những công ước, hiệp ước, thỏa ước và hiệp định quốc tế quan trọng về quyền sở hữu trí tuệ cần được xác định, phần tích để làm rõ những nội dung pháp lý quan trọng của các văn bản này, giúp cho bạn đọc, nhà sản xuất, nhà phần phối, nhập khẩu, lưu thông và mua bán hàng hóa liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ tránh được những rủi ro; mặt khác giúp cho người quan tâm, người học tập, người nghiên cứu giảng dạy và người tạo ra các sản phẩm trí tuệ luôn luôn chủ động tham gia vào quan hệ pháp luật thuộc quyền sở hữu trí tuệ.
3. Thỏa ước và Hiệp định thư Madrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa
Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid ngày 8 tháng 3 năm 1949. Những năm đầu của thế kỷ XXI đã có 56 nước thành viên tham gia thỏa ước và 81 nước tam gia Nghị định thư Madrid. Việt Nam tham gia Thỏa ước và Nghị định Madrid từ ngày 11 tháng 7 năm 2006.
Quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng mở rộng. Thực tế đã minh chứng, một quốc gia muốn phát triển kinh tế, văn hóa thì không thể là một quốc gia khép kín, “cấm chợ, ngăn sông” và biệt lập tuyệt đối về giao thương với các quốc gia khác trong khu vực và trên toàn thế giới. Dựa trên điều kiện phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới, thì sản xuất tạo ra hàng hóa cũng ngày một tăng đa dạng về chủng loại và công dụng. Vì vậy, việc bảo hộ nhãn hiệu thật sự cần thiết không những bảo vệ nhà sản xuất tạo ra những hàng hóa có chất lượng tốt, đồng thời còn ngăn chặn được việc làm hàng giả gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Hiệp định Madrid về đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu quy định về việc đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài kể cả thương hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ tại Văn phòng Quốc tế của WIPO ở Geneva. Theo Hiệp định này, việc đăng ký quốc tế có hiệu lực ở các quốc gia tham gia công ước, ngoài nước xuất xứ.
Để được bảo hộ nhãn hiệu theo hiệp định này, thì người xin đăng ký nhãn hiệu phải là công dân của nước tham gia công ước, hoặc người này phải đang cư trú hoặc có trụ sở công nghiệp hay trụ sở thương mại ở nước tham gia công ước. Nhãn hiệu của người này đã được đăng ký lần đầu tiên tại Văn phòng đăng ký nhãn hiệu quốc gia hoặc khu vực của nước xuất xứ. Khi có hiệu lực, việc đăng ký quốc tế được Văn phòng quốc tế công bố và thông báo đến các nước tham gia công ước được biết.
Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vự sở hữu trí tuệ bạn có thể sử dụng: Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật qua email hay Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi: 1900.0191, hoặc có thể Đặt lịch để gặp Luật sư của LVN Group tư vấn trực tiếp tại văn phòng. Đội ngũ Luật sư của LVN Group của Công ty luật LVN Group luôn sẵn sàng phục vụ bạn./.