Tại cuộc hội thảo “Xây dựng thông tư về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin cá nhân (blog)” chiều 27/11, Thứ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Đỗ Quý Doãn khẳng định: “Thông tư này ra đời không phải là để giải quyết hết mọi vấn đề liên quan đến blog. Nó chỉ mang tính định hướng. Nó sẽ tạo ra một hành lang pháp lý cơ bản cho hoạt động của người viết blog (blogger). Sẽ không có chuyện quản lý theo dạng hành chính như các loại hình khác” 

>> Luật sư tư vấn Luật sở hữu Trí tuệ qua điện thoại (24/7) gọi số:  1900.0191

Tháng 8/2008, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 97, quy định về quản lý sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet, vấn đề quản lý blog đã được đặt ra và thu hút sự quan tâm của dư luận. Đặc biệt, sau một số vụ phát tán “clip sex” qua các trang mạng và blog, vấn đề này lại càng trở nên nóng bỏng. Ông Doãn cho biết: “Tại bất cứ một diễn đàn nào, bất cứ hội nghị nào liên quan đến Internet, đều có người hỏi: Bao giờ có việc quy định về hoạt động blog? Thậm chí, khi ra đời Cục Quản lý Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử, rất nhiều tờ báo rút tít là: “Sẽ có quy chế quản lý blog”, chứ không phải thông tin về ra đời Cục này”.

Khi đó báo chí và dư luận đặt nhiều câu hỏi về những khó khăn về kỹ thuật, tính pháp lý khi quản lý blog. Đặc biệt là vấn đề có “xâm phạm” vào chuyện riêng tư cá nhân không khi quản lý blog, ông Doãn cho biết: “Nhiều hãng thông tấn báo chí nước ngoài rất quan tâm đến việc này. Người ta thắc mắc chuyện chúng ta can thiệp vào trang nhật ký cá nhân. Tức là người ta chưa hiểu. Thông tư chỉ là cơ sở để các blogger hoạt động. Cơ quan Nhà nước không can thiệp vào chuyện riêng tư của mọi người trên blog”.

Ông Doãn nhấn mạnh: “Thông tư này là để đưa ra những chế định, chế tài cho hoạt động blog. Tôi rất ít khi dùng từ quản lý blog”.

Theo dự thảo thông tư đang được Bộ Thông tin – Truyền thông đưa ra lấy ý kiến, chủ sở hữu blog phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin trên blog của mình. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến có dịch vụ blog phải ngăn chặn và loại bỏ những thông tin vi phạm quy định. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước. Với những người khai thác dịch vụ blog, các hành vi bị nghiêm cấm là: cung cấp, truyền đi hoặc đặt liên kết trực tiếp với những thông tin vi phạm quy định của pháp luật. Truyền bá các tác phẩm, thông tin, hình ảnh vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, báo chí, xuất bản. Sử dụng trái phép các thông tin, hình ảnh của cá nhân.

Anh Nguyễn Hữu,cử nhân Luật, Quản trị viên website Luatviet:

“Theo tôi, các đối tượng sử dụng site cá nhân chủ yếu là giới trẻ có tri thức, có kiến thức về công nghệ. Vì thế, việc quản lý trước hết cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nhận thức cho đối tượng này.

Ngoài ra, cần xây dựng những hệ thống mạng xã hội chính thống tạo sân chơi cho lớp trẻ, định hướng cho họ nhìn nhận về tác hại của blog bẩn. Ta cũng nên đặt quan hệ với các mạng xã hội nước ngoài để họ cung cấp các thông tin liên quan. Nếu chúng ta đưa ra được các chứng cứ có tác dụng xấu đến xã hội của các blog này, có thể họ sẽ khoá hoặc xoá blog đó”.

AnhNguyễn Văn Linh, khu Trung Hoà, Nhân Chính, HN:

“Chúng ta cần xem lại Luật xuất bản xem xuất bản thông tin cá nhân có thuộc phạm vi Luật không. Trừ phi các thông tin trên mạng thuộc về lĩnh vực xuất bản thì nó sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật, còn không thì nó thuộc về đời sống cá nhân, chịu sự điều chỉnh của xã hội. Tôi nghĩ việc vận động tuyên truyền sẽ có tác dụng rất lớn. Tuy nhiên, nếu chúng ta có các quy định cụ thể thì khi xử lý các vi phạm dễ dàng hơn”. 

Phượng Hoàng(ghi)

Đắc Kiên
Nguồn: Báo Điện tử Gia đình và xã hội

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
———————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ LIÊN QUAN:
1. Dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ;

2. Tư vấn đăng ký mã số, mã vạch;

3. Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả;

3. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hoa Kỳ;

4. Tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;

5. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại EU;

6.  Dịch vụ tư vấn bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp;