Không còn trùng tên, không còn lầm lẫn

Theo qui định hiện nay, doanh nghiệp thành lập sau không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký thành lập trước đó – trong phạm vi một tỉnh, thành. Có nghĩa là giả sử tại TP.HCM đã có công ty mang tên Ta Chiến Thắng thì Sở KH& ĐT TP.HCM sẽ không cấp phép cho người nào thành lập công ty có tên Ta Chiến Thắng nữa. Tuy nhiên, nếu việc này diễn ở ra Đà Nẵng chẳng hạn, và nếu ở Đà Nẵng chưa có công ty nào mang tên Ta Chiến Thắng thì Sở KH&ĐT vẫn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Khi đó, xem như trên lãnh thổ Việt Nam đã có cùng lúc 2 công ty cùng có tên là Ta Chiến Thắng ( ở TP.HCM và Đà Nẵng).

>> Luật sư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.0191

Tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Ảnh minh họa

Cứ như vậy suy rộng ra, có thể thấy thậm chí sẽ dẫn đến trường hợp trong cả nước cùng lúc có tới vài chục công ty cùng có tên là Ta Chiến Thắng.

Rõ ràng, việc nhiều công ty có tên giống nhau y chang sẽ gây ra rất phiền toái, trên nhiều phương diện. Đối với doanh nghiệp thì bị ảnh hưởng đến “quyền nhân thân” – là quyền có tên riêng. ( Riêng ở đây phải hiểu là sự độc lập, khác biệt). Còn đối với khách hàng và người tiêu dùng thì có thể sẽ bị lầm lẫn hàng hóa của Ta Chiến Thắng TP. HCM với Ta Chiến Thắng Đà Nẵng

( Trong khi đó, đối với các tổ chức hành nghề Luật sư của LVN Group thì từ lâu Bộ Tư pháp đã qui định không cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề Luật sư của LVN Group ( Văn phòng Luật sư của LVN Group, Công ty luật hợp danh, …) có tên trùng với tổ chức hành nghề Luật sư của LVN Group đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc).

Nếu dự thảo mới lần này, hy vọng sẽ không còn tình trạng trùng tên và do vậy sẽ hạn chế tối đa được chuyện nhầm lẫn giữa “ông” doanh nghiệp này với “bà” doanh nghiệp nọ.
 

Tên doanh nghiệp bằng tiếng anh : xem như OK

Dự thảo cũng quy định chặt chẽ hơn về cách đặt tên riêng doanh nghiệp.
 

Theo đó, doanh nghiệp không được phép đặt tên công ty bằng cách lấy/sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của các tổ chức, cá nhân đã đăng ký và được bảo hộ trước để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp mình.
 

Ví dụ : công ty Cocacola Việt Nam có sản phẩm nước cam Fanta, đã đăng ký nhãn hàng hóa và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu này. Khi đó, dù chưa có công ty nào mang tên Fanta thì Sở KH&ĐT cũng từ chối việc bất kỳ ai đăng ký thành lập doanh nghiệp lấy tên là Fanta.
 

Việc lầm lẫn giữa tên doanh nghiệp và tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa … hiện nay vẫn còn khá phổ biến – trong nhận thức của nhiều người. Quí vị cần lưu ý rằng đây là hai đối tượng khác nhau. Việc đặt tên doanh nghiệp được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp, trong khi việc đặt và đăng ký tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa … thuộc sự điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ.
 

Ngoài ra, hiện nay Nghị định 88 quy định tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt. Quy định như vậy thực tế đã làm hạn chế sự thuận tiện trong việc đặt tên doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nhân nào cũng hiểu rằng tên doanh nghiệp phải đơn giản, ấn tượng, dễ đọc. Và nhất là sao cho người VN đọc cũng được mà người “tây” đọc cũng được. Qui định như hiện nay cũng gần đồng nghĩa với việc tên doanh nghiệp không được đặt bằng tiếng Anh. Trong nhiều trường hợp, công ty phải “đẻ” thêm ra cái tên thứ hai thường gọi là “tên giao dịch bằng tiếng anh” và khi giao dịch, ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài doanh nghiệp VN phải “chuyển thể” tên tiếng Việt của mình sang tên tiếng Anh.
 

Trong nhiều trường hợp việc chuyển thể này khá khiên cưỡng, kỳ cục. Ví dụ : Công ty Hoàn Mỹ, khi chuyển sang tiếng Anh thì trở thành Perfect – nghe lạ hoắc, không thấy liên quan gì đến chữ Hoàn Mỹ. Mà nếu viết tiếng Việt không dấu thì là Hoan My – khó có người Việt nào hiểu đó có ý nghĩa là “hoàn mỹ” – như đúng “ý nguyện” của những người thành lập công ty.
 

Nay dự thảo mới đưa ra quy định khác đi một chút nhưng theo hướng thuận tiện hơn nhiều. Đó là “Tên doanh nghiệp viết được bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W”. Việc cho kèm các chữ cái ngoài bảng chữ cái tiếng Việt cũng đồng nghĩa với việc cho đặt tên bằng tiếng Anh.

VD: Chẳng hạn : tên công ty của chúng tôi là : Công ty SUNHOUSE – tuy là tiếng việt nhưng nói là tiếng anh thì cũng được vậy.

Tham khảo văn bản pháp luật thay thế:

>> Tải nghị định số 43/2010/NĐ-CP hướng dẫn luật doanh nghiệp năm 2005

Ngày 15 tháng 04 năm 2010 Chính phủ ban hành nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp: Nghị định mới về đăng ký doanh nghiệp – Kể từ ngày 01/6/2010, việc đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. Theo Nghị định này, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trước khi Nghị định này có hiệu lực không bắt buộc phải thực hiện thủ tục đổi sang giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp, mã số này đồng thời là mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế của doanh nghiệp. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác; khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực và không được sử dụng lại.

Ngành, nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi và mã hóa theo ngành cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, trừ những ngành, nghề cấm kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ được sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức đó. Kể từ ngày 01/01/2011, không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã giải thể. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày 31/12/2010, việc chống trùng, nhầm lẫn tên doanh nghiệp được thực hiện trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các doanh nghiệp đã đăng ký tên doanh nghiệp phù hợp với quy định hiện hành nhưng không phù hợp với quy định về chống trùng, nhầm lẫn tên doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc không bắt buộc phải đăng ký đổi tên; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp hoặc bổ sung tên địa danh để làm yếu tố phân biệt tên doanh nghiệp.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2010 và thay thế
Nghị định số 88/2006/NĐ-CPngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

Liên hệ Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật doanh nghiệp:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP

Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật doanh nghiệp, gọi:: 1900.0191

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:  [email protected]
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng.

PHÒNG LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP 

——————————————

THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

2. Dịch vụ tư vấn cơ cấu lại doanh nghiệp;

3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;

4. Tư vấn xây dựng quy chế hoạt động cho doanh nghiệp;

5. Luật sư tư vấn vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại;

6. Luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp.