Kiểm soát nội bộ sẽ giúp doanh nghiệp ngăn ngừa các sai phạm, giúp việc quản trị thêm thuận lợi.

Hữu danh vô thực

Trong Luật Doanh nghiệp có quy định, doanh nghiệp có 11 cổ đông trở lên phải lập ban kiểm soát với chức năng giám sát mọt hoạt động từ mua bán hàng, tài chính đến nhân sự và công nghệ thông tin.
Thực tế, vai trò của ban kiểm soát chỉ là hữu danh vô thực. Một khảo sát mới đây của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) chỉ ra rằng, kiểm soát nội bộ ở Việt Nam còn khá mờ nhạt và chưa được xem trọng. Phần lớn thành viên ban kiểm soát tại công ty cổ phần làm việc theo chế độ “kiêm nhiệm”. Chưa kể, tí lệ thành viên ban kiểm soát thực tế đều do hội đồng quản trị chỉ định. Năng lực và trình độ của thành viên ban kiểm soát luôn ở mức thấp hơn so với hội đồng quản trị. Vì thế, tiếng nói của ban kiểm soát thường ít có trọng lượng.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:  1900.0191

Ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng Ban Nghiên cứu chính sách vĩ mô của CIEM, cho rằng, thành viên ban kiểm soát nhiều khi hoạt động như người “đóng dấu”cho hội đồng quản trị và ban giám đốc. Và thể chế giám sát nội bộ, độc lập chuyên nghiệp nhằm cân bằng quyền lực của hội đồng quản trị, giám đốc và lợi ích của công ty, cổ đông gần như bị vô hiệu.

Có thể thấy rõ sự tê liệt của ban kiểm soát qua nhiều vụ vi phạm tại các doanh nghiệp. Tại Công ty Cố phần Mía đường La Ngà, suốt 8 tháng (từ 8.2007 – 4.2008), ông Phạm Như Hóa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc, đã chơi chứng khoán hết gần
18 tỉ đồng của Công ty mà không ai hay biết. Chỉ đến khi đại hội cổ đông thường niên bất ngờ bị hoãn, cổ đông nghi ngờ, vụ việc mới bị vỡ lở.

“Nổi đình nổi đám” nhất có lẽ là vụ việc diễn ra tại Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết. Giới quan sát không hiểu làm cách nào Bông Bạch Tuyết có thể giấu nhẹm những bê bối và phù phép các con số thua lỗ rất nhiều năm. Điều đáng nói là ban kiểm soát tại đây hầu như đã “im hơi lặng tiếng”.

Nguyên tắc “chia để trị”

Theo Mekong Capital, muốn kiểm soát nội bộ thành công, doanh nghiệp cần đảm bảo một số yêu cầu. Đó là môi trường văn hóa nhấn mạnh đến tính chính trực, đạo đức, phân công trách nhiệm rõ ràng; quy trình hoạt động và quy trình kiểm soát nội bộ phải được xác định bằng văn bản và truyền đạt rộng rãi đến toàn thể nhân viên; các hoạt động mang tính rủi ro như giao nhận hàng, lập hóa đơn, hạch toán, lập phiếu, hoa hồng cho nhà cung cấp, thanh toán, bảo vệ hàng tồn kho, kiểm soát tiền mặt…phải được tách bạch.
Việc xây dựng bộ phận kiểm soát nội bộ trong công ty cần thực hiện qua nhiều bước. Trước hết, doanh nghiệp phải xác định nhu cầu và mục đích cụ thể của bộ phận này. Sau đó, xác định rõ cơ cấu tổ chức, vai trò chức năng và quyền hạn của bộ phận. Kế đến là tuyển dụng đúng người.

Luật sư Nguyễn Ngọc Bích đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố kiểm soát lẫn nhau và việc tuân thủ nguyên tắc “chia để trị”. Ví dụ, một người không đảm trách một giao dịch từ đầu đến cuối; người đi thu, nhận tiền khác với người hạch toán vào sổ, phụ trách mua hàng, đặt hàng và nhận hàng là 3 người khác nhau…

Có như vậy, doanh nghiệp mới thiết lập được một cơ chế bảo vệ tài sản hiệu quả, ngăn ngừa và phát hiện các hành vi gian lận, lừa đảo, từ đó mới có thể giúp công ty phát triển bền vững.

Thủy Diệu

Nguồn:  Nhịp cầu đầu tư

———————————————-

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

2.Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

3. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

4. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5.Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;