1. Chỉ số sau (Lagging Indicator)

1.1. Định nghĩa

Chỉ số sau trong tiếng Anh là Lagging Indicator. Chỉ số sau hay chỉ báo chậm là một yếu tố kinh tế có thể đo lường được, chỉ thay đổi sau khi nền kinh tế đã bắt đầu đi theo một mô hình hoặc xu hướng cụ thể.

1.2. Ý nghĩa

Chỉ số sau cũng là một chỉ báo kĩ thuật theo dõi hành động giá (price action) của một tài sản cơ bản. 

– Các nhà giao dịch (Traders) sử dụng chỉ số sau để tạo ra tín hiệu giao dịch hoặc xác nhận sức mạnh của một xu hướng nhất định. Vì các chỉ báo sau chậm hơn giá của tài sản, sự thay đổi đáng kể trên thị trường đã diễn ra trước khi chỉ báo cung cấp tín hiệu về sự thay đổi.

Chỉ số sau là một dấu hiệu tài chính rõ ràng chỉ khi sự thay đổi lớn về kinh tế đã diễn ra. Do đó, các chỉ số sau xác nhận xu hướng dài hạn, nhưng không thể dự đoán được xu hướng.

– Một số ví dụ chung về các chỉ số sau bao gồm tỉ lệ thất nghiệp, lợi nhuận doanh nghiệp và chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm. Lãi suất là một chỉ số sau, vì lãi suất thay đổi như sự phản ứng đối với các biến động nghiêm trọng trên thị trường. Các chỉ số sau khác là các thước đo kinh tế, như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và cán cân thương mại.

– Các chỉ số sau có sự khác biệt tương đối với các chỉ số trước, chẳng hạn như chỉ số trước được sử dụng để dự báo và đưa ra dự đoán còn chỉ số sau thì không.

1.3. Ví dụ

Một ví dụ về chỉ số sau là sự giao nhau của các đường trung bình động, vì nó xảy ra sau khi một động thái giá nhất định đã xảy ra.

Các nhà phân tích kĩ thuật sử dụng đường trung bình ngắn hạn cắt lên đường trung bình dài hạn như một xác nhận để đặt lệnh mua, vì nó cho thấy sự gia tăng về khối lượng. Hạn chế của việc sử dụng chỉ báo sau trong giao dịch trên thị trường chứng khoán đó là một động thái đáng kể có thể đã xảy ra, dẫn đến việc nhà giao dịch bị đặt vào một tình huống quá trễ.

1.4. Các dạng chỉ số sau

Các chỉ số sau về kinh tế

Ủy ban Hội nghị Hoa Kỳ xuất bản một chỉ số hàng tháng về các chỉ số sau cùng với chỉ số của các chỉ số đi trước. Chúng bao gồm các chỉ số sau như thời gian thất nghiệp trung bình, lãi suất cơ bản trung bình mà các ngân hàng tính và sự thay đổi trong Chỉ số giá tiêu dùng cho dịch vụ.

Một số ví dụ chung về các chỉ số sau bao gồm tỷ lệ thất nghiệp, lợi nhuận doanh nghiệp và chi phí lao động trên một đơn vị sản lượng. Lãi suất cũng có thể là chỉ báo có độ trễ tốt vì lãi suất thay đổi như một phản ứng đối với những chuyển động nghiêm trọng trên thị trường. Các chỉ số sau khác là các phép đo kinh tế, chẳng hạn như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và cán cân thương mại (BOT).

Các chỉ số này khác với các chỉ số đi trước, chẳng hạn như doanh số bán lẻ và thị trường chứng khoán, được sử dụng để dự báo và đưa ra dự đoán.

Các chỉ số sau kinh doanh

Các chỉ số sau trong kinh doanh là một loại chỉ số hiệu suất chính (KPI) đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh sau thực tế, chẳng hạn như doanh số bán hàng, mức độ hài lòng của khách hàng hoặc sự tăng trưởng doanh thu. Chúng có thể khó hoặc không thể gây ảnh hưởng trực tiếp.

Bởi vì chúng ít nhất là một phần kết quả của các quyết định và hoạt động kinh doanh, chúng cung cấp cái nhìn sâu sắc về kết quả đạt được do cách thức hoạt động của một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng có thể theo dõi các chỉ số đi trước đo lường hiệu quả hoạt động nội bộ, chẳng hạn như mức độ tương tác của khách hàng hoặc sự hài lòng của nhân viên, những chỉ số này có thể bị ảnh hưởng trực tiếp hơn và dẫn đến những thay đổi trong các chỉ số sau.

Các doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ thông minh kinh doanh như trang tổng quan để đo lường, theo dõi và so sánh các chỉ số hiệu suất dẫn đầu và tụt hậu khác nhau.

Các chỉ số sau kỹ thuật

Một loại chỉ số sau khác là một chỉ báo kỹ thuật làm chậm giá hiện tại của tài sản, xảy ra sau khi một đợt di chuyển giá nhất định đã xảy ra. Một ví dụ về chỉ báo kỹ thuật có độ trễ là sự giao nhau của đường trung bình động.

2. Chỉ số nhanh (Leading indicator)

Leading Indicator là thuật ngữ dùng để chỉ dạng chỉ báo nhanh (tín hiệu luôn đi trước biến động giá). Có nghĩa biến động giá luôn dịch chuyển sau tín hiệu mà chỉ báo cung cấp. Các dạng chỉ báo nhanh thường gặp phải kể đến như CCIStochastic,.. 

Tập hợp chỉ báo nhanh Leading Indicator có xu hướng giao động trong phạm vi 2 giá trị cụ thể. Chẳng hạn nhưCCI luôn dao động quanh khoảng từ -100 đến 100 hoặc từ -200 đến 200 dựa theo tình hình thị trường. Trong khi đó chỉ báo Stochastic lại nằm trong giới hạn 2 đường có phạm vi từ 0 đến 100. 

Chính bởi bị giới hạn bởi 2 đường nên khi nhóm Leading Indicator di chuyển đến gần đường biên sẽ lập tức rơi vào phạm vi của khu vực quá mua. Lúc đó thị trường bắt đầu điều chỉnh theo hướng giảm.

Ngược lại khi chỉ báo nhanh di chuyển đến gần vị trí sát với đường biên dưới đồng nghĩa đã rơi vào vùng giá quá bán. Lúc này, thị trường lập tức điều chỉnh tăng 

Từng loại chỉ báo Leading Indicator lại cung cấp thông tin, tín hiệu khác nhau về diễn biến thị trường. Trong số này chỉ có một vài chỉ báo có khả năng cung cấp nguồn tín hiệu chính xác.

Nhóm chỉ báo nhanh hoạt động hiệu quả nhất khi thị trường có xu hướng rõ ràng. Tỷ lệ thu về lợi nhuận khá cao nếu nhà đầu tư lựa chọn đi theo xu hướng. Cụ thể khi thị trường dịch chuyển đi lên thì lệnh mua thường tỏ ra hiệu quả hơn so với lệnh bán.

3. Đánh giá ưu nhược điểm của trị của Leading Indicator và Lagging Indicator 

Bất kỳ công cụ chỉ báo nào trong phân tích kỹ thuật đều không đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Ngay cả với nhóm chỉ báo Leading Indicator và Lagging Indicator cũng vậy.

3.1. Ưu và nhược điểm của Leading Indicator 

  • Ưu điểm: Cung cấp tín hiệu sớm hơn xu hướng thị trường giúp nhà đầu tư nắm bắt tốt cơ hội, đón trước xu thế thị trường. 
  • Nhược điểm: Phản ứng quá nhanh của chỉ báo dễ khiến nhà đầu tư rơi vào bẫy phá giá, vẫn tồn tại rủi ro nhất định.

3.2. Ưu và nhược điểm của Lagging Indicator

  • Ưu điểm: Một trong những ưu điểm chính của chỉ báo chậm đó là khả năng nắm bắt một biến động và ở lại trong đó.

Giả dụ thị trường đang có biến động liên tục, các chỉ báo bám xu hướng có thể dễ sử dụng và mang lại lợi nhuận cao.

Xu hướng càng kéo dài, tín hiệu càng ít đi và lượng giao dịch cũng vậy.

Ưu điểm của các chỉ báo bám xu hướng bị mất đi khi thị trường biến động trong vùng giằng co. Một nhược điểm khác đó là tín hiệu thường đến trễ.

Tại thời điểm xảy ra giao cắt đường MA, một phần đáng kể của biến động đã xảy ra rồi. Vào ra thị trường muộn có thể làm ảnh hưởng tới tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro.

  • Nhược điểm: Bạn sẽ bị trễ khi tìm điểm entry trên thị trường.

4. Nên sử dụng chỉ báo nhanh hay chỉ báo chậm

Trên thực tế, nếu bạn chỉ sử dụng chỉ báo nhanh thì sẽ bị nhiều tín hiệu sai.

Còn các chỉ báo chậm chỉ đưa ra tín hiệu sau khi giá đã thay đổi rõ ràng đang hình thành một xu hướng.

Do đó bạn phải vào lệnh chậm hơn thị trường một chút và thường thì mức tăng lớn nhất của một xu hướng xảy ra trong một vài nến đầu tiên. Nếu chỉ sử dụng chỉ báo chậm thì bạn sẽ bỏ lỡ phần lớn lợi nhuận.

Do đó cả hai chỉ báo nhanh lẫn chậm này đều hỗ trợ cho nhau, nhưng đôi khi chúng lại đối lập nhau.

Chúng tôi không thể nói bạn nên dùng chỉ báo nào hay kết hợp cả hai với nhau. Điều đó phụ thuộc vào bạn. Nhưng một điều chắc chắn, bạn cần hiểu rõ bản chất mỗi loại là gì, cũng như ưu nhược từng loại, để đưa ra quyết định cho riêng mình.

5. Lưu ý khi thực hiện giao dịch với Leading Indicator và Lagging Indicator 

Không có một công thức cụ thể nào để giao dịch với nhóm chỉ báo Leading Indicator và Lagging Indicator.

5.1. Không nên lạm dụng chỉ báo dạng mũi tên 

Hầu hết trader mới tham gia thị trường đều ưa thích sử dụng dạng chỉ báo mũi tên đi lên hoặc đi xuống. Khi mũi tên đi có nghĩa nó đang cung cấp tín hiệu đặt lệnh mua vào, ngược lại khi mũi tên chỉ xuống lại cho biết tín hiệu đặt lệnh bán ra.

Ưu điểm của chỉ báo dạng chỉ báo này là trader không cần phải quan tâm thị trường đang diễn biến như thế nào mà chỉ cần nhìn vào hướng dịch chuyển của mũi tên. Nhưng chính kiểu này lại khiến trader mất đi khả năng phân tích phán đoán.

Nếu gặp phải dạng chỉ báo Fake chúng sẽ vùi dập kỹ năng và làm tiêu tan tài khoản của trader bởi tín hiệu cung cấp chỉ mang tính máy móc, không bám sát thực tế. Dạng chỉ báo mũi tên chỉ thực phù hợp với thị trường Binary Option mà thôi.

5.2. Cần hiểu rõ bản chất chỉ báo đang sử dụng 

Đa phần nhóm chỉ báoLeading Indicator hay Lagging Indicator đều có công thức tính toán cụ thể, dựa trên chính bản chất của chỉ báo đó. Thế nhưng lại không nhiều trader quan tâm đến điều này. Bởi ai cũng cho rằng công việc tính toán đã có phần mềm MT4 lo hết.

Đúng là phần mềm MT4 đã hỗ trợ hết hết phần tính toán nhưng bạn cần nhớ rằng mỗi công thức được xây dựng dựa vào chính tính chất của từng chỉ báo. Nếu không nắm rõ công thức có nghĩa bạn chưa hiểu rõ đặc tính của chỉ báo.

Vậy nên trước khi sử dụng bất kỳ dạng chỉ báo nào, bạn cần phải tìm hiểu kỹ tính chất của chỉ báo đó. Từng thành phần trong công thức tính toán, bạn không nhất thiết phải tự tay tính toán nhưng cần nắm rõ để có sự so sánh đối chiếu khi phân tích.

5.3. Tín hiệu chỉ báo vẫn có sự xung đột 

Không ít trader gặp phải tình trạng dù sử dụng với cùng mục đích nhưng tín hiệu từ chỉ báo lại có sự xung đột. Lý do là bởi công thức tính không giống nhau.

Chính bởi vậy nếu càng có nhiều chỉ báo cung cấp tín hiệu giống nhau thì tín hiệu đó lại càng có tính chính xác cao. Ngược lại nếu tín hiệu của các chỉ báo cung cấp có sự xung đột với nhau thì bạn cần thận trọng khi đặt lệnh giao dịch.

6. Tổng kết 

Các công cụ chỉ báo Indicator luôn song hành cùng trader trong mọi chiến lược giao dịch. Tín hiệu mà chúng cung cấp có thể đến nhanh hoặc chậm nhưng vẫn là căn cứ cần thiết để nhà đầu tư phán đoán tình hình thị trường. 

*Nguồn tham kháo: https://kinhdoanhthongminh.net/lay-lai-ma-authenticator-1647663939/