1. Giới thiệu vấn đề
Tâm lý học hoạt động là học thuyết do các nhà tâm lý học Xô Viết sáng lập bao gồm: L.X.Vugotxki (1896 – 1934); X.L Rubinstein (1902 – 1960); A.N Leonchev (1903 – 1979) cùng với nhiều nhà tâm lý của Đức, Pháp, Bungari sáng lập.
Theo đó, tâm lý học hoạt động lấy Triết học Mác – Lênin làm cơ sở lý luận và phương pháp luận.
2. Tâm lý học hoạt động
Tâm lý học hoạt động là một trong những thành tựu nổi bật của Tâm lý học Xô viết thế kỷ XX do L.X.Vugotxki; X.L Rubinstein; A.N Leonchev – các nhà tâm lý học Xô Viết sáng lập. Theo đó, nhà tâm lý L.X.Vugotxki khởi xướng từ những năm 1925. Sau khi ông qua đời, A.N Leonchev và các cộng sự đã phát triển cả về lý thuyết lẫn thực nghiệm, trở thành nguyên tắc cơ bản, quan điểm mới cho việc nghiên cứu tâm lý người, nhất là tâm lý trẻ em.
Hay ở Việt Nam, từ đầu những năm 1980 đến nay, lý thuyết Tâm lý học hoạt động được truyền bá ở Việt Nam, trước hết bởi Phạm Minh Hạc và Hồ Ngọc Đại, trở thành một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản cho hầu hết các công trình nghiên cứu Tâm lý học, Giáo dục học .
Theo Phạm Minh Hạc cho rằng: “Tâm lý học hoạt động là tâm lý học lấy phạm trù hoạt động làm nền tảng, giúp ta hiểu được bản chất quá trình phát triển tâm lý của trẻ là quá trình con người lĩnh hội những thành tựu do các thế hệ trước tạo ra và truyền đạt lại cho, và trên cơ sở đó tự hình thành nên đời sống tâm lý (nhận thức, tình cảm, đạo đức …) của bản thân mình”.
Hoạt động là một phạm trù bao quát rộng lớn, là “phương thức tồn tại của con người”; cuộc sống của con người là “những dòng hoạt động đan xen nhau”; bản chất tâm lý của hoạt động tồn tại và biến hoá vô cùng linh động, phong phú trong mỗi dạng hoạt động đặc thù của con người. Hoạt động trong Tâm lý học được hiểu là sự thống nhất biện chứng, chuyển hoá lẫn nhau giữa hoạt động thực tiễn, cảm tính bên ngoài và hoạt động tâm lý, trí óc bên trong, hay còn gọi là cơ chế “xuất tâm” – “nhập tâm”…
Ta có thể hiểu hoạt động là quá trình chủ thể tác động vào đối tượng bằng các hành động, thao tác với các công cụ, phương tiện phù hợp, nhằm biến đổi, chiếm lĩnh đối tượng theo những động cơ, mục đích nhất định.
Định nghĩa này bao gồm các thành tố có mối quan hệ tương tác, chuyển hoá lẫn nhau theo cả chiều ngang và dọc, tạo nên “cấu trúc vĩ mô của hoạt động” :
Để triển khai hoạt động, một mặt chủ thể phải lĩnh hội được những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với việc sử dụng các công cụ phương tiện; mặt khác hoạt động được định hướng, thúc đẩy, điều chỉnh bởi những động cơ, mục đích có ý thức rõ rệt.
Lý thuyết hoạt động bắt đầu với khái niệm hoạt động. Một hoạt động được xem như là một hệ thống “thực hiện” của con người, theo đó một chủ thể làm việc trên một đối tượng để đạt được kết quả mong muốn. Để làm điều này, chủ thể sử dụng các công cụ, có thể là bên ngoài (ví dụ: rìu, máy tính) hoặc bên trong (ví dụ: kế hoạch). Như một minh họa, một hoạt động có thể là hoạt động của một trung tâm cuộc gọi tự động. Như chúng ta sẽ thấy ở phần sau, nhiều đối tượng có thể tham gia vào hoạt động và mỗi đối tượng có thể có một hoặc nhiều động cơ (ví dụ: cải thiện quản lý nguồn cung cấp, thăng tiến nghề nghiệp hoặc giành quyền kiểm soát nguồn năng lượng quan trọng của tổ chức). Một ví dụ đơn giản về hoạt động trong trung tâm cuộc gọi có thể là một nhà điều hành điện thoại (chủ thể) đang sửa đổi hồ sơ thanh toán của khách hàng (đối tượng) để dữ liệu thanh toán chính xác (kết quả) bằng cách sử dụng giao diện người dùng đồ họa cho cơ sở dữ liệu (công cụ).
Nhà tâm lý Kuutti xây dựng lý thuyết hoạt động dưới dạng cấu trúc của một hoạt động. “Hoạt động là một hình thức thực hiện hướng đến một đối tượng và các hoạt động được phân biệt với nhau tùy theo đối tượng của chúng. Biến đối tượng thành kết quả thúc đẩy sự tồn tại của một hoạt động. Một đối tượng có thể là một vật vật chất, nhưng nó cũng có thể ít hữu hình hơn.”
3. Phân tích cơ sở đổi mới phương pháp giao dục Việt Nam
Có nhiều quan điểm, nhiều cách tiếp cận, nhiều cấp độ trong việc vận dụng Tâm lý học hoạt động vào thực tiễn giáo dục và đổi mới phương pháp giáo dục.
Chúng ta sẽ tiếp cận theo hướng vận dụng các cấp độ của cấu trúc hoạt động vào phân tích hoạt động học của học sinh. Cụ thể:
a. Cấp độ chủ thể và đối tượng. Con người nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng, bao giờ cũng tồn tại trong tương quan với n các khách thể; chỉ khi họ chăm chú hướng vào một khách thể nào đó và tích cực, say mê hoạt động chiếm lĩnh khách thể đó, thì lúc ấy họ mới thực sự trở thành chủ thể hoạt động và khách thể kia mới thực sự thành đối tượng của hoạt động. Từ đó giữa chủ thể và đối tượng mới có sự tương tác, chuyển hoá lẫn nhau một cách sâu sắc. A.N. Lêônchiep coi nhu cầu của chủ thể gặp đối tượng là “hiện tượng kỳ thú” trong tâm lý học. Đối với học sinh hay sinh viên – đối tượng học tập của họ là môn học, bài học, những vấn đề họ có nhu cầu, khao khát chiếm lĩnh để hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của mình theo những mong đợi của bản thân, gia đình, xã hội. Do vậy giữa chủ thể và đối tượng phải tạo được mối tương tác tích cực: Đối tượng hấp dẫn và có ý nghĩa, chủ thể tích cực hoạt động phát hiện, chiếm lĩnh… đối tượng. Đổi mới phương pháp giáo dục phải gắn bó mật thiết với đổi mới nội dung đối tượng và tất cả đều nhằm đáp ứng nhu cầu của người học, có vậy mới kích thích ở họ tính tích cực từ bên trong, tạo nên sự khát khao, thích thú, say mê hoạt động chiếm lĩnh đối tượng.
b. Cấp độ hoạt động và động cơ. Khi chủ thể tích cực hoạt động hướng vào đối tượng cũng là quá trình hình thành, phát triển động cơ hoạt động. “Động cơ là cái vì nó mà người ta hoạt động”. Con người hoạt động vì nhiều động cơ khác nhau, A.N. Lêônchiép gọi là hệ thống thứ bậc động cơ của nhân cách.
Trong hệ thống đó có một động cơ ưu thế, nổi trội, sẽ chi phối các động cơ khác. Học sinh, sinh viên học vì cái gì, đó là động cơ của hoạt động học tập. =
=> Trả lời cho câu hỏi đó, có thể nói học sinh, sinh viên học vì sợ bị trừng phạt; học vì điểm số cao để được thưởng; học vì muốn tự khẳng định mình; học vi đền ơn, đáp nghĩa cha mẹ, thầy cô; học vì thích thú, say mê chiếm lĩnh đối tượng … Các động cơ đó tồn tại trong chủ thể như một hệ thống đan xen nhau, tương hỗ nhau, hoặc đấu tranh nhau phức tạp. Nhưng thực ra động cơ nào mạnh hơn, chiếm ưu thế hơn sẽ lấn át các động cơ khác để thúc đẩy hoạt động của chủ thể.
=> Theo Tâm lý học hoạt động trong những động cơ học tập nêu trên, động cơ vì đối tượng, say mê chiếm lĩnh đối tượng là động cơ chân chính, đích thực, bền vững làm phát triển nhân cách người học. Từ đó cho thấy, điểm cơ bản nhất của đổi mới phương pháp giáo dục là thu hút học sinh, sinh viên hướng vào những đối tượng có giá trị, tự mình chủ động, tích cực hoạt động chiếm lĩnh đối tượng và nuôi dưỡng động cơ đối tượng trở thành ưu thế trong hệ thống thứ bậc động cơ của nhân cách.
c. Cấp độ hành động và mục đích. Hoạt động muốn triển khai được, chủ thể phải tiến hành một hệ thống hành động và thao tác phù hợp để khám phá đối tượng. Để giải quyết một bài học, thực hiện một nhiệm vụ, chủ thể phải tiến hành một hệ thống hành động phù hợp. Hành động có hai mặt gắn liễn nhau:
– Mục đích của hành động và kỹ năng thực hiện hành động;
– Mục đích của hành động chính là đối tượng, động cơ được cụ thể hoá. Cũng có các mục đích đối tượng và mục đích phương tiện.
=> Từng bài học được giải quyết chắc chắn, các mục đích, mục tiêu đạt được sẽ nuôi dưỡng, hình thành nên động cơ đối tượng; đồng thời quá trình hành động tạo ra sản phẩm cũng là sự hiện thực hoá năng lực bản thân và hình thành nên năng lực mới của chủ thể hoạt động.
Nhà tâm lý P. Ia. Galperin đã đi sâu nghiên cứu thực nghiệm “các giai đoạn hình thành hành động trí tuệ” ở học sinh nhỏ bằng cách là tổ chức quy trình hành động thực tiễn, bên ngoài để chuyển dần thành hành động trí tuệ tương ứng và được rút gọn ở trong óc .
Đối với nhà tâm lý A. Kossakowski và cộng sự nghiên cứu sâu về các yếu tố tâm lý trong việc tự điều khiển các hành động: Hành động định hướng, hành động thực hiên, hành động điều khiển các kích thích, hành động kiểm tra ở học sinh trong học tập và một số dạng hoạt động khác.
d. Cấp độ thao tác và công cụ/ phương tiện. Hồ Ngọc Đại là người triệt để đi sâu vào cấp độ thao tác của hành động để thiết kế “quy trình công nghệ giáo dục”. Ông phân giải môn học (đối tượng của hoạt động học tập) thành hệ thống bài học (khái niệm) rồi phân tích mỗi bài học thành hệ thống việc làm và mỗi việc làm thành chuỗi thao tác logic, theo một quy trình tuyến tính. “Chuỗi các thao tác làm thành quy trình công nghệ của bài học”. Chính cái “quy trình công nghệ” này đem áp dụng đồng loạt cho tất cả các môn học, các cấp, bậc học lại thành vấn đề tranh cãi…
Dù sao, khi tiến hành một hành động nào đó học sinh, sinh viên không chỉ định hướng mục đích hay mục tiêu, điều chỉnh kích thích mà còn cần được huấn luyện các thao tác sử dụng các công cụ/ phương tiện, tức là có kỹ năng, kỹ xảo hành động.
4. Vận dụng cấu trúc hoạt động vào phân tích hoạt động đổi mới của giáo viên
Ở đây đã đặt ra vấn đề rằng: “Giaos viên chưa tích cực đổi mới phương pháp giáo dụng có phải do những nguyên do:
Thứ nhất: Do chủ thể (giáo viên) chưa xuất hiện nhu cầu cấp thiết phải đổi mới phương pháp giáo dục?
Thứ hai: Đối tượng hay đó là các phương pháp giáo dục mới chưa đủ hấp dẫn, ích lợi, hiệu quả?
Thứ ba: Nguyên nhân hay động cơ gì chưa đủ mạnh để kích thích giáo viên say mê đổi mới phương pháp giáo dục?
Thứ tư: Mục đích đổi mới phương pháp giáo dục chưa được đánh giá chính xác?…
=> Ở đây là một số vấn đề đặt ra và cần xem xet. Hay đó chính là những khó khăn, vướng mắc tâm lý của giáo dục trong hoạt động đổi mới phương pháp giáo dục. Tháo gỡ những vướng mắc trên, chuyển chúng từ trạng thái tiêu cực sang tích cực, chủ yếu thuộc về công tác chỉ đạo, quản lý…
5. Kết thúc vấn đề
Ta thấy tâm lý học hoạt động với lý luận cơ bản và sâu sắc về bản chất tâm lý – xã hội của hoạt động con người và những thành tựu thực tiễn của nó, xứng đáng là một cơ sở căn bản của các hoạt động giáo dục nói chung và đổi mới trong phương pháp giáo dục ở Việt Nam nói riêng.
(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!
Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).