1. Điều kiện hình thành và phát triển của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam

Điều kiện tự nhiên

Việt Nam nằm ở đông nam châu Á, vị trí tạo cơ sở tự nhiên cho sự giao lưu văn hoá, thông thương thương nghiệp giữa Việt Nam với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. 

Điều kiện kinh tế – xã hội và văn hoá

Việt Nam là nước nông nghiệp cơ bản dựa vào kinh nghiệm truyền đời và trình độ lao động thủ công, hầu như không có cuộc cách mạng nào của lực lượng sản xuất. Chỉ từ cuối thời Lý (1010 – 1225) mới có sự phát triển nhất định của chế độ tư hữu ruộng đất. Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, lịch sử Việt Nam là lịch sử chống giặc ngoại xâm để xây dựng, bảo vệ và củng cố nền độc lập của dân tộc. Từ thế kỷ X – XVIII, nhà nước phong kiến Việt Nam tập trung vào hai nhiệm vụ cơ bản là tổ chức dân cư lãng, xã chống giặc và xây dựng, bảo trì hệ thống thuỷ lợi. Vốn tri thức cơ bản của người Việt Nam truyền thống là những kinh nghiệm liên quan tới nông nghiệp và đánh bắt hải sản. Tri thức ngành nghề thủ công chỉ là những bí quyết ngành, nghề của các làng nghề truyền thống và được bảo tồn chủ yếu thông qua truyền khẩu. Sự giao lưu với các nước láng giềng chỉ mang lại một số tri thức về chính trị – xã hội cho một bộ phận trí thức Việt Nam.

 

2. Đặc điểm của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam

Đặc điểm của quá trình hình thành và phát triển tư tưởng triết học Việt Nam

Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng triết học Việt Nam trải qua hơn hai nghìn năm từ đầu công nguyên, đặc biệt là từ thế kỷ X đến nay, là quá trình cùng phát triển và hợp nhất giữa xu hướng tự thân với xu hướng tiếp nhận các tư tưởng triết học từ bên ngoài. Trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng triết học Việt Nam, nhiều quan điểm của Nho gia từ Trung Quốc và Đạo Phật từ Ấn Độ đã đóng góp vai trò đặc biệt quan trọng. Từ thế kỷ XX, triết học Mác – Lênin nói riêng và chủ nghĩa Mác – Lênin là các yếu tố chủ đạo trong tư tưởng triết học Việt Nam.

Đặc điểm về nội dung tư tưởng triết học Việt Nam

Toàn bộ ý thức hệ Việt Nam trong lịch sử đều xoay quanh nhu cầu cố kết cộng đồng dân cư làng xã, cộng đồng quốc gia dân tộc và nhu cầu học tập nước ngoài nhằm bảo vệ độc lập dân tộc. Do vậy, chủ nghĩa yêu nước với nội dung cơ bản là tư tưởng về cố kết cộng đồng và chủ quyền quốc gia luôn được xác định ở vị trí trung tâm của lịch sử tư tưởng và văn hoá Việt Nam.

Đặc điểm về hình thức thể hiện tư tưởng triết học Việt Nam

Tư tưởng triết học Việt Nam, ngoài sự thể hiện trong hình thức trước tác lý luận của các nhà triết học như bất kỳ hệ thống triết học nào khác trên thế giới, còn thể hiện thông qua nhiều hình thức khác, phong phú và đa dạng. Những điều đó đòi hỏi khi nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, cần sử dụng phương pháp liên ngành, trước hết là của khoa học xã hội và nhân văn.

 

3. Tư tưởng triết học chính trị, đạo đức và nhân văn 

Tư tưởng yêu nước trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam không chỉ là tư tưởng chính trị, mà còn là tư tưởng đạo đức và nhân văn cao cả, trở thành chủ nghĩa yêu nước và là một trong những nội dung của lịch sử tư tưởng Việt Nam.

Nguồn gốc, động lực của công cuộc cứu nước, giữ nước với tư tưởng trọng dân (Lý Công Uẩn, Lý Phật Mã, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh). Tư tưởng này là cơ sở của đường lối đề cao Nhân, Nghĩa và cho biện pháp nhằm hạn chế mâu thuẫn giai cấp trong xã hội).

Quan niệm về đạo làm người trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam là vấn đề liên quan mật thiết với việc xác định cơ sở tư tưởng cho hành động chính trị, đạo đức và nhân sinh. Tư tưởng về đạo làm người được hình thành nhờ tiếp thu Đạo Nho, Đạo Phật và Đạo Lão. Trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, vai trò nổi trội của mỗi tư tưởng được thể hiện rõ nét. Thời Lý – Trần, Đạo Phật và Đạo Lão có xu hướng phát triển và nổi trội hơn Đạo Nho; ngược lại, thời Lê – Nguyễn Đạo Nho lại được tôn vinh hơn. Mỗi nhà tư tưởng, khi phò Vua, giúp nước thường chịu ảnh hưởng của Đạo Nho; khi về cáo lão hoặc khi đất nước thanh bình lại thường chịu ảnh hưởng của Đạo Phật và Đạo Lão.

 

4. Tư tưởng triết học Đạo Phật trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam

Dựa vào các tài liệu còn lại, có thể nói rằng quan niệm về thế giới và nhân sinh quan của Ấn Độ, do Trung Quốc truyền bá, là hai bộ phận tạo nên tư tưởng triết học Đạo Phật Việt Nam, trong đó quan niệm về thế giới là nội dung cơ bản trong tư tưởng triết học thời Lý – Trần

Quan niệm về thế giới 

Các phạm trù triết học của phái Thiền tông là Bản Thể Chân Như, Thực Tướng, các Pháp hoặc bản thể Như Lai, trong đó Bản Thể Chân Như là nguyên lý thống nhất của thế giới. Thế giới các sự vật, hiện tượng (Pháp Hữu Vi) luôn biến đổi không ngừng, nhưng tất cả chúng đều là sự thể hiện của Bản Thể Chân Như; do vậy, muốn nhận thức được Bản Thể Chân Như cần phải vượt qua Pháp Hữu Vi và khi đó con người sẽ đạt tới sự Giác ngộ. Muốn có sự Giác ngộ thì phải trải qua con đường siêu việt qua Pháp Hữu Vi. Đây là tư tưởng biện chứng về thế giới đa dạng của những khác biệt và mâu thuẫn, nhưng theo bản chất thì chúng thống nhất với nhau.

Nhân sinh quan

Từ Bi trong triết học Đại Thừa – về nội dung cơ bản của Từ Bi là tinh thần bao dung giữa con người với nhau cũng như với muôn loài vô tình hay hữu tình. Từ giác ngộ Từ Bi sinh ra hệ quả là tinh thần cứu độ chúng sinh, một tinh thần thực tiễn của tư tưởng nhân văn Đạo Phật. Với tư tưởng Từ Bi, triết học Đạo Phật Việt Nam đã góp phần tạo dựng cơ sở lý luận cho tư tưởng Nhân ái Việt Nam, vốn đã có cơ sở thực tiễn từ lịch sử cố kết cộng đồng làng xã, dân tộc.

 

5. Tư tưởng triết học Nho giáo trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam

Triết học Nho gia bao gồm hai bộ phận cơ bản cấu thành là Hình nhi thượng học và Hình nhi hạ học. Hình nhi hạ học với khuynh hướng nghiên cứu triết lý sâu về chính trị và đạo đức nhằm xác lập ý thức cai trị phong kiến theo mô hình tập quyền cao độ.

Nhiều tư tưởng trong các quan điểm về chính trị, đạo đức của Nho gia như tư tưởng thương dân, trọng dân, coi dân là gốc; tư tưởng nhân, nghĩa trong đời sống chính trị – xã hội; tư tưởng về mối quan hệ chồng – vợ và các phạm trù đạo đức như Trung, Hiếu, Lễ, Nghĩa v.v được kế thừa và cải biến, đôi khi thay đổi cả nội ham của chúng theo tinh thần thực tiễn của dân tộc.

 

6. Sự đối lập giữa thế giới quan duy vật với duy tâm, quan triết học với quan tôn giáo

Cụ thể ở mục này, ta tìm hiểu về sự đối lập giữa thế giới quan duy vật với thế giới quan duy tâm, giữa thế giới quan triết học với thế giới quan tôn giáo trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam. 

Với sự hình thành, phát triển của tư tưởng triết học diễn ra trong sự thống nhất, nhưng có sự đối lập và đấu tranh giữa thế giới quan duy vật với duy tâm; triết học với tôn giáo. Tư tưởng triết học duy tâm kết hợp với các tư tưởng tôn giáo là thế giới quan bao trùm; còn thế giới quan duy vật và chủ nghĩa vô thần chỉ thể hiện trong phạm vi cụ thể.

Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo có luận lý sâu sắc và có tính hệ thống cao, còn chủ nghĩa duy vật và vô thần chỉ là những yếu tố nhận thức mang nặng tính kinh nghiệm, ngẫu nhiên. Cuộc đấu tranh giữa các quan điểm duy vật với các quan điểm duy tâm thể hiện trong việc giải quyết mối quan hệ giữa Tâm với Vật; giữa Linh hồn với Thể xác; giữa Lý với Khí v.v. Trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, các phạm trù Mệnh Trời, Nghiệp, Kiếp, Linh hồn, Thể xác được sử dụng đan xen, giao thoa của các tư tưởng của Nho gia – Đạo Phật – Đạo Lão – Tín ngường dân gian.

 

7. Vai trò của Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của tư tưởng triết học Việt Nam

Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin

Nhu cầu của dân tộc trong giai đoạn thực dân Pháp xâm lược và đô hộ Việt Nam là lý giải sự thất bại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn và tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Trước sự thất bại của các tư tưởng và phương pháp Đạo Nho, Đạo Phật và Tư sản, Hồ Chí Minh ra nước ngoài tìm những lý luận, biện pháp có khả năng thực tế để đáp ứng nhu cầu của dân tộc trong giai đoạn thực dân Pháp xâm lược và đô hộ Việt Nam. Hồ Chí Minh đánh giá về chủ nghĩa Mác – Lênin và đến với chủ nghĩa Mác – Lênin là một tất yếu lịch sử.

Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo triết học Mác – Lênin vào cách mạng Việt Nam

Sử dụng thế giới quan duy vật biện chững và phép biện chứng duy vật để lý giải đúng đắn và khoa học những vấn đề mà lịch sử Việt Nam cận đại đặt ra, mà đỉnh cao của nó là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam như giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Với tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam bước sang giai đoạn phát triển mới./.

 

(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).