1. Thời kỳ đầu của Chủ nghĩa tư bản

Chủ nghĩa tư bản ra đời, kinh tế thị trường phát triển đến đỉnh cao. Nhiều trung tâm kinh tế văn hóa chính trị ra đời và phát triển. Lao động xã hội được tập trung, nhiều vấn đề xã hội phức tạp xuất hiện như:

– Nạn thất nghiệp, nhu cầu về việc làm và chỗ ở của đông đảo những người lao động xung quanh những trung tâm kinh tế, chính trị lớn.

– Đói kém, bệnh dịch, thiếu giáo dục, nhà ở… và tệ nạn xã hội.

Tất cả những điều này cùng với việc phân chia xã hội thành hai tập đoàn lớn ngày càng bất bình đẳng và đấu tranh gay gắt với nhau tạo nên những mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.

Xã hội muốn phát triển ổn định và bình thường cũng như việc giai cấp thống trị muốn duy trì vai trò và lợi ích của mình thì không thể không giải quyết những mâu thuẫn này. Vì vậy, vấn đề này đã được nhiều nhà lãnh đạo, hoạch định chính sách, quản lý và các tổ chức xã hội quan tâm nghiên cứu các chính sách xã hội và đề ra từng buớc thực hiện. Tuy vậy trong thời kỳ đầu của Chủ nghĩa tư bản vai trò của nhà nước trong việc thực hiện các chính sách xã hội còn mờ nhạt. Nhà nước phục vụ cho quyền lợi của giai cấp thống trị là chủ yếu, chưa có các biện pháp thực hiện các chính sách phổ quát chung cho những người lao động. Việc thực hiện chính sách chủ yếu ở những tập đoàn và những công ty riêng lẻ khi phong trào đình công của công nhân phát triển và lan rộng.

Có thể nói trong giai đoạn này chủ thể của chính sách xã hội là nhà thờ, các tổ chức xã hội như: Nghiệp đoàn, Hội ái hữu, Hội từ thiện và những người hảo tâm với tư cách là cá nhân, vốn liếng và khả năng còn hạn chế nên mục đích chủ yếu của họ là cứu trợ nhân đạo, giúp những người nghèo khó, rủi ro, bệnh tật, tai nạn vượt qua khó khăn. Ngoài ra chính sách xã hội ở thời kỳ này còn để giải quyết ở một mức nào đó nhiệm vụ về bảo trợ xã hội ở các lĩnh vực như: Y tế, giáo dục, đào tạo nghề cho những nhóm tầng lóp có ít cơ may được hưởng những thành quả văn hóa xã hội mà Xã hội tư bản đang phát triển mang lại.

2. Thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang thời kỳ Chủ nghĩa đế quốc thì chính sách xã hội đã có nhiều đã có nhiều thay đổi đáng kể trong hoạt động thực tiễn và nhận thức. Nhà nước tư bản chủ nghĩa ngày càng quan tâm hơn đến chính sách xã hội, coi chính sách xã hội như một công cụ hiệu quả trong việc điều hòa các mâu thuẫn xã hội, giảm bớt những mâu thuẫn và ngăn chặn sự bùng nổ của mâu thuẫn xã hội.

Ở thời kỳ này nhà nước đã trở thành chủ thể chính xác định phương hướng, mục tiêu và thực hiện các chính sách xã hội. Tuy nhiên ở thời kỳ này việc thực hiện chính sách xã hội mang đậm dấu ấn sâu sắc của của truyền thống lịch sử văn hóa ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Thực tế đã xuất hiện 3 trường phái lớn trong việc giải quyết những vấn đề xã hội:

– Trường phái Pháp’. Dưới tác động mạnh mẽ sâu sắc của của những tư tưởng lớn Tự do-Bình đẳng-Bác ái của Cách Mạng tư sản Pháp 1789 và trào lưu của chủ nghĩa không tưởng. Chính sách xã hội mang nặng chủ nghĩa bình quyền và nhân đạo. Nhà nước đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vực Lao động, giáo dục, việc làm và bảo vệ sức khỏe cho những đối tượng đặc biệt.

Trường phái Anh. Cách giải quyết những vấn đề xẫ hội dưới sự giúp đỡ đắc lực của các tổ chức công đoàn. Ở đây, công đoàn đóng vai trò to lớn trong việc giải quyết những vấn đề liên quan tới việc làm, mở các trường đào tạo kỹ thuật và mở các trường tế bần.

Trường phái Đức và Bắc Ấu: Đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của nhà nước trong việc thực thiện chính sách xã hội.

Ba trường phái này hình thành tương đối độc lập, nhưng đều là sản phẩm của quá trình biến đổi vật chất và tinh thần của xã hội Phương Tây thế kỷ XIX và XX. Chúng nảy sinh từ một hoàn cảnh xã hội, một khát vọng xã hội nhằm mục đích bao quát và cao đẹp là nâng cao và cải thiện đời sống cho con người, giảm bớt những áp bức, bất công.

3. Thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ II

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, thế giới phân chia thành hai hệ thống xã hội đối lập và đấu tranh quyết liệt với nhau: chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Mỗi hệ thống có những đặc điểm riêng và cách giải quyết những mâu thuẫn xã hội khác nhau. Đây chính là những đặc điểm trong việc đề ra và thực hiện những chính sách xã hội của thế giới thời kỳ này. Chủ nghĩa Tư bản Phương Tây lợi dụng triệt để những thành tựu của cuộc Cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 2, đẩy năng suất lao động tăng lên, dùng một phần dư thừa để giải quyết những vấn đề xã hội. Còn hệ thống xã hội chủ nghĩa thì dựa vào tính thống nhất và tập trung cao của mình mà thực hiện các chính sách xã hội. Bên cạnh những ưu điểm trong việc giải quyết vấn đề xã hội theo cách này, còn tồn tại một khuyết điểm lớn: Đó là chủ nghĩa bình quân với vai trò độc tôn của Nhà nước. Vai trò của cá nhân và các tổ chức xã hội tự lập của quần chúng ít được phát huy.

Sau chiến tranh cũng có những đặc điểm khác đáng chú ý trong việc thực hiện các chính sách xã hội trên thế giới. Đó là sự gia tăng vai trò của những Tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên Hợp Quốc. Một đặc điểm nổi bật của thời kỳ này đó là việc giải quyết những vấn đề xã hội cũng được sự quan tâm của toàn cầu. Một số vấn đề xã hội đã trở thành vấn đề chung của thế giới chứ không còn là của riêng một Đe phục vụ cho công tác cứu tế, Chính phủ đã tịch thu các cơ sở vật chất, tài chính của thực dân Pháp, vừa tiếp tục phòng đói, vừa chuẩn bị cho kháng chiến. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ Đảng ta đã động viên nhân dân ổn định nơi ăn, chốn ở, tham gia khai hoang sản xuất. Đối với những người có công với cách mạng Chính phủ đã ban hành điều lệ ưu đãi (ưu đãi thương binh, dân quân, du kích, thanh niên xung phong, gia đình liệt sỹ).

Thời kỳ này, một số sắc lệnh giải quyết các vấn đề xã hội được Chính phủ ban hành như:

– Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 trong đó có quy định về phụ cấp gia đình, phụ cấp thâm niên và thủ tục trả phụ cấp; chế độ nghỉ đẻ của phụ nữ; chế độ nghỉ ốm đau cho công nhân và trách nhiệm của chủ; chế độ về tai nạn lao động.

– Sắc lệnh số 188/SL ngày 29/5/1948 quy định về phụ cấp khu vực khí hậu xấu, phụ cấp khu vực tiền tuyến…

– Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 về quy chế công chức Việt Nam quy định công chức có quyền hưu bổng, được chăm sóc sức khỏe và trợ cấp khi bị tai nạn…

Trong giai đoạn của cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, Đảng và Chính phủ tập trung cứu trợ nhân dân bị tai nạn chiến tranh ở miền Bắc, đồng thời sơ tán nhân dân vùng có chiến sự ác liệt ra những vùng an toàn. Mặc dù phải tập trung sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng và Chính phủ vẫn làm tốt công tác cải tạo xã hội. Trong thời gian này các tệ nạn như nghiện hút, mại dâm đã bị chặn đứng, công tác thương binh, liệt sỹ được chú trọng. Chính sách xã hội thời kì này được ghi nhận trong một số văn bản pháp luật như:

– Hiến pháp năm 1959 ghi nhận: “Người lao động có quyền được giúp đỡ vật chất khi già yếu, bệnh tật, hoặc mất sức lao động. Nhà nước mở rộng dần các tổ chức BHXH, cứu tế và y tế để bảo đảm cho người lao động được hưởng quyền đó”.

– Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964 quy định chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng…

Sau ngày miền Nam giải phóng, đẩt nước hoàn toàn thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội. Lúc này, chính sách xã hội tập trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc như nạn thất nghiệp, tệ nạn xã hội, công tác thương binh liệt sỹ, người nhiễm chất độc hóa học,… Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/NĐ/76 áp dụng chế độ hưu trí, mất sức lao động, tử tuất đối với công nhân viên chức và quân nhân ở miền Nam và có chế độ đối với công nhân viên chức trước làm việc cho chế độ cũ, sau khi giải phóng làm việc cho ta nhưng đã già yếu và ban hành Điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội.

Nhìn chung, chính sách xã hội trong thời kỳ này đã thực hiện được nhiệm vụ lịch sử của mình là đảm bảo đời sống cho đại đa số tầng lớp nhân dân, nhất là những người trực tiếp tham gia kháng chiến, hoặc gia đình những người có tham gia kháng chiến, ổn định hậu phương, thúc đẩy tiền tuyến đánh giặc. Nhờ đó mà Đảng và nhà nước ta đã vượt qua những tình thế hết sức khó khăn, giữ vững chính quyền cách mạng và làm nên chiến thắng của hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và đế quố Mỹ xâm lược, thống nhất nước nhà đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Trong đó, đặc biệt nổi lên là các chính sách đối với người nghèo, chính sách đối với người có công với đất nước, chính sách giáo dục – đào tạo, chăm sóc y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình, chính sách bình đẳng giới, chính sách đối với trẻ em, người khuyết tật..

4. Thời kỳ sau thời kì đổi mới kinh tế (1986 đến nay)

Ngay những năm trước khi chủ nghĩa xã hội hiện thực thế giới tạm thời thất bại, trước khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, từ cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội gay gắt của đất nước những năm 80 và xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân, với tinh thần dũng cảm nhìn vào thẳng vào sự thật, Đại hội lần thứ 6 của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới, phê phán sâu sắc tác hại của chủ nghĩa giáo điều và những khuynh hướng, tư tưởng, duy ý chí, nóng vội đã nhận thức không đúng và xử lý không đúng vấn đề thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở một nước có nền kinh tế lạc hậu như nước ta. Thực chất của công cuộc đổi mới là trở lại tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, khai phá một con đường mới đưa đất nước qua nhiều giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trở lại những luận điểm cơ bản của học thuyết Mác – Lênin. sinh tâm lý trông chờ, ỷ lại, không cố gắng tìm việc gây ra gánh nặng cho nền kinh tế.

Từ việc nghiên cứu một số đặc trưng của mối quan hệ giữa chính sách xã hội và chính sách kinh tế, đặt ra phải kết hợp hài hòa hai chính sách này ở tầm vĩ mô, trong đó cần quan tâm một số vấn đề có tính chất nguyên tắc sau:

1) Tuân thủ nghiêm ngặt các quy luật của nền kinh tế thị trường.

2) Nhà nước cần phải tăng cường can thiệp vào giải quyết các vấn đề xã hội.

3) Cần phải hết sức coi trọng việc xã hội hóa cả trong nhận thức và hành động về mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội.

4) Trong kết hợp giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội cần thiết chọn ra những chính sách gốc.., xác định những vấn đề xã hội cần ưu tiên giải quyết trước.

Như vậy, chính sách xã hội và chính sách kinh tế là một thể thống nhất. Trong đó, chính sách kinh tế phải có tính động lực trong xã hội và đảm bảo ổn định xã hội; ngược lại, chính sách xã hội phải có tính thúc đẩy kinh tế phát triển và phù hợp với điều kiện kinh tế cho phép.

5. Mối quan hệ của chính sách xã hội với công tác xã hội

Theo Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội của trường đại học Lao động, Xã hội, công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Như vậy, qua khái niệm trên có thể thấy, mục tiêu của công tác xã hội là:

– Nâng cao năng lực, thúc đẩy khả năng tự giải quyết vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng.

– Kết nối đối tượng với hệ thống nguồn lực, dịch vụ và những cơ hội trong xã hội.

– Thúc đẩy sự hoạt động có hiệu quả và tính nhân văn của các hệ thống cung cấp nguồn lực và dịch vụ xã hội.

– Phát triển và cải thiện chính sách xã hội.

Dưới góc độ tiếp cận của công tác xã hội, chính sách xã hội được xem xét như những chủ trương hành động của Nhà nước được thực hiện qua chương trình, dịch vụ liên quan tới thu nhập, bảo hiểm, trợ giúp những đối tượng yếu thế, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Mục tiêu của chính sách xã hội là nhằm tạo ra sự công bằng, bình đẳng xã hội, tạo cho mọi người có điều kiện phát triển toàn diện về đời sống vật chất, tinh thần, trí tuệ… Mục tiêu này cũng hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của công tác xã hội.

Trong quan hệ với chính sách xã hội, công tác xã hội mà cụ thể là thông qua nhân viên công tác xã hội, tham gia vào quá trình nghiên cứu, hoạch định cũng như thực thi chính sách xã hội. Họ có nhiệm vụ triển khai và cung cấp dịch vụ trợ giúp trên cơ sở các chính sách xã hội hiện có. Nhân viên công tác xã hội là người trực tiếp làm việc với người dân, kết nối với các chính sách cụ thể để giúp đối tượng có thêm nguồn lực cần thiết trong việc giải quyết vấn đề của mình. Như vậy, có thể nói công tác xã hội góp phần quan trọng và sự thành công của một chính sách xã hội cụ thể, giúp chính sách xã hội đến được với đối tượng và phát huy tác dụng cao nhất.

Bên cạnh đó, nhân viên công tác xã hội còn tham gia vào quá trình đánh giá quá trình thực thi chính sách xã hội, tính phù hợp của chính sách xã hội. Bởi vì, họ là người trực tiếp làm việc với đối tượng, là người có khả năng nắm bắt được thông tin phản hồi chính xác và đầy đủ nhất về quá trình chính sách đi vào cuộc sống. Những thông tin này là nguồn dữ liệu quan trọng để tư vấn cho các cơ quan chức năng quản lý và thực thi chính sách xã hội, để quá trình điều chỉnh chính sách xã hội có hiệu quả nhất.

về phần mình, chính sách xã hội là cơ sở, căn cứ pháp lý, là nguồn lực mà công tác xã hội sử dụng nhằm phục vụ mục đích trợ giúp đối tượng. Chính sách xã hội luôn đi kèm với những giải pháp cụ thế về nhân lực, kinh phí, chương trình, dự án xã hội… Đây là những điều kiện pháp lý, vật chất cần thiết để công tác xã hội kết nối, vận dụng trong giải quyết vấn đề của thân chủ hay phát ưiển cộng đồng.