1. Sơ lược về tổ chức thương mại thế giới WTO

Năm 1943, một hội nghị quốc tế tổ chức tại Bretton Woods, tiểu bang New Hamshire, Hoa Kỳ đã khia sinh ra Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), đồng thời đặt nền tảng cho việc thành lập Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) và một tổ chức Thương mại quốc tế (ITO). Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (Ngân hàng thế giới ngày nay) được ra đời vào năm 1945 cùng với sự ra đời của Tổ chức Liên hợp quốc .

I.Vài nét về lịch sử Tổ chức thương mại thế giới (“WTO”)

Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) – tiền thân của WTO.

Năm 1946, Liên hợp quốc chỉ định một Hội đồng soạn thảo Công ước nhằm thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế.

Tuy nhiên do sự phản đối của Hoa Kỳ nên Công ước thàngh lập ITO không được các quốc gia khác phê chuẩn, dẫn đến sự thất bại của mục tiêu thành lập ITO. Do sự thất bại này, các quốc gia có nền kinh tế phát triển tham gia vào một bản hiệp định là Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT). GATT được ký kết vào năm 1947 tại Giơnevơ, Thuỵ Sỹ. Bản Hiệp định này có hiệu lực từ 1/1/1948.

Nội dung của GATT được tinh lọc từ nội dung của Bản Công ước thành lập ITO bao gồm các định chế chủ yếu là: Nguyên tắc Tối huệ quốc trong thương mại, luật lệ chi phối các đối sách cho mục tiêu thuế quan, các hạnc hế số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, các biện pháp chống phá giá… nhưng không có nội dung nào đề cập đến việc thành lập một Tổ chức Thương mại quốc tế.

Đến năm 1994, GATT được thay thế bằng Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch 1994 đồng thời cho ra đời Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với đầy đủ chức năng và quyền hạn như mong muốn của Hội đồng Soạn thảo Công ước nhằm thành lập Tổ chức thương mại quốc tế năm 1946.

II.Cơ cấu tổ chức của GATT

Hội đồng thành viên (bao gồm các quan chức cấp Bộ trưởng của các quốc gia thành viên): họp định kỳ hàng năm để đánh giá hoạt động của GATT trong năm. Quyết định của hội đồng thành viên chỉ có tính chất khuyến cáo, không có tính chất bắt buộc.

Do yêu cầu của các cuộc họp dài hạn trong năm, nên Hội đồng thành viên thành lập Hội đồng Đại diện (bao gồm các quan chức cấp Thứ trưởng của các quốc gia thành viên) họp khoảng 9 lần trong một năm đóng vai trò là một Uỷ ban điều hành cho GATT.

Mỗi khoá họp thường niên, Hội đồng thành viên bầu ra một vị Chủ tịch đồng thời, Hội đồng đại diện cũng bầu ra một vị Chủ tịch. Hai vị Chủ tịch này cùng phối hợp với Tổng Giám đốc điều hành mọi hoạt động của GATT.

Ban Thư ký: giúp việc cho Tổng Giám đốc với nhiệm vụ chủ yếu là tư vấn, hỗ trợ các quốc gia thành viên thực hiện các nghĩa vụ của họ, nghiên cứu về thương mại thế giới, phục vụ cho các hội nghị của GATT… Dưới Ban Thư ký còn một số các Uỷ ban thường trực.

(Lưu ý: theo Công pháp quốc tế GATT không phải là một tổ chức quốc tế đúng nghĩa, tức là không phải là một thực thể pháp lý để có pháp nhân).

III.Lược sử các vòng đàm phán thương mại đa phương

Kể từ khi GATT được thông qua năm 1947 tại Hội nghị thượng đỉnh tại Giơnevơ cho đếm khi kết thức vòng đàm phán Uruguay năm 1994 đã có tất cả 7 vòng đàm phán được tổ chức để cho ra đời tổ chức để cho ra đời Tổ chức thương mại Thế giới vào năm 1995.

1. Vòng đàm phán Giơnevơ – Thuỵ Sỹ 1947.

2. Vòng đàm phán Annecy – Pháp, 1949

3. Vòng đàm phán Torquay – Anh, 1951

4. Vòng đàm phán Giơnevơ – Thuỵ Sỹ 1956

5. Vòng đàm phán Giơnevơ (vòng Dillon), Thuy Sỹ 1960 – 1962

6. Vòng đàm phán Giơnevơ (vòng Kenedy) Thuỵ Sỹ 1962 -1967

7. Vòng đàm phán Giơnevơ – Tokyo, Nhật 1973 – 1979

8. Vòng đàm phán Uruguay – Uruguay 1986 – 1994.

IV.Các cơ sở pháp lý làm nền tảng cho chế đọ tự do mậu dịch quốc tế của GATT

1. Quy chế “Tối Huệ Quốc”

2. Quy chế “Đối xử quốc gia”

3. Nguyên tắc sự minh bạch các chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động thương mại

4. Các nguyên tắc về nguồn gốc hàng hoá xuất nhập khẩu

V.Vòng đàm phán Uruguay và sự ra đời của WTO

Vồng đàm phán Uruguay bắt đầu từn năm 1986 và kết thúc vào ăm 1994 bằng việc “Văn kiện cuối cùng của Vòng đàm phán Uruguay về thương mại đa ơhương” được các bộ trưởng các nước tham gia đàm phán ký kết vào ngày 15/04/1994 tại Marrakesh, Marôc. Tất cả các thoả ước thương mại trong Vănkiện nêu trên đều là những vănbản pháp lý thể chế hoá lời cam kết thực hiện GATT thành những vănbản luật cao nhất của WTO. Quốc gia nào muốn gia nhập WTO đều phải công nhận tính hiệu lực bắt buộc của những thoả ước này.

Trong bối cảnh thương mại quốc tế hiện nay, các quốc gia muốn tham gia vào thị trường quốc tế và muốn được đối xử “bình đẳng” như các quốc gia khác chỉ còn có con đường duy nhất là gia nhập WTO nếu không muốn nền ngoại thương của mình bị cô lập mặc dù biết rằng WTO không chỉ gồm những gì tốt đẹp đúng như mong đợi. Và đây là một xu thế có tính chất thời đại.

VI.Quy chế pháp lý của WTO

WTO là một tổ chức quốc tế có pháp nhân theo Công pháp quốc tế, đựơc các quốc gia thành viên công nhận. WTO đặt nền móng cho một hệ thống thương mại đa phương, bền vững.

1. Phạm vi hoạt động của WTO

WTO điều phối, giám sát mọi quan hệ hoạt động giữa các quốc gia thành viên qua các tổ chức đại điệno WTO thành lập. Các quan hệ hoạt động thương mại giữa các quốc gia thành viên được thể hiện trong các vănbản phụ lục gọi là các Bản Thoả ước thành lập WTO ràng buộc mọi thành viên WTO.

2. Chức năng của WTO

Với mong muốn tạo nên một hệ thống thương mại đa phương trên phạm vi toàn cầu, WTO được thành lập nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, điều phối, xúc tiến hoạt động thương mại và các mục tiêu khác quy định trong các bản Thoả ước Thương mại đa phương được các quốc gia thành viên WTO tham gia ký kết.

Để thực hiện nhiệm vụ giải quyết những xung đột thương mại giữa các quốc gia thành viên, WTO sẽ thành lập, thông qua Tổng hội đồng, một cơ quan tài phán là Cơ quan giải quyết tranh chấp phù hợp với Bản thoả thuận về Quy tắc thủ tục giải quyết tranh chấp đồng thời giám sát bản thoả ước này ở Phụ lục 2.

Một cơ quan khác chuyên nghiên cứu, xem xét các vấn đề mang tính chất khai thông hoạt động giữa các quốc gia thành viên WTO là Cơ quan Thẩm định chính sách thương mại giám sát thi hành bản thoả ước ở Phụ lục 3.

WTO còn là cơ quan tổ chức các cuộc đàm phán thương mại đa phương hợp tác với các tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ, với Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế trong mọi vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế.

3. Các cơ quan trọng yếu của WTO

Điều IV của Bản Thoả ước thành lập WTO quy định thành lập các cơ quan chủ yếu của WTO gồm:

Hội nghị Bộ trưởng (The Ministerial Conference)

Đại Hội đồng (General Council)

Uỷ ban Mậu dịch và Phát triển (Committee on Trade and Development)

Uỷ ban về các biện pháp hạn chế để cân đối thanh toán (Committee on Balance-of-Payments)

Uỷ ban về Ngân sách, Tài chính và Quản trị (Committee on Budget, Finance and Administrations)

Cơ quan Thẩm xét Chính sách Thương mại (Trade Policy Review Mechanism Body: TPRM)

Cơ quan giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Body: DBS)

Ban thư ký (Secretariat)

Hội đồng Thương mại Hàng hoá (Council for Trade in Goods)

Hội đồng Thương mại Dịch vụ (Council for Trade in Services)

Hội đồng về Quyền sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại (Council for Trade-Related Aspects ò Intellectual Property Rights)

Ngoài ra còn có mốt số cơ quan khác được thành lập theo yêu cầu của các cơ quan vừa kể nhằm phục vụ cho từng chức năng tương ứng của mỗi cơ quan được quy định trong Bản thoả ước thành lập WTO và các Bản Thoả ước khác.

VI.Các quy tắc pháp lý chi phối hoạt động Thương mại Hàng hoá:

1. Bản Thoả ước về hàng nông sản:

Mục tiêu của Bản Thảo ước về hàng nông sản là thiết lập một hành lang pháp lý để cải cách lại thương mại hàng nông sản, đồng thời điều chỉnh các chính sách nông nghiệp nội địa hướng đến quyết định mục tiêu định ra chính sách thị trường tăng dần trong thương mại hàng nông sản. Các quy tắc chi phối hoạt động thương mại hàng nông sản sẽ cho phép các quốc gia nhập khẩu lẫn các quốc gia xuất khẩu có được khả năng tiên liệu và duy trì sự ổn định các biến động về hàng nông sản.

2. Các nguyên tắc trong Vệ sinh và kiểm dịch

Bản thoả ước về các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch thực vật đã qy định các yêu cầu vệ sinh, bảo đảm an toàn về thực vật, động vật và sức khoẻ cộng đồng. Bản Thoả ước trao quyền có các quốc gia sử dụng các biện pháp an toàn vệ sinh và kiểm dịch thực vật nhưng chỉ giới hạn trong chừng mực thiết yếu nhằm bảo vệ sức khoẻ con người, đời sống động thực vật và không được tự ý hoặc không công bằng trong đối xử giữa các thành viên.

3. Quyết định cấp Bộ trưởng về những biện pháp liên quan đến những hậu quả tiêu cực do các Chương trình cải cách có thể mang lịa tại các quốc gia kém phát triển và tại các quốc gia nhập siêu

4. Thoả ước Mậu dịch Quốc tế về Hàng hoá vải sợi và dệt may

Mục tiêu của Bản Thoả ước là những cam kết nhằm bảo đảm sự thống nhất cuối cùng cho các quy tắc và luật lệ của GATT trong 1994 trong Thương mại Hàng hoá Quốc tế về hàng vải sợi và dệt may, lĩnh vực mà hiện thời đang được xuất nhập khẩu chủ yếu bằng những ưu đãi qua những cuộc đàm phán song phương theo Bản Thoả ước MFA (Multifibre Agreement) từ GATT 1947.

5. Bản Thoả ước về các Rào cản kỹ thuật trong thương mại

Đây là Bản thoả ước mở rộng và làm rõ nghĩa hơn cho Bản Thoả ước đã được soạn thảo và thi hành kể từ vòng đàm phán Tokyo. Trước năm 1994, bản Thoả ước này được gọi là luật về Tiêu chuẩn sản phẩm (Product Standards Code) lần đầu tiên thiết lập các quy tắc mang tính quốc tế về chứng nhận tiêu chuẩn cho sản phẩm. Các tiêu chuẩn quốc tế được thể chế hoá bao gồm:

a. Đặc tính các tính chất của một sản phẩm như chất lượng, đặc tính của sản phẩm, độ an toàn, kích cỡ

b. đặc tính cách tiêu tả một sản phẩm, chẳng hạn như biểu tượng, thuật ngữ chỉ sản phẩm. kiểm tra và phương pháp kiểm tra sản phẩm, bao bì, kỹ mã hiệu, nhãn hiệu được sử dụng

c. các thủ tục hành chính khi thực hiện những yêu cầu vừa kể áp dụng cho sản phẩm

6. Bản Thoả ước về các khía cạnh thương mại liên quan đến những biện pháp đầu: Thoả ước (TRIMs – Agreement On Trade related aspects of Investment Measures – TRIMs Agreement)

Bản Thoả ước thừa nhận có một số hình thức đầu tư đã làm hạn chế và gây bất ổn cho thương mại quốc tế. Do đó, Bản thoả ước quy định rằng các thành viên sẽ không áp dụng bấtkỳ biện pháp đầu tư nào của Bản thoả ước TRIM khi biện pháp đó mâu thuẫn với Điều III và Điều XI của Bản Thoả ước tổng quát (GATT 1994)

7. Bản Thoả ước về việc thi hành Điều VI (Luật chống phá giá)

GATT 1994 đại ý quy định như sau:

– Thuế chống phá giá được ấn định (cho hàng hoá) chỉ khi nào hàng hoá được bán để xuất khẩu bởi một mức giá thấp hơn mức giá mà hàng hoá đó được bán ra trong tiêu thu nội địa.

– Thuế chống phá giá có thể không cao hơn mức giá mà với mức giá này làm cho mức giá nội địa vượt quá mức giá xuất khẩu- Thuế chống phá giá có thể không cao hơn mức giá được đánh giá là mức tiền thưởnghoặc mức trợ giá cho xuất khẩu-

Thuế chống phá giá và thuế chống trợ giá có thể được ấn định (cho hàng hoá0) chỉ khi nào có một sự đe doạ về tổn hại cụ thể (material injury) đến nền công nghiệp đã thiết lập tại quốc gia nhập khẩu hoặc chỉ khi nào nó (hàng hoá nhập khẩu) làm đình trệ một cách cụ thể việc thiết lập một ngành công nghiệp về hàng hoá được nhập khẩu đó

8. Bản Thoả ước về việc thi hành Điều VII (Thoả ước Định giá thuế quan – Agreement on Implementation of Article VII – Customs Valuation)

Trong thương mại quốc tế, hàng hoá được mua bán xuyên qua biên giới các quốc gia và khi được nhập khẩu vào một quốc gia khác, hàng hoá đó phải chịu một suất thuế tính bằng phần trăm so với giá trị của chúng. Nhưng nếu vì một lý do hợp lý nào đó mf cơ quan hải quan không thể định thuế theo “giá trị khai báo” của hàng hoá thì các cơ quan hữu quan đó sẽ thiết lập những phương pháp định giá thuế cho hàng hoá dựa trên các điều khoản từ Bản Thoả ước Định giá thuế quan.

9. Bản Thoả ước về Trợ giá và các biện pháp chống Trợ giá (Agreement on Subsidies and Countervailing Measures)

Khi một chính phủ sử dụng biện pháp trợ giá một cách bất hợp lý nhằm mục tiêu đẩy mạnh hàng xuất khẩu trong nước và điều đó dẫn đến một sự thiệt hại cho một quốc gia khác thì biện pháp này được xem là một hành vi vi phạm Bản Thoả ước tổng quát GATT 1994. Trong trường hợp thị trường nội địa của quốc gia nhập khẩu bị tổn hại do biện pháp trợ giá thì chính phủ của quốc gia nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp chống Trợ giá giúp đền bù cho thiệt hại đã xảy ra.

10. Bản Thoả ước về Kiểm dịch trước khi giao hàng lên tàu (Agreement on Preshipment Inspection:PSI)

Bản Thoả ước thừa nhận các nguyên tắc và nghĩa vụ của GATT áp dụng cho hoạt động kiểm dịch hàng hoá trước khi giao lên tàu là do các chính phủ quy định và được uỷ quyền cho các cơ quan thuế vụ thi hành.

11.Bản Thoả ước về Nguyên tắc chứng nhận xuất xứ (Agreement on Rules of Origin)

Thuế Hải quan không được áp dụng cho hàng hoá trừ phi hàng hoá đó được sản xuất hoặc chế tạo bên ngoài biên giới một quốc gia (hoặc bên ngoài lãnh thổ của một Liên Hiệp Thuế quan hoặc một khu vực Tự do Mậu dịch). Do đó, các nhân viên hải quan phải xác định nguồn gốc của hàng hoá. Tiêu chuẩn để xác định nguồn gốc của hàng hoá là “Các quy tắc chứng nhận xuất xứ”

12. Bản thoả ước về các thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu (Agreement on Import Licensing Procedures)

Tiền thân của Bản Thoả ước này là Bản quy chế về Giấy phép nhập khẩu có từ vòng đàm phán Tokyo đã được hoàn chỉnh: đơn giản và minh bạch hơn.

13. Bản Thoả ước về An ninh (Agreement on Safeguards)

Bản thoả ước về An Ninh cho phép một thành viên của GATT thực hiện một quyền bảo đảm an ninh cho ngành công nghiệp quốc nội (quốc gia nhập khẩu) tránh khỏi một sự tổn hại hoặc có khả năng xảy ra một sự tổn hại cho ngành công nghiệp quốc gia đó bởi một lượng hàng hoá được nhập khẩu ồ ạt từ một quốc gia nhập khẩu khác.

14. Bản Thoả ước tổng quát vềThương mại Dịch vụ (General Agreement on Trade in Services)

Bản thoả ước là một thoả thuận về khung pháp lý dự liệu các nghĩa vụ cơ bản được áp dụng cho toàn bộ các quốc gia thành viên WTO. Tiếp đến, Bản thoả ước đưa ra một biểu thời hạn hay lộ trình cam kết thực hiện của các quốc gia gồm những cam kết đặc biệt sẽ là mục tiêu cho tiến trình đi dần đến toàn cầu hoá thương mại. Cuối cùng, một số phục lục quy định về các trường hợp đặc biệt trong các lĩnh vực hoạt động dịch vụ của tư nhân.

VII.Cơ cấu tổ chức của WTO

(hình vẽ)

Nguồn : sưu tầm

2. Việt Nam sau khi gia nhập WTO

1. Về tình hình triển khai các dự án cụ thể liên quan đến đề án hợp tác: “Hai hành lang một vành đai kinh tế” với Trung Quốc trên thực tế chưa được triển khai, có thể do một số điểm chưa nhất trí giữa Việt Nam và Trung Quốc trong dịp hội nghị APEC; mất lòng Trung Quốc, nhất là thái độ của ta đối với Đài Loan đã làm cho thấy dấu hiệu phản ứng của Trung Quốc là việc:

– Cắm cột mốc ở các đảo san hô thuộc quần đảo Hoàng Sa;

– Cắt viện trợ ODA cho Việt Nam (năm 2005: 100triệu USD, năm 2006: 200 triệu USD, năm 2007: 0 triệu USD);

– Đuổi dân Việt Nam ở cửa khẩu Lào Cai từ chợ Hà Khẩu về Việt Nam;

– Hạn chế khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam làm ảnh hưởng tới ngành du lịch Việt Nam.

Những dấu hiệu này cho thấy việc triển khai các dự án như đã cam kết đã phải đình trệ ở toàn tuyến nhưng chắc rằng thái độ này chỉ là tạm thời vì xu thế chung của WTO sẽ là áp lực buộc Trung Quốc phải thay đổi và phải thực hiện cam kết vì việc thực hiện dự án này là có lợi cho Trung Quốc trong việc tìm đường hội nhập ra biển Đông của của cả vùng phía tây nam Trung Quốc rộng lớn.

>> Luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tuyến gọi: 1900.0191

Sơ lược về tổ chức thương mại thế giới WTO

Luật sư tư vấn pháp luật đầu tư nước ngoài Ảnh minh họa

2. Về nguy cơ khủng hoảng kinh tế – tài chính tại Việt Nam

Theo sự phân tích của nhiều chuyên gia thì hiện nay chưa xuất hiện nguy cơ khủng hoảng kinh tế – tài chính tại Việt Nam như Thái Lan năm 1997 vì lý do sau:

– Thị trường chứng khoán Việt Nam đang rất nhỏ bé, mới có gần 100 doanh nghiệp lên sàn giao dịch nhưng doanh nghiệp lớn ở các tổng công ty nhà nước chưa lên sàn. Những doanh nghiệp lớn do nhà nước nắm giữ vấn hoàn toàn không chịu áp lực của thị trường chứng khoán. Nói như vậy không có nghĩa là nhà nước cứ nắm giữ mãi các doanh nghiệp nhà nước. Việc lên điểm ồ ạt của thị trường chủ yếu là do những nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường OTC chạy theo nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy có thể xảy ra việc đổ vỡ trên thị trường OTC, có thể một số nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ có thể thiệt hại nếu như không nếu như không nắm vững thông tin trên thị trường, thông tin thiếu minh bạch sẽ là nguy cơ cho các nhà đầu tư nhỏ.

– Do đồng tiền Việt Nam chưa phải là đồng tiền tự do chuyển đổi nên nhà nước rất dễ đưa ra chính sách tiền tệ, chính sách ngoại hối cho phù hợp, tác động vào thị trường.

– Tuy nhiên có một vấn đề cần lưu ý: do chính sách lãi suất VNĐ, lãi suất USD của Việt Nam đã tạo nên một cách kinh doanh tiền tệ mới. Nhà đầu tư nước ngoài đem USD vào Việt Nam đổi ra VNĐ kinh doanh ở Việt Nam sau lại đổi tiền VNĐ ra USD mang ra nước ngoài. Như vậy họ đã tạo ra lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất giữ đồng USD ở Việt Nam và đồng USD ở nước ngoài. Do đó việc xác định lại lãi suất USD trong nước cần nghiên cứu cụ thể.

– Tỷ lệ lạm phát của VNĐ năm 2006 khoảng 7% do hàng hoá lên giá mặc dù GDP tăng 8,2%, nhưng thực chất tăng trưởng bao nhiêu cần được đánh giá lại.

– Cần có một chiến lược lãi suất thật phù hợp cả VNĐ và USD để vừa thu hút được đầu tư nước ngoài vừa đảm bảo phát triển vững chắc.

3. Thực tế chưa xuất hiện đầu tư ào ạt vào Việt Nam

Các nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn khi đầu tư vào Việt Nam nhất là việc mua cổ phần, mua phần vốn góp, mua dự án, mua doanh nghiệp tại Việt Nam, nguyên nhân cơ bản là việc thực thi luật đầu tư đang gặp trở ngại không nhỏ từ phía chính sách các văn bản hướng dẫn cụ thể

Trên thực tế nhà đầu tư nước ngoài vào đang bị phân biệt đối xử bởi luật đầu tư có quá nhiều điểm không rõ ràng.

4. Dự báo những bất cập hậu WTO của Việt Nam

a. Vấn đề cơ bản là công tác lập pháp chưa đủ độ minh bạch như những cam kết: việc không đáp ứng 4 yêu cầu cơ bản của WTO đang đặt ra cho Việt Nam những rủi ro về mặt pháp lý. Các loại giấy phép đối với doanh nghiệp cần phải bãi bỏ, trên 300 loại giấy phép đang gây cản trở cho doanh nghiệp

b. Thực thi pháp luật của công chức, vấn đề hành pháp, cải cách hành chính, coi việc của doanh nghiệp như việc nhà, chuyển từ nhà nước cai trị sang nhà nước phục vụ một cách thực thụ của toàn thể bộ máy công chức nhà nước là vô cùng khó khăn. Một nguyên nhân khắc phục đó là lương công chức. Chúng ta hội nhập WTO về giá nhưng chưa hội nhập về lương. Vấn đề này đúng là rào cản lớn cho cải cách hành chính

c. Vấn đề tư pháp – bộ máy toà án không phù hợp với cơ chế thị trường, phải nhanh chóng thay đổi hệ thống thẩm phán và thủ tục xét xử các vụ án kinh tế.

d. Môi trường sống sẽ bị các doanh nghiệp huỷ hoại nếu như nhà nước không có quy định chặt chẽ về môi trường. Đây là việc làm rất lớn của cả nhà nước Việt Nam. Đối với vấn đề hội nhập WTO cần quan tâm tới việc cơ cấu lại.

5. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế: chắc rằng vẫn duy trì được tốc độ từ 8-9% vì tốc độ xuất phát của Việt Nam còn thấp.

6. Biện pháp:

a. Muốn đảm bảo tốc độ tăng trưởng cần phải cải cách doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh tiến độ cổ phần hoá, thay đổi chính sách cổ phần hoá, kiểm soát lạm phát và các giải pháp quản lý ngoại hối và tiền tệ tránh khủng hoảng tài chính.

b. Minh bạch hoá thị trường đất đai, thay đổi khái niệm đất đai thuộc sở hữu toàn dân đồng nghĩa với sở hữu nhà nước, phải hiểu đúng: sở hữu toàn dân = sở hữu nhà nước + sở hữu tập thể + sở hữu cá nhân. Có thừa nhận sở hữu cá nhân đối với đất đai thì mới giải quyết được hàng loạt vấn đề bức xúc hiện nay về đất đai; nên nhớ là 75% vụ tranh chấp hiện nay là liên quan đến đất đai.

Luật gia Cao Bá Khoát – GĐ Công ty Tư vấn Doanh nghiệp K & Cộng sự

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại.)

3. Điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo cam kết WTO: Trông người lại nghĩ đến ta!

Thực hiện các cam kết WTO, Việt Nam đã đi được nửa chặng đường, nhưng trong quá trình thực hiện, chúng ta sử dụng công cụ hành chính, ban hành những quyết định áp đặt đối với đại hội đồng cổ đông, can thiệp “nóng” vào quyết định kinh doanh… đang là những biểu hiện không phù hợp với cam kết gia nhập WTO của cơ quan quản lý tại các doanh nghiệp nhà nước.

Do đó, tham khảo và học tập những kinh nghiệm của Trung Quốc trong điều chỉnh hoạt động của Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) theo cam kết WTO là điều bổ ích đối với Việt Nam. Dựa trên những thông tin tại buổi Hội thảo về vấn đề này do Viện Quản lý Kinh tế Trung ương tổ chức, tác giả xin trình bày một số nội chính được bàn luận tại Hội thảo.

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Năm 2001, Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Giống như các thành viên mới của WTO, Trung Quốc phải cam kết về điều chỉnh chính sách kinh tế, chính sách thương mại hàng hoá, chính sách thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, chính sách thương mại dịch vụ, minh bạch hoá, tham gia và thực thi các hiệp định thương mại quốc tế,…

Về DNNN, Trung Quốc cam kết: Chính phủ sẽ không điều hành trực tiếp các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) và các hoạt động của DN về sản xuất, cung ứng, tiêu thụ và marketing. Nhà nước không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp về sản xuất hàng hoá gì, sản xuất bao nhiêu và giá cả hàng hoá của DN do DN và thị trường quyết định. Các DN đều bình đẳng để cạnh tranh trong mua và bán, trong sản xuất kinh doanh và không coi việc mua sắm của DN là mua sắm của chính phủ;…

>> Luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tuyến gọi: 1900.0191

Điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo cam kết WTO: Trông người lại nghĩ đến ta!

Luật sư tư vấn luật đầu tư Ảnh minh họa

Các biện pháp điều chỉnh chủ yếu của Trung Quốc gồm có: Thay đổi cơ cấu sở hữu DNNN (cổ phần hoá, tư nhân hoá, đa dạng hoá sở hữu DNNN; Cải cách các khung khổ hoạt động DNNN nhằm đặt DNNN phải đối mặt với cạnh tranh thị trường; Cải cách quản trị DNNN (ưu tiên theo nguyên tắc của OECD- Tổ chức kinh tế các nước phát triển) nhằm đảm bảo cho sự can thiệp của chủ sở hữu (CSH) nhà nước cũng như mô hình tổ chức quản lý theo thông lệ quốc tế và không trái nguyên tắc kinh tế thị trường; Cơ cấu lại DNNN qua sát nhập, giải thể, phá sản… Nhờ đó mà chỉ trong một thời gian ngắn, số lượng DNNN ở Trung Quốc đã giảm mạnh. Năm 2000 (trước khi gia nhập WTO một năm), Trung Quốc có 190.000 DNNN, tháng 4/2003 còn 196 DNNN, đến nay còn 159 DNNN và đến năm 2010 sẽ còn 80-100 DNNN.

Từ năm 2006, Chính phủ Trung Quốc công bố danh mục các DNNN, Nhà nước cần nắm giữ toàn bộ hoặc chi phối, đó là các DN phát và phân phối điện, dầu khí và hoá dầu, bưu chính và vũ khí; Trung Quốc cũng khẳng định sẽ kiểm soát lợi ích của mình ở các DNNN thuộc lĩnh vực khai thác than, hàng không, công nghiệp tàu thuỷ…

Cải cách mạnh mẽ các biện pháp thực hiện CSH nhà nước bằng việc thành lập uỷ ban Giám sát và quản lý tài sản nhà nước (SASAC) ở cả cấp Trung ương và địa phương ngay từ tháng 4/2003. SASAC là cơ quan thuộc Quốc vụ viện, chuyên trách về vấn đề vốn, tài sản nhà nước tại các DNNN, không thực hiện chức năng quản lý nhà nước khác. Chức năng chủ yếu của SASAC là: thực thi quyền và nghĩa vụ của một nhà đầu tư tại DNNN, hướng dẫn và thúc đẩy cải cách, cơ cấu lại DNNN, giám sát việc bảo toàn và phát triển tài sản nhà nước tại DN, thúc đẩy hình thành hệ thống DNNN hiện đại theo các quy định của Luật Công ty và uỷ quyền của Quốc vụ viện. Các địa phương cũng hình thành tổ chức tương tự để chuyên trách quản lý và giám sát tài sản nhà nước đầu tư tại các DNNN địa phương. Kết quả là hầu hết các DNNN đã không bị sự can thiệp của các cơ quan quản lý nhà nước; các bộ, ngành ở Trung ương, sở, ngành ở địa phương gần như không thực hiện quản lý DN theo chức năng CSH, kể cả tham gia bổ nhiệm cán bộ. SASAC đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thiện thể chế giám sát và quản lý tài sản nhà nước, đẩy nhanh cải cách DNNN bằng việc ban hành hàng loạt các văn bản (ban hành 14 quy chế, 104 văn bản pháp quy) và tổ chức thực hiện.

Bên cạnh đó, những cam kết bãi bỏ trợ cấp DNNN, tách bạch mua sắm chính phủ, minh bạch hoá độc quyền nhà nước cũng được Trung Quốc thực hiện 1 cách triệt để. Cụ thể:

Trong thực thi cam kết bãi bỏ trợ cấp DNNN, hầu hết các khoản trợ cấp cho các DNNN công nghiệp và xuất khẩu nông sản đã được bãi bỏ theo lộ trình cam kết; dự kiến đến cuối 2008 sẽ hoàn thành chương trình bãi bỏ trợ cấp DNNN bao gồm cả trợ cấp trực tiếp về vốn, tín dụng, trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp gián tiếp.

Việc tách bạch mua sắm của DNNN với mua sắm chính phủ được hiện bằng việc ban hành Luật Đấu thầu cho hai lĩnh vực riêng rẽ: Đấu thầu cho mua sắm chính phủ (mua sắm công) và đấu thầu cho mua sắm của các loại hình doanh nghiệp trong đó có DNNN (mua sắm tư). Khuyến khích mọi DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cạnh tranh để dành quyền cung ứng sản phẩm dịch vụ thuộc danh mục mua sắm chính phủ; các DNNN không phải là đối tượng có đặc quyền, đặc lợi trong việc mua hay thuê hàng hoá, dịch vụ để Nhà nước sử dụng, ngoại trừ vũ khí và các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ phục vụ nhu cầu an ninh quốc phòng và an ninh năng lượng.

Trong minh bạch hoá độc quyền nhà nước và chống độc quyền DNNN, Chính phủ Trung Quốc đã công bố lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước; ban hành Luật Chống độc quyền tháng 8/2007.

Ngoài ra, Trung Quốc tích cực hoàn thiện mô hình quản trị DNNN theo thông lệ quốc tế. Kết quả trong số 159 DNNN Trung ương có gần 60 DN theo mô hình tập đoàn kinh tế, số còn lại theo mô hình tổng công ty. Nếu năm 2000, chỉ có 3 DN của Trung Quốc được lọt vào trong danh sách 500 DN lớn nhất thế giới về doanh thu, thì hiện nay có 24 DN, trong đó có Tổng công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc đứng thứ 24 trong các DN lớn nhất toàn thế giới do Tạp chí Fortune xếp hạng.

Với những gì Trung Quốc đã làm được, có thể nói thực hiện các cam kết với WTO chỉ là việc Trung Quốc đẩy nhanh hơn quá trình cải cách kinh tế bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỷ XX.

Và thực tế ở Việt Nam

Ở Việt Nam chủ trương đổi mới DNNN được đề ra từ Đại hội Đảng VI (1986) và sau một thời gian thực hiện đã đạt được những thành tựu quan trọng và đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế (năm 2007 là 36,52% GDP, 6 tháng đầu năm 2008 là 22,6% GO của ngành công nghiệp).Tuy nhiên hiệu quả hoạt động của các DN không tương xứng với đầu tư của nhà nước. Mặt khác, trong quá trình thực hiện cam kết riêng về DNNN, nhiều DNNN vẫn đang “gồng mình” chịu sự chi phối từ các chủ sở hữu là nhà nước thông qua công cụ hành chính hoặc ban hành các quyết định áp đặt hoặc “phớt lờ” vai trò của đại hội cổ đông DN. Một số cơ quan quản lý nhà nước đang “bỏ quên” những nguyên tắc chống phân biệt đối xử của WTO trong phân bổ các nguồn lực quốc gia, mà trước tiên là nguồn lực tài chính như: các vấn đề tín dụng từ trái phiếu Chính phủ, giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ thuế, các khoản phải nộp ngân sách…

Trước những hạn chế của doanh nghiệp cũng như những điểm không hợp lý trên, đòi hỏi phải đẩy nhanh và đồng bộ những giải pháp trong việc điều chỉnh hoạt động của DNNN thực hiện cam kết gia nhập WTO.

Các giải pháp

Để đảm bảo các nguyên tắc của WTO, các giải pháp phải hình thành trên các mục tiêu: các cơ quan hành chính nhà nước không trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia quyết định kinh doanh của DNNN theo cam kết gia nhập WTO; đáp ứng đòi hỏi của thông lệ kinh tế thị trường đối với hoạt động và tổ chức của DNNN góp phần để nền kinh tế Việt Nam được đối xử như một nền kinh tế thị trường đầy đủ theo nguyên tắc của WTO; đảm bảo các nguyên tắc về đối xử bình đẳng giữa DNNN với các DN thuộc các thành phần kinh tế khác trong kinh tế thị trường.

Các giải pháp chủ yếu gồm:

Thứ nhất, thực hiện cam kết Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào DNNN. Giải pháp này chủ yếu liên quan đến việc sửa đổi hoặc ban hành các văn bản pháp quy để cơ quan quản lý nhà nước không ban hành quyết định của chủ sở hữu nhà nước (CSHNN), hình thành tổ chức chuyên trách thực hiện quyền CSHNN tại tổng công công ty và tập đoàn kinh tế,…

Thứ hai, đảm bảo sự thống nhất về cách thức can thiệp giữa CSHNN với các CSH khác theo cam kết WTO. Không sử dụng các hình thức quyết định hành chính nhà nước để chuyển tải quyết định của CSHNN; CSH không can thiệp vào chức năng của Đại hội đồng cổ đông, của Hội nghị thành viên (đối với các DNNN là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn đa sở hữu); nâng cao vai trò của các DNNN với 100% vốn nhà nước.

Thứ ba, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện chức năng CSHNN trong kinh doanh và quyết định thương mại của DNNN. Trong đó Quốc hội giám sát Chính phủ thực hiện chức năng thống nhất tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ của CSH vốn nhà nước tại các DN; thể chế hoá bằng pháp luật việc giám sát trên và giám sát đánh giá việc thực hiện chức năng sở hữu vốn nhà nước trực tiếp tại DN; minh bạch hoá thông tin về đầu tư vốn nhà nước,…

Thứ tư, đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO. Bảo đảm điều kiện cạnh tranh giữa DNNN với DN khác mà chủ yếu thuộc về vai trò của các cơ quan nhà nước liên quan đến việc cho phép các DN đầu tư vào các ngành nghề, về đầu tư, về cơ chế quản lý tài chính, về quản lý DN, về lựa chọn đối tượng DN được huy động tín dụng từ nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn viện trợ, về thống nhất cơ chế quản lý lao động, tiền lương,… Thể chế hoá một số văn bản quy định liên quan đến Hội đồng quản trị, lãnh đạo DN… không thuộc đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh công chức, viên chức; hợp đồng lao động; luật hoá chế độ đầu tư vốn nhà nước,…; xác định Nhà nước không trực tiếp sử dụng DNNN trở thành công cụ quản lý của Nhà nước trong điều tiết kinh tế vĩ mô,… Tiếp tục tăng cường quản lý về kiểm soát độc quyền và thúc đẩy cạnh tranh;…

Thứ năm, đảm bảo tính minh bạch của chuyển đổi, cổ phần hoá DNNN, đặc biệt cần phải minh bạch các thông tin về chương trình, quá trình về cổ phần hoá và chuyển đổi DNNN,…

Thứ sáu, sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật liên quan thực hiện cam kết WTO về DNNN. Một số điều trong các Luật, Nghị định có liên quan, như: Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Nghị định, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,… và một số văn bản mới như soạn thảo và ban hành Luật về đầu tư vốn nhà nước vào các DN; các văn bản liên quan đến thống nhất các quy định về lao động tiền lương cho các DN, không phân biệt DNNN (kể cả tập đoàn và tổng công ty nhà nước),…

Thứ bảy, đề xuất với Chính phủ trong việc phân công xây dựng các căn cứ định hướng giải pháp, chính sách và sửa đổi, bổ sung cho các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương,… các ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương./.

Tác giả: NGUYỄN QUÁN

CÔNG TY LUẬT LVN GROUP biên tập

4. Đã sẵn sàng ra “biển” WTO?

Không bao lâu nữa chúng ta sẽ gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiện nay hoạt động kinh tế của chúng ta giống như mình đang ở trên sông, vào WTO chúng ta ra biển. Chúng ta đã sẵn sàng chưa?

Hoạt động kinh tế có hai mặt chìm và nổi. Nhìn bề nổi, chúng ta thấy những sự tiến bộ không thể phủ nhận trong 20 năm vừa qua và trên cơ sở đó ta có thể trả lời là đã sẵn sàng. Tuy nhiên, bề nổi kia muốn bền vững thì phải có bề chìm nâng đỡ. Có một chiếc tủ lạnh không khó lắm, nhưng làm ra được nó, biết giữ gìn nó thì khó hơn nhiều. Đó là phần chìm hay là những yếu tố tinh thần cho sự phát triển kinh tế, có phát triển thì mới hội nhập được.

Trong kinh doanh quốc tế, dù “business is business” (kinh doanh là kinh doanh) thì doanh nhân vẫn đòi hỏi sự tâm đầu ý hợp; bởi ai cũng yêu thích sự thuận tiện; nó làm cho đỡ mất thời gian, vốn là yếu tố tạo nên tiền bạc.

Nhìn trong hiện tình, về bề chìm thì chúng ta sẽ còn nhiều lúng túng. Tôi xin kể một cái về mặt tâm lý.

Tâm lý khi soạn thảo luật lệ

Do hoàn cảnh lịch sử, mỗi khi nhìn về sinh hoạt xã hội để ban bố luật lệ điều chỉnh, các viên chức soạn thảo trong chính quyền đều nghĩ xã hội của mình phải là xã hội tốt đẹp 100%, không có cái xấu, bảo rằng cái xấu không phải là bản chất của chế độ, và đó là ưu việt của chế độ ta.

Thực ra đó là một sự ao ước chứ không phải là một thực tế. Các nhà soạn thảo luật cho thấy đã từng bị nhầm lẫn giữa ao ước và thực tế khi soạn luật. Thật vậy, bản chất của con người là có sai sót. Cái đẹp của họ là cố gắng giảm bớt sai sót; chứ không phải là không có sai sót. Bởi thế bao lâu còn con người thì còn có cái xấu. Hơn nữa, chính nhờ sự hiện hữu của cái xấu chúng ta mới nhận ra được cái tốt và thúc đẩy cái tốt. Đó là thực tế.

Đã sẵn sàng ra “biển” WTO?

Luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tuyến gọi:1900.0191

Luật pháp của chúng ta, nhất là các văn bản hướng dẫn, thường được xây dựng dựa trên sự ao ước vừa nêu. Nhà soạn thảo cố gắng tìm ra những biện pháp hiệu quả nhất để vô hiệu hóa hành vi phạm pháp của những kẻ xấu.

Chẳng hạn, đã có một dạo luật thuế quy định là khi khai báo để lấy mã số thuế thì phải vẽ bản đồ dẫn đến địa chỉ công ty. Biện pháp này được đưa ra nhằm đối phó với một số người ma mãnh đã lập công ty cốt để mua hóa đơn giá trị gia tăng đem bán. Nó đúng xét theo mục đích của nó; và đối với kẻ ma mãnh thì phải làm như thế.

Tuy nhiên, số công ty ma mãnh chỉ là thiểu số so với số công ty đàng hoàng. Biện pháp đưa ra chỉ nhắm vào thiểu số nhưng khi áp dụng thì nó trùm lên mọi công ty không phân biệt xấu, tốt. Vậy là – một cách vô tình – mọi công ty xin mã số thuế kể từ sau khi có quy định kia trở đi đều là… kẻ ma mãnh!

Quy định ấy ngày nay không còn, nó được nhắc lại ở đây cốt chỉ nêu lên rằng khi soạn thảo luật lệ cần phải có một quan điểm thực tế về xã hội và về con người sống trong xã hội. Đừng mong xã hội sẽ tốt 100% khiến phải quyết liệt tận diệt những phần tử xấu qua luật pháp.

Khi soạn thảo luật để thiết lập một định chế nào đó – nhất là khi hội nhập – thì những thủ tục ấn định, biện pháp thi hành phải đơn giản, rõ ràng, ít tốn kém, để thúc đẩy người bị điều chỉnh làm đúng, và muốn làm đúng. Các quy định không nên chỉ nhắm loại trừ kẻ xấu, đề phòng họ, vô hiệu hóa họ; bởi vì những biện pháp ấy khi áp dụng chung cho mọi người thì chúng đích đáng với kẻ xấu nhưng lại gắt gao đối với người tốt, mà số người sau mới đông. Muốn thu hút nhà đầu tư vào nước mình mà gắt gao với họ thì ai sẽ vào?

Hơn nữa, biện pháp “loại trừ kẻ xấu” dù có hữu hiệu trong niềm tin của người soạn thảo bao nhiêu đi nữa thì kẻ xấu vẫn qua lọt, nhờ hối lộ, nhờ bôi trơn. Đó cũng là cơ hội khiến cho quan chức chính quyền bị tha hóa hay biến chất.

Nói như vậy là làm ngơ cho kẻ xấu sao? Trong một chừng mực nào đó thì thật là như thế! Tuy nhiên, Nhà nước là một quyền uy xã hội, cần phải có một tâm hồn lớn và một đầu óc rộng. Đó là điều kiện tinh thần cần thiết để mở rộng sự giao dịch trong bối cảnh hội nhập. Ở các nước phát triển khác họ cũng làm như thế. Chính quyền cũng phải chọn lựa và trả giá; còn cứ khư khư với cách làm luật theo “sự ao ước” thì sẽ còn lúng túng khi hội nhập sau này.

Hơn nữa, cũng cần phải nhìn ra một thực tế khác. Ấy là, so với khả năng của mỗi công dân, tài nguyên của Nhà nước to hơn gấp nhiều lần.

Thí dụ, một người phạm tội tại Đồng Nai mà chạy trốn xuống An Giang, họ phải đi gần cả ngày; trong khi ấy, cảnh sát Đồng Nai muốn truy đuổi chỉ cần gọi điện thoại xuống An Giang yêu cầu hỗ trợ một vài phút! Do vậy, Nhà nước phải chấp nhận “rủi ro hành chính”, tức là làm ngơ cho kẻ xấu lúc khởi đầu. Có kẻ xấu sẽ lợi dụng các biện pháp dễ dãi đưa ra, Nhà nước chấp nhận rủi ro đó vì những mục đích cao cả hơn, rộng lớn hơn và cũng vì quyền lực to lớn của mình.

Với một biện pháp định chọn, người soạn luật cần hỏi: người tốt sẽ bị khó khăn gì, có thúc đẩy họ chấp hành tự nguyện không, có gắt gao quá đối với họ không; chứ đừng đặt câu hỏi: quản lý đã chặt chưa, kẻ xấu lọt được chăng?

Một điển hình đáng mừng

Luật pháp phải phục vụ người tốt, thúc đẩy cái thiện, chứ không phải chỉ cốt đối phó với cái xấu hay loại trừ cái ác. Cái thiện nảy nở thì cái ác sẽ giảm đi. Rất vui là ta vừa có một điển hình, ấy là Quy định về thủ tục hải quan điện tử.

Về luật này, Tổng cục Hải quan cho biết đại ý các doanh nghiệp cứ việc ngồi ở nhà gửi tờ khai; khai sao nộp thuế vậy; không cần biết ai tốt, ai xấu. Hải quan sẽ quản lý toàn bộ thông tin về tình hình xuất nhập khẩu các mặt hàng, quản lý toàn bộ quá trình chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp khi làm thủ tục chứ không phải là “soi” từng lô hàng.

Từ anh bảo vệ đứng gác ngày trước, bây giờ hải quan thi hành nhiệm vụ giống như một người cảnh sát khu vực, nắm tình hình chung, không kiểm tra tất cả, chỉ “soi” những đối tượng có dấu hiệu bất thường. Bây giờ, hải quan coi doanh nghiệp là đối tác của mình, nghĩa là tin nhau. Hoan hô!

Hải quan đã chấp nhận “rủi ro hành chính”, tức là để lọt một số nhỏ người xấu, nhưng họ đã phục vụ đa số tốt và vẫn có biện pháp đối với số xấu kia. Luật cho phép hải quan, dù hồ sơ đã được thông quan, thì vẫn có thể soát lại tất cả, thấy nghi vấn thì kiểm tra. Đấy, hải quan sử dụng “tài nguyên” của mình đấy! Họ có làm ngơ cho kẻ xấu đâu! Khi số xấu bị trừng phạt đích đáng thì những người tốt thấy hãnh diện và họ sẽ tiếp tục làm tốt; còn kẻ xấu trông gương trước sẽ chùn tay. Như thế số người tốt sẽ tăng dần, còn số xấu giảm đi.

Tuy nhiên, vì xã hội này là của loài người nên người xấu không bao giờ hết; vì thế mà vẫn cần có… hải quan. Nhưng hải quan hoạt động để phục vụ người tốt, chứ không chỉ để tiễu trừ kẻ xấu.

Khi mọi luật lệ của ta được ban bố theo tâm lý ấy, thì đất nước này sẽ trở nên “đất lành chim đậu” đối với đầu tư các loại để mà nói đến hội nhập.

Luật sư: Nguyễn Ngọc Bích
Nguồn:Thời báo kinh tế Sài Gòn

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

5. Hiệp định của WTO về Thương mại hàng dệt và may mặc

Nhắc lại thoả thuận của các Bộ Trưởng tại Punta del Este là “các cuộc đàm phán trong lĩnh vực hàng dệt, may nhằm tạo ra phương thức cho phép lĩnh vực này được điều chỉnh hoàn toàn theo GATT trên cơ sở các nguyên tắc và quy định của GATT đã được tăng cường, đồng thời qua đó góp phần vào mục tiêu tự do hóa thương mại hơn nữa”;

>> Luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tuyến gọi:1900.0191

Nhắc lại Quyết định của Uỷ ban Đàm phán Thương mại vào tháng Tư năm 1989 thống nhất tiến trình hội nhập sẽ bắt đầu sau khi Vòng Đàm phán Thương mại Đa biên Urugoay kết thúc và sẽ thực hiện từng bước;

Nhắc lại thoả thuận dành đối xử đặc biệt cho các Thành viên chậm phát triển;

Bằng Hiệp định này thoả thuận như sau:

Điều 1

1. Hiệp định này đặt ra các quy định được các Thành viên áp dụng trong thời gian quá độ của việc hội nhập lĩnh vực hàng dệt, may vào GATT 1994.

2. Các Thành viên nhất trí sử dụng các quy định tại khoản 18 Điều 2 và điểm 6(b) Điều 6 theo hướng cho phép tạo ra sự tăng trưởng đáng kể về khả năng tiếp cận thị trường cho các nhà cung cấp quy mô nhỏ và sự phát triển các cơ hội kinh doanh thương mại cho các đối tượng mới tham gia lĩnh vực thương mại hàng dệt và may mặc.[1]

3.Các Thành viên sẽ quan tâm thích đáng đến hoàn cảnh của các Thành viên chưa công nhận các Nghị định thư gia hạn Hiệp định về Thương mại Quốc tế Hàng dệt (trong Hiệp định này gọi tắt là “MFA”) từ năm 1986, và trong phạm vi có thể, dành cho các Thành viên này đối xử đặc biệt trong khi áp dụng các quy định của Hiệp định này.

4. Các Thành viên nhất trí rằng các mối quan tâm đặc biệt của các Thành viên sản xuất và xuất khẩu bông cần được thể hiện khi thi hành các quy định của Hiệp định này thông qua tham khảo ý kiến với các Thành viên đó.

5. Nhằm tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập lĩnh vực dệt, may đ vào GATT 1994, các Thành viên nên chú ý cho phép cơ chế tự điều chỉnh liên tục của ngành này và sự cạnh tranh tăng lên trong các thị trường của họ.

6. Trừ khi Hiệp định này quy định khác, các quy định của Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ của các Thành viên theo các quy định của Hiệp định WTO và các Hiệp định Thương mại Đa biên.

7. Các sản phẩm dệt, may do Hiệp định này điều chỉnh được xác định trong Phụ lục.

Điều 2

1. Tất cả các hạn chế số lượng trong các hiệp định song biên được duy trì theo Điều 4 hay được thông báo theo Điều 7 hoặc 8 của MFA có hiệu lực trước khi Hiệp định WTO có hiệu lực phải được các Thành viên duy trì hạn chế thông báo chi tiết về các mức hạn chế, tỷ lệ tăng trưởng và các quy định khác trong vòng 60 ngày kể từ khi Hiệp định WTO có hiệu lực cho Cơ quan Giám sát Hàng dệt được thành lập theo Điều 8 (trong Hiệp định này gọi tắt là “TMB”). Các Thành viên nhất trí rằng cho đến khi Hiệp định WTO có hiệu lực, tất cả các hạn chế số lượng do các bên ký kết GATT 1947 duy trì, và còn hiệu lực trước ngày Hiệp định WTO có hiệu lực sẽ được các quy định của Hiệp định này điều chỉnh.

2. TMB sẽ lưu chuyển các thông báo này đến tất cả các Thành viên để cung cấp thông tin. Trong vòng 60 ngày kể từ khi thông báo được lưu chuyển, mọi Thành viên đều có thể lưu ý TMB về những nhận xét họ cho là cần thiết liên quan đến các thông báo nêu trên. Những nhận xét này sẽ được lưu chuyển đến các Thành viên khác để cung cấp thông tin. Khi cần TMB sẽ có khuyến nghị với các Thành viên liên quan.

3. Nếu khoảng thời gian 12 tháng của các hạn chế được thông báo theo quy định của khoản 1 không trùng với khoảng thời gian 12 tháng kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực, các Thành viên liên quan cần đạt được các thoả thuận sao cho thời hạn của các hạn chế phù hợp với năm hiệp định[2], và xác định các mức cơ sở của các hạn chế đó để thi hành các qui định của Điều này. Các Thành viên liên quan nhất trí sớm tham gia các cuộc tham vấn theo yêu cầu nhằm đạt được sự thống nhất giữa các bên như đã nêu. Các cuộc tham vấn nói trên, cùng với những yếu tố khác, sẽ cân nhắc các kiểu giao hàng theo mùa vụ trong những năm gần đây. Những kết quả của các cuộc tham vấn sẽ được thông báo cho TMB. Khi thấy cần thiết cơ quan này sẽ khuyến nghị với các Thành viên liên quan.

4.Các hạn chế đã thông báo theo quy định của khoản 1 sẽ tạo thành hạn chế tổng thể do các Thành viên tương ứng áp dụng vào ngày trước khi Hiệp định WTO có hiệu lực. Không được đưa ra các hạn chế với sản phẩm mới hay áp dụng với các Thành viên trừ khi tuân theo các quy định của Hiệp định này hay các quy định liên quan của GATT 1994.[3] Các hạn chế không được thông báo trong vòng 60 ngày kể từ khi Hiệp định WTO có hiệu lực sẽ bị xoá bỏ ngay lập tức.

5. Mọi biện pháp đơn phương được thực hiện theo Điều 3 MFA trước khi Hiệp định WTO có hiệu lực có thể duy trì trong một thời gian xác định tại điều này, nhưng không quá 12 tháng, nếu nó được Cơ quan Theo dõi Hàng dệt thành lập theo Hiệp định MFA (trong Hiệp định này được gọi tắt là TSB) rà soát. Nếu TSB không có cơ hội rà soát các biện pháp đơn phương nêu trên thì TMB sẽ rà soát theo các quy định và thủ tục của MFA giám sát các biện pháp Điều 3. Mọi biện pháp áp dụng theo Điều 4 MFA trước khi Hiệp định WTO có hiệu lực đang là đối tượng tranh chấp nhưng TSB chưa có điều kiện rà soát cũng sẽ được TMB rà soát theo các quy định và thủ tục của Hiệp định MFA áp dụng cho việc rà soát này.

6. Vào thời điểm Hiệp định WTO có hiệu lực, mỗi Thành viên phải điều chỉnh theo GATT 1994 các sản phẩm chiếm ít nhất 16% tổng khối lượng nhập khẩu năm 1990 của Thành viên đó đối với các sản phẩm trong Phụ lục tính theo các dòng mã HS hay các hạng mục sản phẩm. Các sản phẩm này bao gồm các sản phẩm thuộc bốn nhóm: sợi xe và đầu sợi chải, vải, thành phẩm hàng dệt và hàng may mặc.

7. Các Thành viên liên quan cần thông báo chi tiết đầy đủ về các hoạt động được thực hiện theo khoản 6 theo các quy định sau:

(a) Dù cho Hiệp định WTO có hiệu lực vào thời điểm nào, các Thành viên đang duy trì những hạn chế theo khoản 1 phải thông báo các chi tiết đó cho Ban Thư ký GATT không muộn hơn ngày được xác định trong Quyết định cấp Bộ Trưởng ngày 15 tháng 4 năm 1994. Ban Thư ký GATT sẽ nhanh chóng lưu chuyển các thông báo này tới các bên tham gia để cung cấp thông tin. Khi TMB được thành lập thì các thông báo đó sẽ được cung cấp tới cơ quan này vì mục đích nêu tại khoản 21;

(b)Theo khoản 1 Điều 6, các Thành viên giữ quyền sử dụng các quy định của Điều 6 phải thông báo các chi tiết đó cho TMB không muộn hơn 60 ngày kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực, hay không muộn hơn thời điểm kết thúc tháng thứ 12 kể từ khi Hiệp định WTO có hiệu lực trong trường hợp các Thành viên thuộc phạm vi điều chỉnh của khoản 3 Điều 1. TMB sẽ lưu chuyển các thông báo này tới các Thành viên khác để cung cấp thông tin và rà soát chúng theo quy định tại khoản 21.

8. Các sản phẩm còn lại không được điều chỉnh theo GATT 1994 theo khoản 6, sẽ được điều chỉnh, tính theo các dòng mã HS hay các hạng mục, theo 3 giai khoản như sau:

(a)vào ngày đầu tiên của tháng thứ 37 kể từ khi Hiệp định WTO có hiệu lực, các sản phẩm chiếm ít nhất 17% tổng khối lượng nhập khẩu năm 1990 các sản phẩm trong Phụ lục của mỗi Thành viên. Các sản phẩm được các Thành viên hoà nhập bao gồm các sản phẩm thuộc bốn nhóm: sợi xe và đầu sợi chải, vải, thành phẩm dệt và hàng may sẵn;

(b) vào ngày đầu tiên của tháng thứ 85 kể từ khi Hiệp định WTO có hiệu lực, các sản phẩm chiếm ít nhất 18% tổng khối lượng nhập khẩu năm 1990 các sản phẩm trong Phụ lục của mỗi Thành viên. Các sản phẩm được các Thành viên hoà nhập bao gồm các sản phẩm thuộc bốn nhóm: sợi xe và đầu sợi vụn, vải, thành phẩm dệt và hàng may sẵn;

(c) vào ngày đầu tiên của tháng thứ 121 kể từ khi Hiệp định WTO có hiệu lực, lĩnh vực hàng dệt, may sẽ hoàn toàn được hoà nhập vào GATT 1994, tất cả các hạn chế theo Hiệp định này sẽ được xoá bỏ.

9.Theo khoản 1 Điều 6, các Thành viên đã thông báo ý định của mình không giữ quyền sử dụng các qui định của Điều 6 được coi là đã điều chỉnh các sản phẩm dệt, may của mình theo GATT 1994 theo các mục tiêu của Hiệp định này. Do đó, các Thành viên này sẽ được miễn áp dụng các qui định của các khoản 6, 7, 8 và 11.

10.Hiệp định này không ngăn cản một Thành viên đã đệ trình kế hoạch điều chỉnh, theo khoản 6 hoặc 8, các sản phẩm theo GATT 1994 sớm hơn thời hạn đã xác định trong kế hoạch đó. Tuy nhiên, việc hoà nhập các sản phẩm phải được thực hiện vào thời điểm bắt đầu của năm hiệp định, và các chi tiết phải được thông báo cho TMB ít nhất 3 tháng trước đó để lưu chuyển tới tất cả các Thành viên.

11. Các kế hoạch hoà nhập tương ứng với khoản 8 phải được thông báo chi tiết cho TMB ít nhất 12 tháng trước khi chúng có hiệu lực. TMB sẽ lưu chuyển các kế hoạch này tới tất cả các Thành viên.

12. Các mức cơ sở của các hạn chế đối với các sản phẩm còn lại đề cập tại khoản 8 là các mức hạn chế đã được nêu tại khoản 1.

13. Trong Giai khoản 1 của Hiệp định này (kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực đến hết tháng thứ 36), mức độ của mỗi hạn chế theo các thoả thuận song biên thuộc MFA có hiệu lực trong thời gian 12 tháng trước khi Hiệp định WTO có hiệu lực sẽ được tăng hàng năm không ít hơn tỷ lệ tăng trưởng 16% được xác định cho các hạn chế tương ứng.

14. Trừ khi Hội đồng Thương mại Hàng hóa hay Cơ quan Giải quyết Tranh chấp có quyết định khác theo quy định của khoản 12 Điều 8, mức độ của mỗi hạn chế còn lại sẽ phải tăng hàng năm trong các giai khoản tiếp theo của Hiệp định này không ít hơn các mức sau:

(a) đối với Giai khoản 2 (từ tháng thứ 37 đến hết tháng thứ 84 kể từ khi Hiệp định WTO có hiệu lực), tỷ lệ tăng trưởng cho các hạn chế tương ứng trong Giai khoản 1 sẽ tăng thêm 25%;

(b) đối với Giai khoản 3, (từ tháng thứ 85 đến hết tháng thứ 120 kể từ khi Hiệp định WTO có hiệu lực), tỷ lệ tăng trưởng cho các hạn chế tương ứng trong Giai khoản 2 sẽ tăng thêm 27%.

15. Không một quy định nào trong Hiệp định này ngăn cản mỗi Thành viên xoá bỏ bất cứ hạn chế nào có hiệu lực vào thời điểm bắt đầu bất cứ năm hiệp định nào trong thời kỳ quá độ được duy trì theo Điều này, miễn là Thành viên xuất khẩu liên quan và TMB được thông báo ít nhất 3 tháng trước khi việc xoá bỏ có hiệu lực. Thời hạn cho việc thông báo trước có thể rút ngắn xuống 30 ngày với sự nhất trí của Thành viên bị hạn chế. TMB sẽ lưu chuyển các thông báo này tới tất cả các Thành viên. Khi đánh giá việc huỷ bỏ các hạn chế như được dự kiến trong phần này, các Thành viên liên quan cần tính đến sự đối xử với các sản phẩm xuất khẩu tương tự từ các Thành viên khác.

16. Các quy định linh hoạt, tức các quy định về việc chuyển hạn ngạch giữa các năm và các nhóm sản phẩm, được áp dụng đối với tất cả các hạn chế duy trì theo Điều này, sẽ giống với các quy định đã nêu trong các thoả thuận song biên thuộc khuôn khổ MFA trong thời gian 12 tháng trước khi Hiệp định WTO có hiệu lực. Không được đặt ra hay duy trì hạn chế số lượng bằng cách sử dụng kết hợp việc chuyển hạn ngạch giữa các năm và các nhóm sản phẩm.

17. Các thoả thuận hành chính cần thiết trong quá trình thi hành các quy định của Điều này sẽ do các Thành viên liên quan thống nhất với nhau. Mọi thoả thuận như vậy phải được thông báo cho TMB.

18. Các Thành viên có xuất khẩu bị hạn chế trước khi Hiệp định WTO có hiệu lực và các hạn chế này chiếm không quá 1,2% tổng khối lượng các hạn chế do Thành viên nhập khẩu áp dụng tính đến ngày 31 tháng 12 năm 1991 và đã được thông báo theo Điều này sẽ được dành sự cải thiện tiếp cận thị trường đáng kể cho hàng xuất khẩu kể từ khi Hiệp định WTO có hiệu lực và kéo dài trong thời gian hiệu lực của Hiệp định này, thông qua việc thực hiện trước một giai khoản của các tỷ lệ tăng trưởng như đã nêu tại khoản 13 và 14, hay ít nhất là thông qua những sự thay đổi tương đương do các bên thống nhất liên quan đến sự kết hợp khác nhau giữa các mức cơ sở, sự tăng trưởng và các quy định linh hoạt. Các cải thiện này phải được thông báo cho TMB.

19. Suốt thời gian hiệu lực của Hiệp định này, trong mọi trường hợp mà một Thành viên sử dụng biện pháp tự vệ theo Điều XIX của GATT 1994 đối với một sản phẩm cụ thể trong thời hạn 1 năm ngay sau khi sản phẩm đó được điều chỉnh theo GATT 1994 theo các quy định của Điều này, các quy định của Điều XIX được giải thích trong Hiệp định về các Biện pháp tự vệ sẽ áp dụng, trừ những trường hợp quy định trong khoản 20.

20. Nếu biện pháp tự vệ được áp dụng bằng các công cụ phi thuế quan, bất cứ lúc nào trong thời gian 1 năm ngay sau khi biện pháp tự vệ được đưa ra, Thành viên nhập khẩu liên quan phải áp dụng biện pháp theo cách thức như quy định tại điểm 2(d) Điều XIII của GATT 1994 theo yêu cầu của bất cứ Thành viên xuất khẩu nào có sản phẩm xuất khẩu chịu các hạn chế theo Hiệp định này. Thành viên xuất khẩu liên quan phải quản lý các biện pháp này. Mức độ tự vệ áp dụng phải không làm giảm mức xuất khẩu liên quan xuống dưới mức của thời kỳ đại diện gần đó, thông thường mức này là xuất khẩu trung bình từ Thành viên liên quan trong 3 năm đại diện gần nhất có sẵn các số liệu thống kê. Ngoài ra, khi biện pháp tự vệ được áp dụng trên 1 năm, mức độ áp dụng phải được tự do hóa đều đặn tăng dần từng bước trong giai khoản áp dụng. Trong các trường hợp này, Thành viên xuất khẩu liên quan không được thực hiện quyền trì hoãn phần lớn các nhượng bộ tương đương hay các nghĩa vụ khác theo điểm 3(a) Điều XIX GATT 1994.

21. TMB sự giám sát việc thi hành Điều này. Theo yêu cầu của bất cứ Thành viên nào, cơ quan này sẽ rà soát mọi vấn đề cụ thể liên quan đến việc thi hành các quy định của Điều này. Sau khi mời Thành viên hay các Thành viên liên quan cùng tham gia rà soát, TMB sẽ đưa ra các ý kiến hay kết luận thích hợp trong vòng 30 ngày tới Thành viên hoặc các Thành viên đó.

Điều 3

1. Trong vòng 60 ngày sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực, các Thành viên duy trì các hạn chế [4] đối với sản phẩm dệt, may (ngoài các hạn chế được duy trì theo MFA và Điều 2), dù có phù hợp với GATT 1994 hay không, phải: (a) thông báo chúng một cách chi tiết cho TMB, hay (b) cung cấp cho TMB các thông báo liên quan đến chúng như đã gửi tới bất cứ cơ quan nào khác của WTO. Khi có thể áp dụng được, các thông báo trên sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến bất cứ sự biện minh nào theo GATT 1994 đối với các hạn chế, bao gồm cả các quy định của GATT 1994 làm cơ sở cho sự biện minh này.

2. Nếu không biện minh được sự duy trì này theo một quy định của GATT 1994 thì các Thành viên đang duy trì các hạn chế thuộc khoản 1 phải:

(a) sửa đổi các hạn chế đó để chúng phù hợp với các quy định của GATT 1994 trong vòng 1 năm kể từ khi Hiệp định WTO có hiệu lực, và thông báo hoạt động này cho TMB để cung cấp thông tin; hoặc

(b) từng bước loại bỏ chúng theo một kế hoạch được Thành viên duy trì các hạn chế này gửi tới TMB trong vòng 6 tháng kể từ khi Hiệp định WTO có hiệu lực. Kế hoạch này phải chỉ ra tất cả các hạn chế sẽ được loại bỏ trong thời gian không quá thời hạn hiệu lực của Hiệp định này. TMB có thể sẽ có ý kiến với Thành viên liên quan về kế hoạch đó.

3. Để cung cấp thông tin, trong thời hạn Hiệp định này có hiệu lực, các Thành viên phải cung cấp cho TMB các thông báo như đã được đệ trình cho bất cứ cơ quan nào khác của WTO liên quan đến mọi hạn chế mới hay những thay đổi trong các hạn chế hiện hành đối với các sản phẩm dệt, may, thực hiện theo bất cứ quy định nào của GATT 1994, trong vòng 60 ngày kể từ khi chúng có hiệu lực.

4. Mọi Thành viên đều có thể gửi các thông báo phản đối tới TMB để cung cấp cho nó mọi thông tin liên quan đến sự biện minh theo GATT 1994, hay liên quan đến bất cứ hạn chế nào có thể chưa được thông báo theo các quy định của Điều này. Các hoạt động liên quan đến những thông báo này phải được mọi Thành viên tiến hành phù hợp với các quy định và thủ tục của GATT 1994 tại cơ quan liên quan của WTO.

5. TMB sẽ lưu chuyển các thông báo được tiến hành phù hợp với Điều này tới tất cả các Thành viên để cung cấp thông tin.

Điều 4

1. Các hạn chế đã đề cập tại Điều 2, và các hạn chế được áp dụng theo Điều 6, sẽ do các Thành viên xuất khẩu quản lý. Các Thành viên nhập khẩu không có nghĩa vụ phải chấp nhận lượng hàng vượt quá các hạn chế đã thông báo theo Điều 2, hay các hạn chế được áp dụng phù hợp với Điều 6.

2. Các Thành viên nhất trí rằng khi đưa ra các thay đổi, ví dụ như những thay đổi trong thông lệ, quy định, thủ tục và việc phân loại các sản phẩm dệt, may, bao gồm cả các thay đổi liên quan đến Hệ thống hài hoà (HS), trong việc thực thi hay quản lý các hạn chế đã được thông báo hay áp dụng theo Hiệp định này sẽ: không phá vỡ sự cân bằng giữa các quyền và nghĩa vụ giữa các Thành viên liên quan thuộc Hiệp định này; không ảnh hưởng xấu đối với khả năng tiếp cận thị trường của một Thành viên; không cản trở việc tận dụng triệt để khả năng tiếp cận đó; không bóp méo thương mại theo Hiệp định này.

3. Nếu một sản phẩm chỉ tạo thành một phần của hạn chế đã được thông báo nhằm điều chỉnh theo các quy định Điều 2, các Thành viên nhất trí rằng mọi sự thay đổi trong mức độ của hạn chế đó không được phá vỡ sự cân bằng giữa các quyền và nghĩa vụ giữa các Thành viên liên quan theo Hiệp định này.

4. Tuy nhiên, khi các thay đổi được đề cập tại khoản 2 và 3 là cần thiết, các Thành viên nhất trí rằng Thành viên đưa ra các thay đổi đó phải thông báo và cố gắng tiến hành tham vấn với Thành viên hoặc các Thành viên bị tác động trước khi thi hành các thay đổi đó nhằm đạt tới giải pháp chung có thể chấp nhận được liên quan đến sự điều chỉnh thích hợp và công bằng. Các Thành viên cũng nhất trí rằng nếu việc tham vấn trước khi thi hành không thực hiện được thì trong vòng 60 ngày và theo yêu cầu của Thành viên bị tác động, Thành viên đưa ra các thay đổi đó sẽ tham vấn với các Thành viên liên quan nhằm đạt tới giải pháp chung chấp nhận được liên quan đến các điều chỉnh thích hợp và công bằng. Nếu không đạt được giải pháp chung thoả mãn các bên, mọi Thành viên liên quan đều có thể chuyển vấn đề tới TMB để xin ý kiến như quy định tại Điều 8. Nếu TSB không có điều kiện giám sát tranh chấp liên quan đến các thay đổi diễn ra trước khi Hiệp định WTO có hiệu lực, thì TMB sẽ giám sát chúng theo các quy định và thủ tục của MFA áp dụng đối với việc giám sát đó.

Điều 5

1.Các Thành viên nhất trí rằng những gian lận thông qua chuyển tải, thay đổi tuyến đường, khai báo không trung thực về nước hay nơi xuất xứ hàng hóa, làm sai lệch các tài liệu chính thức sẽ làm phương hại việc thi hành Hiệp định này để điều chỉnh lĩnh vực dệt, may theo GATT 1994. Do đó, các Thành viên nên ban hành các quy định pháp lý và/hoặc các thủ tục quản lý cần thiết liên quan tới các hành vi gian lận và có hành động chống lại chúng. Các Thành viên cũng nhất trí rằng họ sẽ hoàn toàn hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề phát sinh từ tình trạng gian lận phù hợp với các luật lệ và thủ tục của họ.

2. Nếu một Thành viên nhận thấy Hiệp định này bị vi phạm bằng cách chuyển tải, thay đổi tuyến đường, khai báo không trung thực về nước hay nơi xuất xứ hàng hóa, làm sai lệch các tài liệu chính thức, và không có biện pháp nào được áp dụng hay các biện pháp đó không có hiệu quả trong việc giải quyết hoặc chống lại tình trạng gian lận, Thành viên đó có thể tham vấn với Thành viên hoặc các Thành viên liên quan nhằm tìm ra giải pháp chung thoả mãn các bên. Các cuộc tham vấn này cần được tiến hành sớm, nếu điều kiện cho phép thì tiến hành trong vòng 30 ngày. Nếu không đạt được giải pháp chung thoả mãn các bên, bất cứ Thành viên liên quan nào cũng có thể đưa vấn đề đến TMB để xin ý kiến.

3. Các Thành viên nhất trí thực hiện những hành động cần thiết phù hợp với luật và thủ tục trong nước nhằm ngăn ngừa, điều tra, và khi thích hợp thì tiến hành các hoạt động có tính pháp lý và/hay hành chính chống lại thực tế gian lận trong lãnh thổ của mình. Trong trường hợp có gian lận hay bị coi là có gian lận Hiệp định này, các Thành viên sẽ thống nhất hợp tác toàn diện phù hợp với luật và thủ tục trong nước để thiết lập chứng cớ liên quan tại các nơi nhập khẩu, xuất khẩu và nếu có thể cả chuyển tải. Phù hợp với luật và thủ tục trong nước, sự hợp tác nêu trên sẽ bao gồm: điều tra thực tế gian lận làm tăng số lượng xuất khẩu bị hạn chế xuất khẩu vào Thành viên đang duy trì các hạn chế đó; trao đổi tài liệu, thư từ, báo cáo và các thông tin liên quan khác ở mức độ có thể; tạo thuận lợi cho các cuộc thăm quan, tiếp xúc hiện trường theo yêu cầu và trên cơ sở từng trường hợp. Các Thành viên phải cố gắng làm rõ các hành vi gian lận của mọi vụ gian lận hay bị coi là có gian lận, bao gồm vai trò của các nhà xuất khẩu, nhập khẩu có liên quan.

4. Nếu kết quả điều tra cho thấy có bằng chứng đầy đủ rằng thực sự có gian lận (ví dụ: nếu có bằng chứng liên quan đến nước hay nơi xuất xứ thật sự và bối cảnh của gian lận đó), các Thành viên nhất trí cần tiến hành các hành động thích hợp và ở mức độ cần thiết để giải quyết vấn đề. Các hành động đó có thể bao gồm việc từ chối cho phép hàng nhập vào, hay nếu hàng đã nhập vào thì căn cứ vào tình hình thực tế và sự liên quan của nước hay nơi xuất xứ thật, điều chỉnh khấu trừ vào các mức hạn chế nhằm phản ánh đúng nước hay nơi xuất xứ thật. Ngoài ra, nếu có bằng chứng về sự liên quan của các lãnh thổ của các Thành viên mà hàng hóa được chuyển tải qua, thì các hành động cần thiết có thể bao gồm cả việc áp dụng các hạn chế đối với các Thành viên liên quan đó. Cùng với thời gian và phạm vi áp dụng, các hành động trên sẽ được áp dụng sau khi có sự tham vấn giữa các Thành viên liên quan nhằm đạt tới giải pháp chung với sự biện minh đầy đủ. Khi tham vấn, các Thành viên liên quan có thể thoả thuận các biện pháp và thông báo cho TMB và cơ quan này sẽ nêu ý kiến của mình cho các Thành viên liên quan nếu thấy cần thiết. Nếu không đạt được giải pháp thoả mãn các bên, mọi Thành viên liên quan đều có thể đưa vấn đề ra TMB để được giám sát và có ý kiến ngay.

5.Các Thành viên ghi nhận rằng một số trường hợp gian lận có liên quan đến việc quá cảnh hàng qua các nước hay địa điểm nhưng không có sự thay đổi hay điều chỉnh hàng hóa tại nơi quá cảnh. Họ ghi nhận rằng trên thực tế không thể kiểm soát hàng hóa quá cảnh tại các địa điểm này.

6.Các Thành viên nhất trí rằng việc khai báo không đúng thành phần sợi, số lượng, mô tả hay phân loại hàng hóa cũng sẽ ngăn cản đạt được mục tiêu của Hiệp định này. Nếu có bằng chứng rằng các hành vi khai báo sai như trên vì mục đích gian lận, các Thành viên nhất trí rằng các biện pháp thích hợp sẽ được tiến hành chống lại các nhà xuất khẩu, nhập khẩu liên quan phù hợp với luật và thủ tục trong nước. Nếu bất cứ Thành viên nào thấy Hiệp định này đang bị thực hiện gian lận bởi sự khai báo sai và không có biện pháp quản lý nào hay các biện pháp quản lý đang được áp dụng là không thích đáng để giải quyết và/hay chống lại các hành vi gian lận này, thì Thành viên đó cần tham vấn ngay với Thành viên liên quan nhằm tìm ra giải pháp chung thoả mãn các bên. Nếu không đạt được giải pháp như thế, bất cứ Thành viên liên quan nào cũng có thể đưa vấn đề ra TMB để xin ý kiến. Quy định này không ngăn cản các Thành viên tiến hành các điều chỉnh kỹ thuật khi có các lỗi do sơ xuất trong khai báo gây ra.

Điều 6

1. Các Thành viên thừa nhận sự cần thiết phải áp dụng cơ chế tự vệ chuyển tiếp riêng trong thời kỳ chuyển đổi (đề cập trong Hiệp định này là “biện pháp tự vệ chuyển tiếp”). Bất cứ Thành viên nào cũng có thể áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp đối với các sản phẩm trong Phụ lục, trừ các sản phẩm đã hoà nhập vào GATT 1994 theo những quy định tại Điều 2. Các Thành viên không duy trì hạn chế theo Điều 2 phải thông báo cho TMB trong vòng 60 ngày kể từ khi Hiệp định WTO có hiệu lực về việc họ có muốn giữ quyền sử dụng các quy định của điều này hay không. Các Thành viên không công nhận Nghị định thư gia hạn MFA từ năm 1986 phải thông báo như nêu trong vòng 6 tháng kể từ khi Hiệp định WTO có hiệu lực. Biện pháp tự vệ khi chuyển đổi nên được áp dụng càng ít càng tốt và phù hợp với các quy định của điều này và việc thi hành có hiệu quả quá trình hoà nhập theo Hiệp định này.

2. Trên cơ sở các xác định của một Thành viên[5], hành động tự vệ có thể được thực hiện theo quy định của điều này khi một sản phẩm cụ thể đang được nhập khẩu vào lãnh thổ của Thành viên này với số lượng tăng đến mức gây ra thiệt hại nghiêm trọng hay có nguy cơ thực tế gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp trong nước sản xuất các sản phẩm cạnh tranh tương tự và/hay trực tiếp. Thiệt hại nghiêm trọng hay nguy cơ thực tế gây ra thiệt hại nghiêm trọng phải do số lượng tăng lên trong tổng nhập khẩu của sản phẩm đó chứ không phải bởi các yếu tố khác như thay đổi công nghệ hay thay đổi thị hiếu tiêu dùng.

3.Trong việc xác định thiệt hại nghiêm trọng hay nguy cơ thực tế gây ra thiệt hại nghiêm trọng như được nêu trong khoản 2, Thành viên phải kiểm tra tác động của hàng nhập khẩu đối với tình trạng của ngành công nghiệp cụ thể được phản ánh qua những thay đổi của các chỉ số kinh tế liên quan như sản lượng, năng suất lao động, khả năng sử dụng năng lực, tồn kho, thị phần, lượng xuất khẩu, mức lương, lao động, giá cả trong nước, lợi nhuận và đầu tư. Không một chỉ số nào trong số này, dù đứng đơn lẻ hay kết hợp với các yếu tố khác, có tính định hướng quyết định.

4. Bất cứ biện pháp nào được dùng đến theo quy định của Điều này đều phải được áp dụng trên cơ sở Thành viên với Thành viên. Thành viên hay các Thành viên chịu thiệt hại nghiêm trọng, hay có nguy cơ thực tế gặp phải thiệt hại nghiêm trọng như đã đề cập tại các khoản 2 và 3, phải xác định trên cơ sở nhập khẩu tăng mạnh và đột ngột, trên thực tế hay sắp xảy ra[6], từ Thành viên hay các Thành viên cụ thể, và trên cơ sở so sánh mức độ nhập khẩu này với nhập khẩu từ các nguồn khác, thị phần, và giá nhập khẩu với giá nội địa tại các giai khoản tương ứng của giao dịch thương mại; không có yếu tố nào trong số các yếu tố này, dù đứng đơn lẻ hay kết hợp với các yếu tố khác, có tính định hướng quyết định. Biện pháp tự vệ như trên sẽ không được áp dụng đối với xuất khẩu của bất cứ Thành viên nào mà việc xuất khẩu sản phẩm cụ thể đã phải chịu hạn chế theo Hiệp định này.

5.Thời hạn hiệu lực của việc xác định thiệt hại nghiêm trọng, hay nguy cơ thực tế gặp phải thiệt hại nghiêm trọng vì mục tiêu sử dụng hành động tự vệ không quá 90 ngày kể từ ngày thông báo ban đầu như quy định tại khoản 7.

6. Khi áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp, những lợi ích của các Thành viên xuất khẩu phải được cân nhắc theo các quy định sau đây:

(a) các Thành viên chậm phát triển được đối xử ưu đãi đặc biệt so với các nhóm Thành viên khác nêu trong khoản này, ưu đãi hơn trong mọi bộ phận cấu thành, ít nhất là về các điều kiện chung;

(b) các Thành viên có tổng khối lượng xuất khẩu hàng dệt, may nhỏ so với tổng khối lượng xuất khẩu của các Thành viên khác và chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nhập khẩu của sản phẩm đó vào Thành viên nhập khẩu sẽ được giành đối xử khác biệt và ưu đãi hơn bằng cách phối hợp các điều kiện kinh tế quy định tại các khoản 8, 13 và 14. Đối với các nhà cung cấp này, theo quy định của các khoản 2 và 3 của Điều 1, khả năng phát triển trong tương lai của thương mại và sự cần thiết cho phép số lượng nhập khẩu thương mại từ họ sẽ được cân nhắc thoả đáng;

(c) đối với các sản phẩm len từ các Thành viên đang phát triển sản xuất len có nền kinh tế và thương mại hàng dệt, may phụ thuộc vào lĩnh vực len, các sản phẩm len chiếm gần như toàn bộ tổng lượng xuất khẩu hàng dệt, may và khối lượng thương mại dệt, may tương đối nhỏ trên các thị trường của các Thành viên nhập khẩu, nhu cầu xuất khẩu của họ sẽ được đặc biệt lưu ý khi xem xét các mức độ hạn ngạch, tỷ lệ tăng trưởng và tính linh hoạt;

(d) đối xử ưu đãi hơn sẽ được dành cho các sản phẩm dệt, may do một Thành viên tái nhập khẩu sau khi xuất khẩu sang một Thành viên khác để gia công và sau đó tái nhập khẩu, như được xác định theo luật và thông lệ của Thành viên nhập khẩu, và là đối tượng của việc kiểm soát đầy đủ và các thủ tục chứng nhận, khi các sản phẩm này được nhập khẩu từ một Thành viên mà phương thức thương mại này chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng xuất khẩu hàng dệt và may mặc.

7. Thành viên đề xuất hành động tự vệ phải tham vấn với Thành viên hay các Thành viên có thể bị tác động bởi hành động đó. Yêu cầu về các cuộc tham vấn phải kèm theo các thông tin mới nhất, cụ thể, thực tế liên quan, đặc biệt liên quan đến: (a) các yếu tố như đã nêu tại khoản 3 mà Thành viên muốn áp dụng biện pháp đã lấy làm cơ sở để xác định các thiệt hại nghiêm trọng, hay nguy cơ thực tế gặp phải thiệt hại nghiêm trọng; và (b) các yếu tố như đã nêu tại khoản 4 mà Thành viên dựa vào đó để áp dụng biện pháp tự vệ tác động đến Thành viên hay các Thành viên liên quan. Về các yêu cầu được đưa ra theo quy định của khoản này, các thông tin phải liên quan chặt chẽ tới mức cao nhất có thể được đến các giai khoản đồng nhất của quá trình sản xuất và đến thời gian tham khảo đã nêu tại khoản 8. Thành viên sử dụng biện pháp tự vệ cũng phải đề xuất mức hạn chế nhập khẩu cụ thể đối với hàng hóa từ Thành viên hay các Thành viên liên quan dự kiến áp dụng; mức này không được thấp hơn mức đã được nêu tại khoản 8. Đồng thời, Thành viên muốn tham vấn phải gửi tới Chủ tịch TMB yêu cầu tham vấn, bao gồm tất cả các dữ liệu thực tế liên quan như đã đề cập tại các khoản 3 và 4, cùng với mức hạn chế đề xuất. Chủ tịch sẽ thông báo cho các Thành viên của TMB yêu cầu tham vấn, Thành viên yêu cầu, sản phẩm được tham vấn tới và Thành viên nhận yêu cầu. Thành viên hay các Thành viên liên quan phải trả lời yêu cầu này một cách nhanh chóng và các cuộc tham vấn sẽ được tổ chức không chậm trễ và thông thường sẽ kết thúc sau 60 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu.

8. Nếu trong các cuộc tham vấn, các bên cùng hiểu rằng tình hình đòi hỏi hạn chế xuất khẩu sản phẩm cụ thể từ Thành viên liên quan, mức hạn chế này phải cố định ở mức không thấp hơn mức xuất khẩu hay nhập khẩu thực tế từ Thành viên liên quan trong giai khoản thời gian 12 tháng kết thúc 2 tháng trước tháng yêu cầu tham vấn được đưa ra.

9. Các chi tiết của biện pháp hạn chế được thống nhất phải được gửi tới TMB trong vòng 60 ngày kể từ đạt được thoả thuận. TMB sẽ xác định liệu thoả thuận có biện minh được theo các quy định của Điều này không. Để đưa ra quyết định, TMB cần có dữ liệu thực tế đã được cung cấp cho Chủ tịch TMB, như đã đề cập tại khoản 7, cũng như các thông tin liên quan khác do các Thành viên liên quan cung cấp. TMB có thể đưa ra các ý khuyến nghị nếu thấy thích hợp tới các Thành viên liên quan.

10. Tuy nhiên, nếu hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn nhưng các Thành viên không đạt được thoả thuận thì Thành viên đề xuất áp dụng biện pháp tự vệ có thể áp dụng hạn chế tính theo ngày nhập khẩu hay ngày xuất khẩu, phù hợp với các quy định của điều này, trong vòng 30 ngày sau thời hạn 60 ngày tham vấn, và cùng lúc đó đưa vấn đề ra TMB. Bất cứ bên Thành viên nào cũng có thể đưa vấn đề ra TMB trước khi hết thời hạn 60 ngày. Trong cả hai trường hợp trên, TMB sẽ nhanh chóng tiến hành điều tra vấn đề, bao gồm cả xác định thiệt hại nghiêm trọng, hay nguy cơ gặp phải thiệt hại nghiêm trọng và các nguyên nhân của chúng, đưa các khuyến nghị thích hợp cho các Thành viên liên quan trong vòng 30 ngày. Để tiến hành việc xác định này, TMB cần có dữ liệu thực tế đã cung cấp cho Chủ tịch TMB, như đã đề cập tại khoản 7, cũng như các thông tin khác do các Thành viên liên quan cung cấp.

11. Trong những trường hợp nghiêm trọng đặc biệt khi việc trì hoãn có thể gây ra thiệt hại khó khắc phục, hành động theo khoản 10 có thể được áp dụng tạm thời với điều kiện yêu cầu tham vấn và thông báo cho TMB sẽ có hiệu lực không quá 5 ngày làm việc sau khi thực hiện hành động. Trong trường hợp không đạt được sự nhất trí qua các cuộc tham vấn, TMB sẽ được thông báo về kết quả của các cuộc tham vấn, trong mọi trường hợp không muộn hơn 60 ngày kể từ ngày tiến hành hành động. TMB sẽ nhanh chóng tiến hành xác định vấn đề và đưa ra các khuyến nghị thích hợp tới các Thành viên liên quan trong vòng 30 ngày. Trong trường hợp các cuộc tham vấn mang lại kết quả, các Thành viên phải thông báo cho TMB kết luận, nhưng trong mọi trường hợp không muộn hơn 90 ngày kể từ ngày tiến hành hành động. TMB có thể đưa ra khuyến nghị với các Thành viên liên quan nếu thấy cần thiết.

12. Một Thành viên có thể duy trì các biện pháp dựa theo các quy định của Điều này: (a) kéo dài tới 3 năm không được gia hạn; hay (b) cho đến khi sản phẩm được hoà nhập vào GATT 1994, tuỳ theo thời điểm nào đến trước.

13. Nếu biện pháp hạn chế có hiệu lực hơn một năm, mức hạn chế cho các năm sau phải là mức xác định cho năm thứ nhất tăng thêm một tỷ lệ tăng trưởng không ít hơn 6%/năm, ngược lại phải nêu lý do xác đáng với TMB. Mức hạn chế đối với sản phẩm liên quan có thể cao hơn trong một năm nào đó trong hai năm liên tục bất kỳ bằng cách sử dụng trước hạn ngạch và/hoặc sử dụng hạn ngạch còn lại của năm trước tới 10% trong đó hạn ngạch sử dụng trước không được quá 5%. Không được đặt ra hạn chế định lượng bằng cách sử dụng kết hợp sự chuyển hạn ngạch giữa các năm và quy định của khoản 14.

14. Khi một Thành viên đặt ra hạn chế cho nhiều hơn một sản phẩm từ một Thành viên khác theo Điều này thì mức độ hạn chế được thoả thuận theo các quy định của Điều này cho từng sản phẩm trong số đó có thể quá 7%, với điều kiện tổng xuất khẩu chịu hạn chế không vượt quá tổng mức áp dụng với tất cả các sản phẩm chịu hạn chế theo Điều này, trên cơ sở các đơn vị chung được thoả thuận. Nếu thời gian áp dụng các hạn chế đối với mỗi sản phẩm không trùng nhau, quy định này được áp dụng với bất cứ thời gian trùng nào trên cơ sở tỷ lệ.

15. Nếu một hành động tự vệ được áp dụng theo Điều này đối với một sản phẩm mà trước kia đã chịu hạn chế theo MFA trong thời gian 12 tháng trước khi Hiệp định WTO có hiệu lực, hay theo các quy định của Điều 2 hay 6, thì mức hạn chế mới là mức được xác định tại khoản 8 trừ khi hạn chế mới có hiệu lực trong vòng 1 năm kể từ:

(a) ngày thông báo được nêu tại khoản 15 Điều 2 về việc xoá bỏ các hạn chế trước đó; hay

(b) ngày xoá bỏ hạn chế trước đây theo các quy định của Điều này hay của MFA.

Dù trong trường hợp nào thì mức độ hạn chế không được thấp hơn mức cao hơn của hai mức sau: (i) mức hạn chế của thời gian 12 tháng trước, khi sản phẩm chịu hạn chế; hay (ii) mức hạn chế quy định tại khoản 8.

16. Khi một Thành viên không duy trì hạn chế theo quy định của Điều 2 quyết định áp dụng hạn chế theo các quy định của Điều này, Thành viên đó phải đạt được các thoả thuận thích hợp, trong đó: (a) lưu ý đầy đủ đến các yếu tố như danh mục thuế quan đã hình thành và các đơn vị số lượng trên cơ sở các thông lệ thương mại thông thường trong giao dịch xuất và nhập khẩu, cả hai đều liên quan đến thành phần sợi và sự cạnh tranh với lĩnh vực tương tự của thị trường nội địa nước đó; (b) tránh phân loại quá chi tiết. Yêu cầu tham vấn đề cập tại các khoản 7 hay 11 phải bao gồm thông tin đầy đủ về các thoả thuận nêu trên.

Điều 7

1.Như một phần của quá trình hoà nhập và gắn với các cam kết cụ thể của các Thành viên theo kết quả của Vòng đàm phán Urguay, các Thành viên sẽ thực hiện các hành động nếu thấy cần thiết phù hợp với các luật lệ và nguyên tắc của GATT 1994 nhằm:

(a) tăng khả năng tiếp cận thị trường cho các sản phẩm dệt, may thông qua các biện pháp như giảm thuế quan và cam kết thuế trần, giảm hay xoá bỏ các hàng rào phi quan thuế và thuận lợi hóa thủ tục hải quan, các phương thức quản lý hành chính và cấp giấy phép;

(b) đảm bảo áp dụng các chính sách liên quan đến các điều kiện kinh doanh bình đẳng và công bằng đối với hàng dệt, may trong các lĩnh vực như các quy định và các thủ tục về phá giá và chống phá giá, trợ cấp và các biện pháp đối kháng, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; và

(c) tránh phân biệt đối xử chống lại hàng dệt, may nhập khẩu khi áp dụng các biện pháp vì lý do chính sách thương mại nói chung.

Các biện pháp như vậy không được gây thiệt hại đến các quyền lợi và nghĩa vụ của các Thành viên theo GATT 1994.

2. Các Thành viên phải thông báo với TMB các biện pháp như đã nêu ở khoản 1 liên quan đến việc thi hành Hiệp định này. Trong trường hợp các biện pháp này đã được thông báo cho các cơ quan khác của WTO, một bản tóm tắt có dẫn chiếu tới thông báo gốc là đủ để đáp ứng yêu cầu của khoản này. Mọi Thành viên đều có thể gửi các thông báo phản đối tới TMB.

3. Nếu bất cứ Thành viên nào nhận thấy một Thành viên khác không tiến hành các biện pháp như đã đề cập tại khoản 1, và sự cân bằng giữa các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Hiệp định này bị xâm phạm, Thành viên đó có thể đưa vấn đề ra các cơ quan liên quan của WTO và thông báo cho TMB. Mọi phát hiện hay kết luận sau đó của các cơ quan WTO liên quan sẽ là một phần của bản báo cáo đầy đủ của TMB.

Điều 8

1. Cơ quan Giám sát Hàng dệt (“TMB”) sẽ được thành lập để giám sát việc thi hành Hiệp định này và xem xét tất cả biện pháp được thực hiện và sự phù hợp của chúng với Hiệp định, cũng như tiến hành các hành động được yêu cầu theo yêu cầu riêng của Hiệp định này. TMB sẽ bao gồm một Chủ tịch và 10 uỷ viên. Các uỷ viên được chọn một cách cân bằng, là đại diện rộng rãi của các Thành viên và được luân phiên sau các thời kỳ thích hợp. Các Thành viên được Uỷ ban Thương mại Hàng hóa giao trách nhiệm phục vụ TMB sẽ bổ nhiệm các uỷ viên. Các uỷ viên hoạt động trên cơ sở trách nhiệm cá nhân.

2. TMB xây dựng qui trình làm việc riêng của mình. Tuy nhiên, sự đồng thuận trong TMB không yêu cầu phải có sự chấp thuận của các uỷ viên do các Thành viên liên quan đến vấn đề tồn tại đang được TMB xem xét bổ nhiệm.

3. TMB được coi như một cơ quan thường trực và sẽ họp khi cần thiết để thực hiện chức năng của nó theo Hiệp định này. Cơ quan này dựa vào các thông báo và các thông tin do các Thành viên cung cấp theo các quy định có liên quan của Hiệp định này, cũng như mọi thông tin bổ sung hay các chi tiết cần thiết do họ đệ trình hay do chính TMB quyết định thu thập từ các Thành viên. TMB cũng có thể dựa vào các thông báo đã được gửi tới các cơ quan khác của WTO và các báo cáo của các cơ quan này hay các nguồn khác nếu thấy thích hợp.

4. Các Thành viên phải dành cho nhau những cơ hội tham vấn thích hợp liên quan đến mọi vấn đề tác động đến sự hoạt động của Hiệp định này.

5. Trong trường hợp các cuộc tham vấn song biên theo quy định của Hiệp định này không đạt được các giải pháp được cả hai bên nhất trí, TMB sẽ đưa ra ý kiến với các Thành viên liên quan theo yêu cầu của bất cứ bên Thành viên nào, sau khi đã xem xét vấn đề toàn diện và nhanh chóng.

6. Theo yêu cầu của bất cứ Thành viên nào, TMB sẽ rà soát nhanh chóng bất cứ vấn đề cụ thể nào mà Thành viên đó cho rằng đã gây hại cho quyền lợi của mình theo Hiệp định này và khi các cuộc tham vấn giữa họ với Thành viên hay các Thành viên liên quan đã không mang lại giải pháp thoả mãn các bên. Đối với những vấn đề như vậy, TMB sẽ có ý kiến nhận xét mà họ thấy cần thiết với các Thành viên liên quan và cho các mục tiêu rà soát như quy định tại khoản 11.

7. TMB sẽ mời các Thành viên bị tác động trực tiếp của các vấn đề đang được xem xét tham gia tham vấn trước khi đưa ra ý kiến.

8. Khi được đề nghị đưa ra ý kiến hay kết luận thì TMB phải cố gắng thực hiện trong vòng 30 ngày, trừ khi Hiệp định này đã quy định cụ thể một thời hạn khác. Các khuyến nghị và kết luận sẽ phải gửi tới các Thành viên liên quan trực tiếp và Uỷ ban Thương mại Hàng hóa để cung cấp thông tin.

9. Các Thành viên phải cố gắng chấp nhận hoàn toàn các khuyến nghị của TMB. Cơ quan này sẽ tiến hành giám sát chặt chẽ việc thi hành các khuyến nghị đó.

10. Nếu một Thành viên nhận thấy mình không thể tuân thủ các khuyến nghị của TMB thì phải đưa ra lý do trong vòng 1 tháng sau khi nhận được khuyến nghị.. Sau khi xem xét toàn diện các lý do được đề cập, TMB sẽ đưa ra thêm các khuyến nghị cần thiết. Nếu sau khi đã có thêm các khuyến nghị này mà vấn đề vẫn chưa được giải quyết, bất cứ Thành viên nào cũng có thể đưa vấn đề ra Cơ quan Giải quyết Tranh chấp và áp dụng khoản 2 Điều XXIII của GATT 1994 và các quy định liên quan của Bản ghi nhớ về Giải quyết Tranh chấp.

11. Nhằm giám sát việc thi hành Hiệp định này, Uỷ ban Thương mại Hàng hóa sẽ tiến hành rà soát tổng thể trước khi kết thúc mỗi giai khoản của quá trình hoà nhập. Để hỗ trợ sự rà soát này thì ít nhất là 5 tháng trước khi kết thúc mỗi giai khoản, TMB phải gửi tới Uỷ ban Thương mại Hàng hóa báo cáo đầy đủ về việc thi hành Hiệp định này trong giai khoản đó, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quá trình hoà nhập, việc áp dụng cơ chế tự vệ trong thời kỳ chuyển đổi, những gì liên quan đến việc áp dụng các nguyên tắc và quy định của GATT 1994 như đã nêu tại các Điều 2, 3, 6 và 7. Bản báo cáo đầy đủ của TMB có thể bao gồm bất cứ khuyến nghị nào mà cơ quan này thấy thích hợp với Uỷ ban Thương mại Hàng hóa.

12. Theo kết quả rà soát của mình, Uỷ ban Thương mại Hàng hóa sẽ đưa ra các quyết định nếu thấy thích hợp trên cơ sở đồng thuận để đảm bảo sự cân bằng các quyền và nghĩa vụ được nêu trong Hiệp định này không bị phá vỡ. Đối với các nghị quyết về các tranh chấp diễn ra liên quan đến các vấn đề đã được đề cập tại Điều 7, Cơ quan Giải quyết Tranh chấp có thể cho phép điều chỉnh khoản 14 Điều 2, nhưng không được vi phạm thời hạn đã nêu tại Điều 9, cho giai khoản tiếp theo với bất cứ Thành viên nào bị phát hiện là không tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo Hiệp định này.

Điều 9

Hiệp định này và tất cả các hạn chế được quy định trong đó sẽ hết hạn vào ngày đầu tiên của tháng thứ 121 sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực. Vào ngày đó, lĩnh vực hàng dệt, may sẽ được hoà nhập hoàn toàn vào GATT 1994. Hiệp định này sẽ không được gia hạn thêm nữa.

PHỤ LỤC

Danh mục các sản phẩm do Hiệp định điều chỉnh

1. Phụ lục này liệt kê các sản phẩm dệt, may được xác định theo Hệ thống mã hóa và mô tả hài hoà hàng hóa (HS) cấp độ 6 chữ số.

2. Các biện pháp theo các quy định về tự vệ tại Điều 6 sẽ được áp dụng với các sản phẩm dệt, may cụ thể và không trên cơ sở các dòng HS.

3. Các biện pháp theo các quy định về tự vệ tại Điều 6 của Hiệp định này sẽ không được áp dụng với:

(a) xuất khẩu của các Thành viên đang phát triển là sợi dệt bằng khung cửi cá nhân, hay các sản phẩm thủ công dệt từ các loại sợi nêu trên, hay các sản phẩm dệt, may mỹ nghệ, truyền thống, nếu các sản phẩm này được xác định đầy đủ trong các thoả thuận giữa các Thành viên liên quan;

(b) các sản phẩm dệt đã được trao đổi trong lịch sử, được buôn bán rộng rãi trên thế giới với số lượng thương mại đáng kể trước năm 1982, ví dụ như túi, bao tải, dây thừng, thảm và thảm chùi chân làm chủ yếu từ các loại sợi như sợi đay, sơ dừa, sợi sisal, abaca, maguey và henequen;

(c) các sản phẩm làm từ tơ nguyên chất.

Các quy định tại Điều XIX của GATT 1994, như đã được diễn giải tại Hiệp định về các biện pháp tự vệ, sẽ áp dụng đối với các sản phẩm này.

Chú thích:

[1] Trong phạm vi có thể, hàng xuất khẩu từ các Thành viên chậm phát triển cũng có thể được hưởng lợi từ quy định này.

[2] “Năm hiệp định” là khoảng thời gian 12 tháng bắt đầu từ ngày hiệp định WTO có hiệu lực và 12 tháng liền sau đó.

[3] Các quy định liên quan của GATT 1994 không bao gồm Điều XIX về các sản phẩm chưa được hoà nhập vào GATT 1994, trừ khi được quy định cụ thể trong khoản 3 của Phụ lục.

[4] Các hạn chế bao gồm tất cả các hạn chế số lượng đơn phương, các thoả thuận song phương và các biện pháp khác có tác động tương tự.

[5] Một liên minh thuế quan có thể áp dụng một biện pháp tự vệ như một đơn vị thống nhất hay như một quốc gia Thành viên. Khi một liên minh thuế quan áp dụng biện pháp tự vệ như một đơn vị thống nhất, tất cả các yêu cầu của việc xác định thiệt hại nghiêm trọng hay các nguy cơ thực tế gây ra thiệt hại theo Hiệp định này sẽ dựa trên cơ sở các điều kiện hiện hành trong toàn bộ liên minh thuế quan. Khi một biện pháp tự vệ được áp dụng với tư cách của một quốc gia Thành viên, tất cả các yêu cầu của việc xác định thiệt hại nghiêm trọng, hay các nguy cơ thực tế gây ra thiệt hại sẽ dựa trên cơ sở các điều kiện hiện hành tại quốc gia Thành viên đó và biện pháp sẽ chỉ giới hạn đối với Thành viên đó.

[6] Số lượng nhập khẩu tăng lên sắp xảy ra như vậy phải định lượng được và không được coi là tồn tại trên cơ sở lý lẽ, phỏng đoán hay thuần tuý là khả năng xuất hiện, ví dụ như dựa trên thực trạng năng lực sản xuất của Thành viên xuất khẩu.

(Các văn bản này chỉ có giá trị tham khảo. Ngày ban hành trong văn bản này chỉ mang tính tương đối).

NGUỒN DỊCH: LAWSOFT

———————————————-

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN:

1. Tư vấn xin cấp phép đầu tư;

2. Tư vấn cấp giấy chứng nhận đầu tư;

3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp liên doanh;

4. Các dịch vụ cung cấp cho nhà đầu tư trong nước;

5. Tư vấn thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam;

6. Dịch vụ tư vấn Cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài;