1. Số lượng và cơ cấu các vụ việc áp dụng biện pháp tự vệ

Trong thời gian qua, trước sự gia tăng về kim ngạch, quy mô cũng như tốc độ tăng trưởng trong nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được và có nhu cầu trong bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trước sự cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệp nước ngoài thông qua việc sử dụng các công cụ và biện pháp theo qui định của pháp luật, trong các cam kết song phương, đa phương (WTO, FTAs…) và các thoả thuận khác. Trong đó có yêu cầu áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại và sử dụng công cụ này như là một cơ chế bảo vệ sản xuất và thị trường hàng hoá của Việt Nam trước tình trạng hàng hoá cùng loại hoặc hàng hoá thay thế được nhập khẩu từ nước ngoài đã và đang có sự gia tăng đột biến cả về lượng và kim ngạch vào thị trường trong nước.

Tuy nhiên, số lượng các vụ việc về tự vệ thương mại của Việt Nam đến nay còn quá ít và có rất nhiều các lý do khiến những công cụ này chưa được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam trong thời gian qua.

Số lượng các vụ áp dụng biện pháp tự vệ thương mại đổi với hàng hoá nhập khẩu từ năm 2009 đến năm 2017 theo nguông báo cáo xuất nhập khẩu năm 2017 của Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công thương.

Theo báo cáo 2017 của Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, trong số 9 vụ việc đã và đang bị điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ thương mại, đã có 06 vụ điều tra về tự vệ thương mại, trong đó có 05 vụ dẫn tới áp dụng biện pháp tự vệ thương mại.

Năm 2018, Bộ Công Thương tiến hành rà soát giữa kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ, điều tra áp dụng biện pháp tự vệ, điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm.

 

2. Những sản phẩm được Bộ Công Thương tiến hành rà soát

a. Rà soát giữa kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm bột ngọt (IR01.SG03)

Rà soát theo Quyết định số 958/QĐ-BCT ngày 26/3/2018 của Bộ Công Thương về việc rà soát giữa kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm bột ngọt. Trước đó, ngày 10/3/2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 920/QĐ- BCT về áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với mặt hàng bột ngọt nhập khẩu vào Việt Nam với mức thuế 4.390.999 đồng/tấn và giảm dần trong 4 năm. Sau khi kết thúc quá trình điều tra, ngày 30/10/2018, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 4085/QĐ-BCT về kết quả rà soát giữa kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm bột ngọt. Theo đó, biện pháp sẽ được tiếp tục duy trì áp dụng theo lộ trình đã được xác định theo Quyết định ban đầu của vụ việc.

b. Rà soát giữa kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ đối sản phẩm phôi thép, thép dài (SG04)

Rà soát theo Quyết định số 957/QĐ-BCT ngày 26/3/2018 của Bộ Công Thương về việc rà soát giữa kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài. Trước đó, ngày 18/7/2016, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2968/QĐ-BCT áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam trong vòng 4 năm với mức thuế là 23,3% đối với phôi thép và 15,4% đối với thép dài, và giảm dần trong 4 năm. Sau khi kết thúc quá trình điều tra, ngày 30/10/2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 4086/QĐ-BCT về kết quả rà soát giữa kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài. Theo đó, biện pháp sẽ được tiếp tục duy trì áp dụng theo lộ trình đã được xác định theo Quyết định ban đầu của vụ việc.

c. Điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với tôn màu (SG05)

Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý một số vướng mắc của vụ việc (vấn đề truy thu thuế, phạm vi sản phẩm…).

d. Điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với phân bón DAP và MAP (SG06)

Căn cứ kết luận điều tra cuối cùng của vụ việc, ngày 02/3/2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 686/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP (trong 3 năm) với mức thuế 1.128.531 đồng/tấn và giảm dần. Việc áp dụng biện pháp này đã được tính toán kỹ về mặt kinh tế-xã hội để vừa phù họp với quy định của WTO, vừa đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà sản xuất và người sử dụng phân bón DAP, MAP. Bộ Công Thương đã nhận một số hồ sơ yêu cầu miễn trừ áp dụng biện pháp của doanh nghiệp.

e. Điều tra áp dụng biện pháp chổng lẩn tránh biện pháp tự vệ đổi với sản phẩm thép (AC01.SG04)

Ngày 08/5/2018, Bộ Công Thương nhận được Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM. Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ, ngày 26/7/2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định 2622/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Theo trình tự thủ tục vụ việc, Bộ Công Thương tiến hành gửi bản câu hỏi tới các bên liên quan, nhận bản trả lời câu hỏi, tiến hành thẩm tra tại chỗ và đang trong quá trình điều tra, phân tích số liệu vụ việc.

Dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu ba vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm nhập khẩu của cơ quan chức năng Việt Nam.

 

3. Biện pháp tự vệ đổi với phôi thép và thép dài nhập khẩu

“Ngày 25 tháng 12 năm 2015, theo yêu cầu của các doanh nghiệp sản xuất, bao gồm: Công ty CP Thép Hoà Phát, Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam, Công ty

CP Gang thép Thái Nguyên và Công ty CP Thép Việt Ý, thực thi nghĩa vụ qui định tại Pháp lệnh Tự vệ số 42/2002, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 14296/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phôi thép và thép dài. Sản phẩm bị điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm phôi thép (dùng để sản xuất thép) và thép dài (bao gồm thép thanh, thép que và thép dây) với các mã HS như sau trong Biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam: 7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00; 7213.10.00; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00; 7228.30.10; và 9811.00.00.

Ngày 30 tháng 12 năm 2015, thực hiện quy trình luật định, Cơ quan điều tra (Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương) gửi Bản câu hỏi điều tra tới các bên liên quan (nhà sản xuất trong nước, nhà nhập khẩu, cơ quan quản lý) để thu thập số liệu nhằm xác minh:

+ Có tình trạng nhập khẩu gia tăng đột biến hay không;

+ Mức độ thiệt hại của ngành sản xuất trong nước; và

+ Mối quan hệ nhân quả giữa việc gia tăng nhập khẩu và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

Sau khi xem xét, nghiên cứu thông tin từ các Bản trả lời câu hỏi điều tra do các bên liên quan cung cấp, từ ngày 29/01 đến ngày 23/02/ 2016, Cơ quan điều tra đã tiến hành thẩm tra tại chỗ các doanh nghiệp sản xuất trong nước để xem xét tính xác thực của các thông tin do các bên liên quan cung cấp.

Căn cứ Kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra, ngày 07 tháng 3 năm 2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 862/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam với mức thuế 23,3% đối với phôi thép và 14,2% đối với thép dài dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung. Theo qui định của pháp luật, biện pháp tự vệ tạm thời được áp dụng tối đa trong vòng 200 ngày.

Ngày 05 tháng 5 năm 2016, thực hiện quy trình luật định, Cơ quan điều tra đã tổ chức Phiên tham vấn công khai với sự tham gia của hơn 100 đại diện đến từ các nhà sản xuất trong nước, nhà nhập khẩu, nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao các nước và cơ quan quản lý khác. Tại phiên tham vấn, Cơ quan điều tra đã ghi nhận toàn bộ các ý kiến ủng hộ cũng như phản đối vụ việc của các bên liên quan và thể hiện những ý kiến này cũng như ý kiến phản hồi của Cơ quan điều tra trong bản Báo cáo cuối cùng.

Ngày 25 tháng 6 năm 2016, Cơ quan điều tra đã hoàn tất bản Báo cáo cuối cùng và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét phê duyệt. Thực hiện quy trình luật định, ngày 11 tháng 7 năm 2016, Cơ quan điều tra cũng đã gửi bản Báo cáo cuối cùng tới các bên liên quan để đóng góp ý kiến và trình bày quan điểm, kiến nghị.

Ngày 18/7/2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2968/QĐ-BCT áp dụng biện pháp tự vệ đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc, theo đó, tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá thêm 1 năm kể từ ngày 22/3/2017 với mức tương ứng 21,3% và 13,9%.

 

4. Kết thúc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đổi với sản phẩm tôn màu (vụ việc SG05)

Ngày 6/7/2016, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2847/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ khác nhau.

Ngày 31/5/2017, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1931/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với mặt hàng tôn màu nhập khẩu, theo đó, Việt Nam áp dụng biện pháp tự vệ chính thức bằng hạn ngạch thuế quan đối với tôn màu nhập khẩu trong thời gian 3 năm kể từ ngày 15/6/2017. Theo đó, trong thời gian từ ngày 15/6/2017 đến ngày 14/6/2017, lượng hạn ngạch không chịu thuế dành cho hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và các quốc gia/vùng lãnh thổ khác lần lượt là khoảng 323 nghìn tấn, 34 nghìn tấn, 14 nghìn tấn và 8 nghìn tấn. Mức hạn ngạch sẽ được điều chỉnh tăng 10% mỗi năm tiếp theo. Mức thuế tự vệ ngoài hạn ngạch theo Quyết định của Bộ Công Thương là 19%. Đến ngày 15/6/2020, nếu không gia hạn, biện pháp hạn ngạch sẽ được gỡ bỏ. Để chuẩn bị cho việc triển khai áp dụng biện pháp tự vệ bằng hạn ngạch nhập khẩu, trước đó Bộ Công Thương đã làm việc với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), các đơn vị liên quan để cùng phối hợp triển khai. Nhờ sự chuẩn bị kỹ trước khi áp dụng, biện pháp hạn ngạch thuế quan đối với tôn màu cho đến nay đã được áp dụng hiệu quả, góp phần hạn chế tình trạng nhập khẩu ồ ạt, đồng thời vẫn đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và sự cạnh tranh trên thị trường trong nước.

 

5. Vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP (vụ việc SG06)

Ngày 12/5/2017, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1682A/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm phân bón nhập khẩu vào Việt Nam.

Trên cơ sở Kết luận điều tra sơ bộ của vụ việc, ngày 4/8/2017, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3044/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP. Căn cứ theo Quyết định này, mức thuế tự vệ tạm thời là 1,855,790 VND/tấn và bắt đầu có hiệu lực chính thức từ ngày 19/8/2017 và đến ngày 2/8/2018, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 686/QĐ-BCT về áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP.

Có thể thấy, những vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ chiếm một tỷ trọng lớn trong các vụ kiện về phòng vệ thương mại. Điều này khá khác biệt với thông lệ quốc tế, khi ở hầu hết các quổc gia, biện pháp tự vệ rất ít được sử dụng so với 02 biện pháp còn lại (chống bán phá giá và chống trợ cấp).

Trên thực tế, biện pháp tự vệ thương mại ít được sử dụng hơn bởi chúng được áp dụng không phải để chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh, mà chỉ đơn thuần là biện pháp bảo hộ tạm thời trước tình trạng gia tăng đột biến của hàng hoá nước ngoài nhập khẩu gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa. Chính vì điều này mà trong khi nghĩa vụ của bên đi kiện, họ không phải chứng minh sự tồn tại của hành vi cạnh tranh không lành mạnh và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về phòng vệ thương mại lại lớn hơn rất nhiều. Đồng thời, chính phủ nước nhập khẩu nếu áp dụng biện pháp này sẽ không thuận lợi như khi áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp khi phải có giải pháp đền bù, bồi thường cho bên bị áp dụng biện pháp tự vệ thương mại.

Một trong những lý giải cho hiện tượng này của Việt Nam là các vụ kiện phòng vệ thương mại đòi hỏi trách nhiệm chứng minh nhẹ hơn cho các nguyên đơn (không phải chứng minh hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tức là không phải xuất trình các thông tin về chi phí của hàng hoá nhập khẩu mà thường là rất khó tiếp cận), vì thế dễ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ hơn. Đây là một ưu thế đặc biệt có ý nghĩa của kiện tự vệ so với các biện pháp phòng vệ thương mại khác đối với các doanh nghiệp nguyên đơn chưa có nhiều kinh nghiệm.

Đối với các vụ việc tự vệ thương mại, mặc dù là các “công cụ phải trả tiền”, việc điều tra tự vệ cũng có thể là bài toán dễ thực hiện hơn đối với các cơ quan điều tra, do không phải đầu tư quá lớn nguồn lực vào việc tính toán, xác định các công thức tính toán chi phí phức tạp như trong kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp. Như vậy, cũng tương tự như với doanh nghiệp, công cụ này lại là một ưu thế đáng kể so với các công cụ khác đối với các cơ quan điều tra vốn chưa trải qua nhiều các thử thách thực tế trong lĩnh vực này. Nói cách khác, trong bối cảnh Việt Nam chưa sử dụng nhiều công cụ phòng vệ thương mại, năng lực và kinh nghiệm của cả doanh nghiệp đi kiện lẫn cơ quan điều tra còn hạn chế, các biện pháp tự vệ tỏ ra là một công cụ có ưu thế hơn trong áp dụng so với hai công cụ còn lại (chống bán phá giá và chống trợ cấp).

Các nguyên đơn khởi kiện trong các vụ việc này đa số là đang nắm giữ vị trí thống lĩnh thị trường (hoặc đang chiếm thị phần lớn trên thị trường) đối với loại sản phẩm là đối tượng của vụ kiện. Trong tất cả các vụ việc tự vệ thương mại của Việt Nam, nguyên đem đều là các doanh nghiệp lớn với sản lượng liên quan mà các nguyên đơn sản xuất chiếm tới khoảng trên 50% tổng sản lượng sản xuất nội địa. Thực tế, các doanh nghiệp có thị phần lớn là các doanh nghiệp mạnh, có đủ năng lực để thực hiện và theo đuổi các vụ kiện với các thủ tục pháp lý phức tạp, cũng như có đủ nguồn lực để tham gia các vụ việc về tự vệ thương mại. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc công cụ này hiện vẫn đang là công cụ đắt tiền, chưa phải là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích của các doanh nghiệp nhỏ, vốn là những chủ thể chịu tác động mạnh nhất từ sự gia tăng về lượng nhập khẩu hàng hoá của nước ngoài tại Việt Nam. Thực tế này cũng đặt ra một khả năng rằng việc yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là nhằm lạm dụng công cụ này để bảo vệ vị trí thống lĩnh của mình, cũng như gây thiệt hại tới cạnh tranh nói chung, tới quyền và lợi ích của các chủ thể sử dụng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hoặc người tiêu dùng.

Trên bình diện tổng thể, việc gia tăng các vụ việc về tự vệ thương mại cũng là tín hiệu cho thấy nhiều loại hàng hoá khác của Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với sự thâm nhập ồ ạt của hàng hoá nước ngoài nhập khẩu, cũng như yêu cầu được bảo vệ bằng công cụ tự vệ thương mại đã và đang được các doanh nghiệp ngày càng quan tâm sử dụng. Tuy nhiên, còn rất nhiều vấn đề đặt ra, đòi hỏi phải có các giải pháp họp lý và khả thi để áp dụng công cụ này trong các trường họp cần thiết một cách hiệu quả ở Việt Nam, nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích họp pháp của các doanh nghiệp sản xuất nội địa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng.

Trân trọng!