Luật sư phân tích:
1. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được hiểu như sau :
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ Luật Hình sự, đây là hành vi do người đủ độ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật thực hiện một cách cố ý nhằm xâm phạm đến những quan hệ xã hội khác và đe dọa đến quyền được bảo vệ sức khỏe, tính mạng của con người, công dân khác.
Quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điểm k – Khoản 1 – Điều 134, Bộ Luật Hình sự năm 2015. Luật sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau :
“Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc”.
Phân tích cấu thành tội phạm của hành vi này để đánh giá rõ hơn những dấu hiệu pháp lý dựa trên quy định pháp luật, cụ thể như sau :
– Về mặt khách quan của tội phạm : điều này bao gồm tất cả những hành vi được thực hiện của chủ thể đã phạm tội đang bị tạm giam, tạm giữ, những hành vi này tác động đến các chủ thể khác hoặc người phụ trách quản lý tội phạm, gây ra những hậu quả nguy hiểm và đe dọa những mối quan hệ xã hội khách nhau được Nhà nước bảo hộ và điều chỉnh. Tóm lại, mặt khách quan của tội phạm là tất cả những gì biểu hiện ra bên ngoài, hoàn cảnh, hành vi của chủ thể phạm tội ;
– Về mặt khách thể của tội phạm : Khách thể mà chủ thể phạm tội xâm phạm đến là quyền bất khả xâm phạm, quyền được bảo vệ về sức khỏe, tính mạng, tinh thần của con người được pháp luật bảo hộ. Trong trường hợp này, khách thể của tội phạm chính là quyền quản lý, canh giữ phạm nhân của người phụ trách quản lý tội phạm ;
– Về mặt chủ quan của tội phạm : đây được hiểu là mặt bên trong của tội phạm như : suy nghĩ, mục đích, thái độ, tâm lý của người phạm tội muốn đạt được thông qua hành vi của mình. Người đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc bị đưa vào trường giáo dưỡng có thái độ chống đối, tâm lý của kẻ phạm tội, mục đích của hành vi có thể là cố ý gây đe dọa tính mạng, sức khỏe của người quản lý hoặc muốn đưa người quản lý vào trạng thái nguy hiểm nhằm bỏ trốn. Đây là hành vi cố ý phạm tội, cố ý gây ra hành vi nhằm đạt được hậu quả như chủ thể phạm tội mong muốn ;
– Về mặt chủ thể của tội phạm : chủ thể của tội này là phạm nhân đang chấp hành án phạt tù hoặc đang bị tạm giam, tạm giữ muốn đe dọa đến chủ thể khác. Đối tượng này có đủ nhận thức, đủ năng lực trách nhiệm hình sự và năng lực hành vi khi thực hiện hành vi phạm tội.
2. Tội chống người thi hành công vụ
Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330, Bộ Luật Hình sự năm 2015, như sau:
Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật thì bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù.
– Mặt khách quan của tội phạm : hành vi này được xác định là của chủ thể nhằm đe dọa, khống chế đối với những chủ thể có trách nhiệm thi hành công vụ nhằm đạt được mục đích như chủ thể phạm tội mong muốn. Hành vi của chủ thể phạm tội đe dọa đến sức khỏe, tính mạng, hành vi của người thi hành công vụ, ngoài ra còn gây ảnh hưởng đến những quan hệ xã hội khác và lợi ích của Nhà nước do người có trách nhiệm thi hành công vụ đang đảm nhận ;
– Mặt khách thể của tội phạm : khách thể của hành vi này là những đối tượng có trách nhiệm thi hành công vụ, người đại diện cho Nhà nước thực hiện các công việc liên quan đến quản lý xã hội, quản lý trật tự công cộng. Tuy nhiên nếu người thi hành công vụ là người làm trái pháp luật mà bị xâm phạm thì hành vi của người có hành vi xâm phạm không phải là hành vi chống người thi hành công vụ ;
– Mặt chủ quan của tội phạm : đối với hành vi kể trên, chủ thể phạm tội phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Chủ thể phạm tội nhận thức về hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện công việc của mình hoặc đưa họ vào tình trạng phải thực hiện hành vi trái pháp luật là hành vi bị Bộ Luật Hình sự điều chỉnh. Hành vi này có đầy đủ yếu tố lỗi cố ý và mong muốn hậu quả xảy ra theo mong muốn của mình ;
– Mặt chủ thể của tội phạm : chủ thể của tội này có thể là bất cứ cá nhân nào có hành vi và thực hiện hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ. Chủ thể của tội phạm này là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm năng lực nhận thức và năng lực hành vi theo quy định pháp luật và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.
3. So sánh dấu hiệu pháp lý của Tội cố ý gây thương tích với Tội chống người thi hành công vụ:
Sau đây Luật LVN Group chỉ ra những mặt giống nhau và khác nhau của Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác và Tội chống người thi hành công vụ :
– Giống nhau:
+ Mặt khách quan của tội phạm: Đều được thực hiện bởi hành vi dùng vũ lực đối với người đang thi hành công vụ; Đều gây ra những tổn hại nhất định cho người đang thi hành công vụ.
+ Mặt chủ quan của tội phạm: Đều được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý.
+ Chủ thể của tội phạm: Đều do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.
– Khác nhau :
Tiêu chí | Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác | Tội chống người thi hành công vụ |
Mục đích của tội phạm | chủ thể phạm tội trong trường hợp này đã bị kết luận hoặc kết án là người có tội thực hiện hành vi nhằm ngăn cản người chịu trách nhiệm quản lý (được gọi chung là người thi hành công vụ) hoặc lý do công vụ của nạn nhân có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của phạm nhân. Nhiều trường hợp chủ thể đang chịu tạm giam, tạm giữ gây ra hành vi không phải chỉ vì mục đích chống đối mà có thể là trường hợp phạm nhân bị oan, bị hại hoặc muốn tự vệ chính đáng để gây sự chú ý | đây được xem là lỗi cố ý trực tiếp, chủ thể thực hiện hành vi này là công dân chưa phải chịu trách nhiệm hình sự, dân sự hoặc chưa bị kết luận bởi tội danh nào gây ra đối với người thi hành công vụ |
Trách nhiệm hình sự |
tại trường hợp phạm tội này sẽ được căn cứ vào mức độ gây thương tích và tỉ lệ phần trăm tổn thương để định khung hình phạt : + tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm ; + tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm ; + tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm; |
+ chủ thể vi phạm bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm ; + Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức ; b) Phạm tội 02 lần trở lên ; c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội ; d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; đ) Tái phạm nguy hiểm. |
Mọi vướng mắc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.0191 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời. Hy vọng những thông tin trên chúng tôi cung cấp sẽ hỗ trợ sẽ giúp bạn trong việc nắm rõ quy định pháp luật về hai trường hợp phạm tội theo quy định của Bộ Luật Hình sự năm 2015 về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho người khác và Tội chống người thi hành công vụ. Trong trường hợp bài viết có nội dung nhầm lẫn hoặc bạn có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ qua email: [email protected], để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin chân thành cảm ơn !