Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BGDĐT Điều lệ trường mầm non quy định về cơ cấu trường mần non có đơn vị như sau:

Điều 15. Tổ văn phòng

1. Tổ văn phòng gồm các nhân viên làm công tác y tế trường học, văn thư, kế toán và nhân viên khác.

2. Nhiệm vụ của tổ văn phòng gồm:

a) Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm nhằm phục vụ cho việc thực hiện các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ về chăm sóc, dinh dưỡng;

b) Giúp hiệu trưởng quản lý tài chính, tài sản, lưu giữ hồ sơ của nhà trường, nhà trẻ;

c) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ;

d) Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên.

3. Tổ văn phòng sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần.

Như vậy, thủ quỹ là một trong những vị trí thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính trong cơ sở trường mần non, việc quản lý tài chính nguồn, nội dung thu chi của cơ sở hoàn toàn phụ thuộc vào từng cơ sở khác nhau, pháp luật không có quy định mức cụ thể nào cho khung cố định mà thủ quỹ được giữ, tùy thuộc vào khả năng tài chính từ nguồn và thu, chi từng cơ sở trường mần non sẽ có một mức tài chính cụ thể, thủ quỹ trường mần non chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính của mình theo những nguyên tắc nhất định trong đó không bao gồm việc hạn chế mức tài chính của cơ sở được phép quản lý.

Chế độ làm việc của giáo viên trường mần non được thực hiện theo Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT như sau:

Điều 4. Giờ dạy của giáo viên

1. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.

2. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.

3. Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.

4. Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục (dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên trong trường) 02 giờ trong một tuần; phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần.

Ngoài ra, nếu giáo viên thực hiện chức năng kiêm nhiệm thì chế độ giảm định mức tiết dạy, giờ dạy được thực hiện theo Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT như sau:

Điều 3. Chế độ giảm định mức tiết dạy, giờ dạy

1. Giáo viên trường mầm non

a) Giáo viên làm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách được giảm 06 giờ dạy trong một tuần (quy ra 210 giờ dạy trong một năm học);

b) Giáo viên làm ủy viên ban chấp hành công đoàn; tổ trưởng, tổ phó công đoàn không chuyên trách được giảm 03 giờ dạy trong một tuần (quy ra 105 giờ dạy trong một năm học).

Trong trường hợp của giáo viên mần non, ngoài dậy giờ hành chính phải cho trẻ ăn và trông cho trẻ ngủ trưa đây được coi như là một đặc thù của công việc nên không phải là chế độ làm thêm.

Đối với giáo viên dạy mầm non 2 buổi/ngày theo như quy định thì chỉ cần dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để đảm bảo là làm việc 40 giờ/tuần. Đối với trường hợp kiêm nhiệm được trừ đi số giờ như quy định trên. Như vậy, cộng với thời gian dạy trên lớp, việc hiệu trưởng quy định rõ ràng về khung giờ trực trưa có thể làm cơ sở xác định cho giáo viên đảm bảo số giờ làm việc trong tuần. Nếu trong tuần, kể cả giờ dạy hành chính và giờ trông trẻ ăn, trông trẻ ngủ vượt quá số giờ quy định thì thời gian vượt quá đó được coi là thời gian làm thêm. Thời gian làm thêm được hưởng chế độ theo quy định tại Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ – Bộ Tài chính ban hành.

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Luật LVN Group biên tập