1.Sự ảnh hưởng của môi trường khí hậu và địa hình đối với tính cách con người.

Không khí lạnh làm cho các đầu thớ bên ngoài của cơ thể chúng ta xiết lại vóị nhau, do đó làm tăng động lực của thớ, giúp cho máu từ phía ngoài trở về tim dễ dàng hơn. Không khí lạnh làm cho các thớ co ngắn lại, do đó tăng thêm sức mạnh cho nó. Trái lại không khí nóng làm dạn các đầu thớ, khiến nó dài ra, nên sức mạnh và động lực của nó đều giảm đi.

Ở vùng lạnh, con người năng động hơn, hoạt động của tim và phản ứng các đầu thớ linh hoạt hơn, các chất nước trong cơ thể được điều hoà hơn, máu lưu thông về tim đúng mực hơn, do đó tim khoẻ lên, tạo ra tác dụng tốt, ví dụ: tự tin hơn, can đảm hơn; Người xứ lạnh do hiểu rõ về ưu thế sức mạnh của mình nên ít thù hằn; do quan niệm về an ninh vững vàng nên có tính thật thà, ít nghi ky, bớt chính trị, bớt mưu mô quay quắt.

Hãy đặt một người xứ lạnh vào vùng nóng và bí, anh ta sẽ rên rỉ vì những lý do ngược lại với lý do tôi nói trên: Tim anh ta suy nhược; nếu có ai gợi ý anh ta làm một điều táo bạo, tôi tin rằng anh ta sẽ lúng túng. Vì yếu sức nên tâm hồn anh ta cũng chán nản, anh ta sợ hết mọi thứ vì cảm thây mình chẳng làm được gì cả. Dân chúng xứ nóng thường nhút thát như người già cả. Dân chúng xứ lạnh thường can đảm như các chàng trai.

Trong các xứ lạnh người ta ít nhạy cảm với khoái lạc; ở xứ ấm thì nhạy cảm hơn, và ở xứ nóng nhậy cảm cực kỳ. Người ta phân biệt khí hậu theo vĩ tuyến, và chúng ta cũng có thể theo vĩ tuyến mà phân biệt độ nhậy cảm của con người. Tôi đã xem Opera ở Anh và ở latalia: cũng bản nhạc ấy và nghệ sĩ ấy, thế mà âm nhạc tạo ra cảm giác khác nhau trong rạp hát hai nước nói trên, một bên nghe ra điềm đạm, bên kia sôi nổi. Có tinh ý mới nhận ra điều này.

2. Ảnh hưởng đến sự bình đẳng giới

Ở các xứ nhiệt đới, phụ nữ 8, 9 tuổi đã tới tuần cập kê. Hôn nhân thường diễn ra khi họ còn trẻ con. Trên 20 tuổi họ đã già. Vì vậy rất giản đon là người đàn ông bỏ vợ để lấy một người khác, khi mà tôn giáo không ngăn cấm. Thế lầ nảy sinh tục lệ đa thê.

Ở các xứ ôn đới, phụ nữ dậy thì muộn, sinh con khi dã trưởng thành, tuổi già đến với vợ và chồng tưong đưong nhau, vả lại khi thành hôn họ đã hiểu biết nhiều, có lý trí rồi, nên họ có thể sống bên nhau lâu bện. Do đó xuất hiện quan hệ bình đẳng nam nữ và CQ luật chỉ được lấy một vợ.

Luật một vợ thích hợp với khí hậu châu Âu hơn là khí hậu châu Á. Đây là một lý do khiến cho tôn giáo Mohamet (Hồi giáo) để thiết lập ở châu Á, còn Thiên chúa giáo thì được duy trì ở châu Âu mà bị diệt ở châu Â.

3. Ảnh hưởng đến chế độ hôn nhân

Theo số liệu tính toán thì ở các vùng Châu Âu con trai nhiều hơn con gái. Trái lại ở châu Á và Châu Phi con gái nhiều hơn con trai. Luật một vợ ở Châu Âu và luật đa thê ở châu Á là có liên quan tới khí hậu.

Nếu các tài liệu thông tin là chính xác thì ở Bantam (Ấn Độ) thường là một anh đàn ông lấy 10 vợ. Đây là một trường hợp đặc biệt về quan hệ đa thế. Trong trường hợp này ta không thừa nhận như thế là cần thiết, nhưng có thể tìm ra lý do tồn tại của nỏ.

Trong bộ lạc Naire ở vùng bờ biển Malabar (vùng của đường bờ biển phía tây nam của tiểu lục địa Ấn Độ trên đất liền) đàn ông chỉ được có một vợ, nhưng đàn bà có thể lấy nhiều chống. Tôi tin rằng có thề tìm ra lỷ do của phong tục này. Naire là một bộ lạc của những người quý tộc; họ là chiến binh cho tất cả các nước trong vùng.

Ở Châu Âu người ta cấm binh lính lấy vợ. Nhưng ở Malabar, khí hậu thúc đẩy, phải cho lính lấy vợ, hoặc để người phụ nữ có thể lấy nhiều người lính làm chồng mình.

Như vậy bớt được việc bận rộn về chăm sóc gia đĩnh, để cho binh sĩ giữ vững tinh thần thượng võ.

Từ luật đa thê nảy sinh tiếp luật bình đẳng đối xử. Mahomet cho phép lấy 4 vợ, và yêu cầu người chồng phải đối xử 4 vợ ngang nhau về ăn uống, y .phục vả nhiệm vụ gia đình. Luật này cũng được thiết lập ở Maldive (tên chính thức là Cộng hòa Maldives, là 1 đảo quốc Nam Á) một nam được lấy 3 vợ.

Luật của Moise (là lãnh tụ tôn giáo Ả Rập, người công bố luật pháp, nhà tiên tri, nhà chỉ huy quân sự và sử gia) quy định gia đình nào cưới cho con trai mình một cô nô lệ làm vợ, rồi sau đó lại cưói thêm một cô vợ người tự do, thì hai cô vợ này phải được hoàn toàn bình đẳng từ ăn mặc đến công việc nội trợ.

Ly dị khác vói ruồng bỏ ly dị là cả hài bên vợ chồng đồng ý chấm dứt quan hệ vì không thông cảm được với nhau nữa. Ruồng bỏ là do ý muốn và ưu thế của một bên, bất chấp phía bên kia như thế nào.

Đôi khi người vợ cần phải ruồng bỏ chồng, và chị ta thật đáng thương, vì luật chỉ cho phép chồng chứ không cho phép vợ được ruồng bỏ. Ông chồng là chủ gia đình, anh ta có hàng nghìn phương pháp để ép người vợ vào khuôn khổ, và nắm trong tay cả cái quyền ruồng bỏ, một thứ lạm dụng mới về quyền lực. Nhưng người vợ, một khi đã mất hết hứng thú và hạnh phúc bền cạnh chồng, mà muốn bỏ chồng để lấy một người khác thì thật là đau khổ. Những cô vợ trẻ đầy duyên dáng thì còn có lợi thế là khi về già ông chồng vẫn còn nhớ tới những kỷ niệm êm đềm, khoái lạc của thời thanh xuân.

Vậy thì cần có một quy tắc chung là: Ở các nước có luật cho phép chồng được tự ý bỏ vợ thì cũng phải cho phép vợ được tự ý bỏ chồng. Hơn thế nữa, ở xứ mà phụ nữ sống trong cảnh nô dịch gia đình thì có lẽ luật pháp chỉ nên cho phép vợ được bỏ chồng, còn chồng thì chỉ được phép ly dị khi cả haỉ bên thuận tình chứ không được đơn phương ruồng bỏ vợ.

Luật của người Maldives cho phép người chồng lâỳ lại v người vợ mà anh ta ruồng bỏ. Luật của người Mêhicô có vẻ họp lý hơn luật Maldives: Khi một bên tự ý ruồng bỏ thì luật nhắc nhở họ nên coi trọng tính bền vững của hôn nhân. Lùật này chỉ chấp nhận ly dị khi cả vợ chồng đều thuận tình; nhưng đã thuận -tình ly dị rồi thị không được phép tái hợp nữa.

Việc tự ý đơn phương ruồng bỏ có vẻ là một trạng thái tâm hồn khích động. Việc li dị là một hành động có cân nhắc.

Ly dị tự nhiên là thuận về mặt chính trị; còn như về mặt dân sự thì nó chỉ thuận đối với anh chồng và chị vợ thôi, chứ đối với con cái thì chẳng bao giờ là thuận cả!

4. Ảnh hưởng đến chính trị và pháp luật

Việc phục vụ chính trị cũng phụ thuộc vào tính chất của khí hậu chẳng khác gì việc phục vụ dân sự và phục vụ gia đình.

Chúng ta đã biết khí hậu nóng lắm thì sức mạnh và tính dũng cảm của con ngưòi bị chùn lại. Khí hậu lạnh giúp cho thân thể và đầu óc người ta thích ứng với những hoạt động dai dẳng, nhọc nhằn, gan góc. Điều nhận xét này được chứng tỏ từ nước này qua nước khác và từ vùng này qua vùng khác trong một nước.

Dân miền Bắc Trung Hoa can đảm hơn dân ở Hoa Nam. Dân Nam Triều Tiên không can đảm bằng dân Bắc Triều Tiên.

Chẳng lạ gì dân xứ nóng nhút nhát, nên hầu như bao giờ cũng thành nô lệ; còn dân xứ lạnh can đảm, nên giữ được tự do. Đó là kết quả của nguyên nhân tự nhiên.

Điều này cũng đúng vói tình hình ở Châu Mỹ. Vương quốc chuyên chế Mêhicô thì ở vùng nóng, còn hầu hết các dân tộc nhỏ bé và tự do lại ở gần Bắc cực và Nam cực.

-Châu Á

Qua các tư liệu về khí hậu châu Á như trên, tôi phán đoán : Châu Á không có một vùng khí hậu trung bình. Những nơi lạnh nhất tiếp giáp ngay với nơi nóng nhất. Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Mông Cổ tiếp vói Trung Hoa, Triều Tiên rồi Nhật Bản.

Ở Châu Âu trái lại, vùng khí hậu trung bình rộng bao la. Tuy vẫn còn những loại khí hậu khác nhau nhưng sự tương phản giữa Tây Ban Nha với latalia, giữa Na Uy và Thuỵ Điển là không đáng kể.

Cho nên ở Châu Á nước mạnh đối diện ngay với nước yếu; những dân tộc thiện chiến, dũng cảm, hiếu động ờ sát kề những dân tộc yếu đuối, lười lẫm, nhút nhát, tất nhiên dân tộc này bị chinh phục thì dân tộc kia là kẻ đi chinh phục.

– Châu Âu

Châu Âu thì trái lại, nước mạnh sát kề nước mạnh, họ cùng can đảm như nhau. Đây là lý do chủ yếu tạo nên Châu Âu cường thịnh và Châu Á yếu hèn; tạo nên tự do ở Châu Âu và nô dịch ở Á Châu. Nguyên nhân này đã được nhận xét từ lâu mà tôi không biết. Tự do ở Châu Á không tăng tiến lên được, còn ở Châu Âu thì tự do tăng giảm tuỳ theo từng trường hợp.

Một trong nững hệ quả của điều nói trên là: Ông vua trong một nước rất lớn phải biết chọn nơi đóng đô của vương quốc mình. Đặt thủ đô ở phía Nam thì rất dễ mất miền Bắc; nhưng nếu đặt thủ đô ở phía Bắc lại khó giữ miền Nam. Tôi không nói về những trường hợp cá biệt đâu. Bộ máy thường có những ma sát nhiều khi làm thay đổi hay ngưng trệ tác động theo lý thuyết cơ học, Chính trị chẳng qua cũng có khi ma sát như vậy đó thôi.

5. Ảnh hưởng của địa hình thổ nhưỡng đến pháp luật

Một xứ ruộng đất tốt thì tự nhiên là nhiều người phụ thuộc vào đó. Nông dân là bộ phận chính của dân cư ở đây, họ không ham gì lắm về quyền tự do. Họ quá bận rộn về những công việc riêng tư đầy ắp lên. Một nông thôn giàu của cải thường sợ cướp, sợ quân đội.

Cicéron (một triết gia và nhà hùng biện, chính khách, nhà lý luận chính trị La Mã) quan điểm như sau : “Dân buôn và dân cày có trở thành đồng minh tốt của ta được không? Chỉ cần chúng ta đừng nghĩ rằng họ chống lại nền quân chủ. Đối với họ thì chê độ nào cũng như nhau, miễn là để cho họ được yên ổn làm ăn”.

Chính thể của một người thường là ở các xứ phì nhiêu. Chính thể của nhiều người thì ở các xứ kém phì nhiêu. Điều này đôi khi là một sự bù trừ.

Đất đai cằn cỗi ở Attique (địa danh ở Aten) đã thiết lập nên chính thể nhân dân, và đất đai phì nhiêu ở Lacédémone (một thành bang nổi bật ở Hy Lạp cổ đại) thiết lập nên chính thể quý tộc. Thời ấy ở Hy Lạp người ta không thích chính thể một người, thế mà chính thể quý tộc ở đây lại có nhiều quan hệ vói chính thể một ngườ.

Plutarque (nhà tiểu luận và nhà tiểu sử học La Mã cổ đại) nói: “Cuộc nổi loạn Cilon bị dập tắt ở Athène, thành phố roi vào tình trạng bất hoà, chia ra thành nhiều mảnh lãnh thỗ trong vùng Attique. Người miền núi thích chế độ nhân dân, người đồng bằng thích chế độ vương quốc, người miền biển thích chế độ hỗn hợp.

Dân ở đảo vừa tầm với tự do hơn là dân ở đất liền. Đảo thường là diện tích hẹp, khó mà một bộ phận dân chúng này áp bức được một bộ phận dân chúng khác. Vì cách trở biển khơi nên các lãnh chúa độc tài trong đất liền khó vói tới được dân đảo. Bọn xâm lược cũng phải dừng lại trước biển. Dân đảo không bị lôi cuốn vào cuộc chinh phục, nên họ bảo tồn được luật pháp của họ một cách thuận lợi.