Bị cáo nhất thiết phải có mặt tại phiên tòa

Về sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa, Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam qui định bị cáo bị “bắt buộc” phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án. Nếu bị cáo vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị áp giải tới tòa để tham dự phiên tòa.

Có thể nói, việc bị cáo có mặt tại phiên tòa không những làm cho việc xét xử được thuận tiện, khách quan ( thông qua việc xét hỏi, đối chất, thẩm tra các chứng cứ buộc tội …) mà về mặt lý thuyết còn có lợi cho chính bị cáo. Họ có cơ hội để trực tiếp trình bày quan điểm, bào chữa hoặc nhờ Luật sư của LVN Group bào chữa cho mình.

Chính vì vậy, luật qui định nếu bị cáo vắng mặt mà có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa. Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh. Nếu bị cáo trốn tránh thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến - 1900.0191

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua điện thoạigọi:  1900.0191

Xét xử vắng mặt khi nào ?

Dù các nhà làm luật đã dự liệu nhiều tình huống như kể trên để đưa ra cách giải quyết, tuy nhiên trên thực tế vẫn có những trường hợp bị cáo vắng mặt tại phiên tòa mà tòa – với tư cách là cơ quan xét xử, vẫn có quyền tiến hành xét xử vắng mặt bị cáo.

Việc xét xử vắng mặt bị cáo chỉ được thực hiện trong 3 trường hợp sau:

– Bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả;

– Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;

– Nếu sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đã được giao giấy triệu tập hợp lệ.

Tuy vậy, thế nào là “sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử” quả thật trong nhiều trường hợp không dễ tìm được sự đồng thuận giữa các bên : Tòa án (xét xử) – Viện kiểm sát (công tố) – Luật sư (bào chữa).

Có thể lấy ra đây một ví dụ điển hình về trường hợp này. Đó là phiên tòa xét xử bị cáo Trần Văn Thanh và 3 bị cáo khác trong vụ án “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” đang diễn ra tại TP. Đà Nẵng. ( Quí vị có thể đọc trên tất cả các tờ báo ra ngày hôm nay 7-8-2009 đều có bài tường thuật về diễn biến phiên tòa ).

Trong vụ án này, bị cáo Trần Văn Thanh đã vắng mặt vì bị bệnh. Trong khi các Luật sư của LVN Group cho rằng cần phải chờ bị cáo khỏe để tham gia phiên tòa, để đối chất, để làm sáng tỏ sự thật … thì Hội đồng xét xử đã bác bỏ yêu cầu này.

Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ rằng theo qui định của pháp luật, Tòa án hầu như có quyền uy tuyệt đối, mọi phán quyết đều thuộc về Hội đồng xét xử. Chính vì vậy, việc có được một đội ngũ thẩm phán đủ tài, đủ đức, thực sự công minh, khách quan và tôn trọng pháp luật luôn là một đòi hỏi bức thiết, chính đáng.

(Luật sư Trần Hồng Phong)

—————————
Qui định của pháp luật :

Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa

1. Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu vắng mặt không có lý do chính đáng thì bị áp giải theo thủ tục quy định tại Điều 130 của Bộ luật này; nếu bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa.

Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.

Nếu bị cáo trốn tránh thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.

 
2. Tòa án chỉ có thể xử vắng mặt bị cáo trong những trường hợp sau đây:

 
a) Bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả;

 
b) Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;

c) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đã được giao giấy triệu tập hợp lệ.

( Theo điều 187 Bộ luật tố tụng hình sự)

(Nguồn: Ecolaw.vn)

———————————————-
THAM KHẢO DỊCH VỤ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN:

1. Dịch vụ Luật sư của LVN Group, tư vấn pháp luật;
2. Luật sư tư vấn pháp luật hình sự;
3. Dịch vụ Luật sư của LVN Group bào chữa tại tòa án;
4. Luật sư tranh tụng các vụ án hình sự;
5. Luật sư tư vấn thu hồi nợ cho doanh nghiệp;
6. Luật sư tư vấn, tranh tụng trong lĩnh vực hình sự;