Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, Luật sư hãy giúp tôi phân tích sự hình thành cơ chế tài phán hành chính giai đoạn 1989 – 1996?

Cảm ơn!

Trả lời:

1. Mở đầu vấn đề

Ở Việt Nam, từ chủ trương “Đổi mới” do Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) vạch ra, đồng thời với những đổi mới trong hệ thống bộ máy hành chính, hệ thống tài phán hành chính “theo nghĩa rộng” cũng được đổi mới. Những đổi mới này chủ yếu là trao quyền cho các cơ quan thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo (trước đó các cơ quan thanh tra không có quyền này) và thành lập Tòa hành chính trong Tọà án nhân dân tối cao và cấp tỉnh có chức năng xét xử những vụ án hành chính.

Thực chất, lúc này một “cơ chế tài phán hành chính” đầy đủ đã được thiết lập, bản thân các cơ quan thanh tra cũng đã được trao quyền tài phán hành chính.

Theo pháp luật Việt Nam, hoạt động tài phán hành chính gồm:

– Hoạt động xem xét giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan nhà nưởc có thẩm quyền.

– Hoạt động thanh tra, kiểm tra trong hệ thống cơ quan hành chính

– Hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính (vụ án hành chính) do Tòa án nhân dân thực hiện.

Tuy nhiên, cũng có quan niệm về tài phán hành chính với nội dung hẹp hơn. Đó là quan niệm cho rằng, tài phán hành chính là hoạt động xét xử các vụ án hành chính (giải quyết các tranh chấp hành chính) do Tòa án thực hiện theo trình tự tố tụng hành chính.

Theo đó, Bộ máy nhà nước dù được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền hay quyền lực thống nhất thì Bộ máy nhà nước vẫn có sự phân công phân nhiệm (ở các mức độ khác nhau) giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Hoạt động thực thi mỗi nhánh quyền lực giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đó phải tuân thủ những nguyên tắc đặc trưng, phù hợp với tính chất của từng loại hoạt động. Điều đó có nghĩa, cần có sự phân biệt tương đối giữa các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Cụ thể, những đổi mới này được thể hiện trong các vấn đề sau đây.

2. Tăng tính độc lập của hệ thống cơ quan thanh tra qua các quy định của Pháp lệnh Thanh tra

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh thanh tra bộ do Bộ trưởng… đề nghị, Tổng thanh tra Nhà nước trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưỏng quyết định (Điều 13); Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh thanh tra tỉnh do Chủ tịch uỷ ban nhân dân cùng cấp đề nghị, Tổng thanh tra Nhà nước quyết định (Điều 16); Chánh thanh tra huyện do Chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện đề nghị, Chánh thanh tra tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm (Điều 20).

Bổ nhiệm là việc giao cho cá nhân giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước, giữ chức vụ trong doanh nghiệp bằng quyết định của của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc của người quản lý đứng đầu đơn vị.

Trong Luật cán bộ, công chức có quy định Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật. Vì bổ nhiệm thường mang tính quyền lực nhà nước, nên thông thường người có thẩm quyền bổ nhiệm sẽ căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn được giao cùng với nhu cầu công tác của đơn vị và khả năng của người được bổ nhiệm để từ đó ra quyết định bổ nhiệm theo đúng quy trình, trình tự yêu cầu.

Như vậy, thực chất đây gần như là một hệ thống cơ quan thanh tra trực thuộc Chính phủ nhưng độc lập “tương đối” với bộ máy hành chính và đây là đặc điểm đầu tiên cần phải có để biến cơ quan thanh tra thành cơ quan “tương tự như cơ quan tài phán hành chính”.

3. Trao quyển giải quyết khiếu nại, tố cáo cho các cơ quan thanh tra của Pháp lệnh thanh tra

– Khiếu nại hành chính là yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỉ luật cán bộ, công chức, viên chức khi có căn cứ cho rằng các quyết định hay hành vi đó xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình;

– Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Cụ thể là Pháp lệnh Thanh tra của năm 1990 trao quyển giải quyết khiếu nại, tố cáo cho các cơ quan thanh tra qua các quy định:

– Các tổ chức thanh tra Nhà nước có quyền giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố” cáo (Điều 8);

– Trong quá trình thanh tra, các tổ chức thanh tra Nhà nưốc có quyền, ví dụ (Điều 9):

+ Đình chỉ việc làm xét thấy đang hoặc sẽ gây tác hại đến lợi ích của Nhà nưởc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân (Khoản 5);

+ Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác người đang cộng tác vối tổ chức thanh tra hoặc đang là đối tượng thanh tra, nếu xét thấy việc thi hành quyết định gây trở ngại cho việc thanh tra (Khoản 6).

– Thanh tra Nhà nước có quyền (Điều 11):

+ Đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ kiến nghị, quyết định không đúng của tổ chức thanh tra Nhà nưởc cấp dưối; yêu cầu Bộ trưởng, Chủ nhiệm uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố’ trực thuộc Trung ương và cấp tương đương đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định không đúng về công tác thanh tra (Khoản 4);

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ưỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố’ trực thuộc trung ương và cấp tương đương; khiếu nại, tô’ cáo mà Bộ trưởng, Chủ nhiệm uỷ ban Nhà nưốc, thủ trưởng các cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng đã giải quyết, nhưng đương sự còn khiếu nại hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

+ Giải quyết vấn đề chưa nhất trí giữa thanh tra Bộ, uỷ ban Nhà nước, cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng, giữa thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương với thủ trưởng cùng cấp về công tác thanh tra (Khoản 7);

– Tổng thanh tra có quyền: Tạm đình chỉ quyết định xử lí tương ứng của Bộ trưỏng, Chánh thanh tra tỉnh, huyện, – quyết định tương ứng của Giám đốc sở, trưởng phòng ban cấp huyện và của Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp nếu quyết định đó đang bị khiếu nại, tố cáo để xem xét, giải quyết trong thời hạn tương ứng vổi từng cấp là 90, 60 hoặc 30 ngày (Khoản 1 Điều 12, Khoản 1 Điều 18, Khoản 1 Điều 22 Pháp lệnh 1990).

4. Thành lập cơ quan tài phán hành chính

Tài phán được hiểu là “phán xử phải trái, đúng sai”. Nhà nước với tư cách trung tâm thực hiện quyền lực chính trị, là chủ thể thực hiện quản lí xã hội sẽ, Nhà nước có trách nhiệm phải thực hiện nhiều hoạt động, bằng nhiều phương thức khác nhau để thiết lập, duy trì và bảo vệ tật tự xã hội, bảo vệ lợi ích của các thành viên trong xã hội, trong đó phương tiện chủ yếu nhất là pháp luật.

Nhà nước sẽ căn cứ vào pháp luật để thực hiện quyền phán quyết đôì với cách xử sự của chủ thể nào đó là đúng hay sai và đưa ra cách xỷ lí thích ứng đối vối chủ thể có cách xử sự trái pháp luật, nhằm bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng.

Quyền phán quyết đó, được hiểu là quyền tài phán của nhà nước. Tài phán là quyền luôn gắn với nhà nước, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của nhà nước phải duy trì trật tự, công bằng xã hội. Nhà nước Việt Nam hay bất kì một nhà nước nào cũng có quyền và trách nhiệm thực hiện hoạt động tài phán.

Tài phán hành chính là một vấn đề phức tạp, Phạm vi khái niệm tài phán hành chính phụ thuộc vào điều kiện chính trị- xã hội, điều kiện lịch sử và cách thức tổ chức bộ máy nhà nước. Do đó, ở từng giai đoạn lịch sử của quốc gia hoặc ở các quốc gia khác nhau có quan niệm khác nhau về phạm vi khái niệm tài phán hành chính.

Về hoạt động tài phán hành chính chính là việc giải quyết các tranh chấp hành chính này bằng việc đưa ra phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành hành chính, hành vì hành chính đồng thời quyết định hình thức xử lí thích hợp cho từng vụ việc tranh chấp hành chính.

Thành lập cơ quan tài phán hành chính “theo nghĩa hẹp, nghĩa vốn có của nó, cụ thể: được thể hiện như sau:

– Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân được ban hành năm 1992 ngày 28-10-1995 đã trao cho Tòa án nhân dân chức năng xét xử những vụ án hành chính, và thiết lập một Tòa hành chính trong Toà án nhân dân tốì cao và các Tòa án nhân dân cấp tỉnh bên cạnh các toà hình sự, dân sự, kinh tế, lao động để thực hiện chức năng xét xử những vụ án hành chính;

– Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính được ban hành năm 1996, quy định thẩm quyền của Tòa hành chính, trong xét xử những vụ án hành chính và thủ tục tố tụng hành chính.

– Luật Tổ chức Tòa án nhân dân của năm 2002 đã hoàn thiện thêm một bưổc hệ thông Toà án Việt Nam, trong đó có việc trao cho Tòa án nhân dân cấp huyện chức năng xét xử những vụ án hành chính.

Mặc dù rằng, trong Pháp lệnh của năm 1996 (Điều 11) thẩm quyền xét xử những vụ án hành chính của Tòa án còn rất hạn chế trong 8 loại vụ việc (kể cả các loại vụ việc khác nếu pháp luật quy định – khoản 8).

5. Kết thúc vấn đề

Hệ thống cơ quan tài phán hành chính dường như đã được hình thành vững chắc.

Nhưng sự tăng quyển cho cơ quan thanh tra trong Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 lại không nhất quán, vì “không được cổ vũ” bởi Pháp lệnh Khiếu nại và tố cáo của công dân ngày 07-5-1991 (thay thế Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo năm 1981),vì Pháp lệnh 1991 chỉ quy định các cơ quan thanh tra các cấp, các ngành (Thanh tra nhà nước, Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện) có quyền:

Giải quyết khiếu nại đối vối quyết định hành chính của mình và khiếu nại đối vối cán bộ do mình trực tiếp quản lý.

Thanh tra nhà nước có quyền kháng nghị đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh; Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh có quyền kháng nghị đối vối quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc sở, Chủ tịch UBND cấp huyện.

Điều này chứng tỏ sự đổi mới chưa có quan điểm lý luận và quan điểm chính trị vững chắc.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).