1. Quy định chung về quyền với tài sản

Khái niệm về tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 được hiểu là: 

“Điều 105. Tài sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.

Điều khoản này cơ bản kế thừa các quy định về thực hiện quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 2015. Cụ thể theo quy định tại Điều 158 như sau: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.”

  • Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
  • Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
  • Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Như vậy, là người có quyền sở hữu tài sản, bạn có quyền định đoạt với tài sản đó. Định đoạt có thể là chuyển nhượng lại quyền sở hữu, thừa kế, di tặng hoặc tặng cho lại cho người khác.

2. Khái niệm tặng cho tài sản

Tặng cho tài sản là việc chủ sở hữu tài sản có nguyện vọng muốn trao lại quyền sở hữu tài sản đó cho người khác có thể không có điều kiện hoặc có điều kiện nhưng sẽ không vì mục đích kinh tế.

Điều 457 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng tặng cho tài sản, cụ thể như sau:

“Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản

Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận”.

3. Khái niệm thừa kế tài sản

Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 ta có thể hiểu thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

3.1 Thừa kế theo di chúc

– Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhan nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

– Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế. Di chúc muốn được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

  •  Người lập di chúc phải có năng lực hành vi
  •  Người lập di chúc phải thể hiện được ý chí tự nguyện
  • Nội dung di chúc phải hợp pháp

3.2  Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

căn cứ theo Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về các trường hợp thừa kế theo pháp luật, cụ thể như sau:

“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.

4. Khái niệm di tặng tài sản

Tại Điều 646 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về di tặng, cụ thể như sau:

“Điều 646. Di tặng

1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.

2. Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

3. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này”. 

Di tặng là một phần (hiểu như di sản thờ cúng) tài sản mà người lập di chúc tặng cho người khác với một ý nghĩa kỉ niệm. Với ý nghĩa đó, giữa người lập di chúc và người được hưởng tài sản có một quan hệ thân thiết nhất định. Người có tài sản muốn giữ tình cảm tốt đẹp đó bằng cách tặng một “món quà” làm kỉ niệm. Người được hưởng tài sản di tặng có quyền sử hữu với phần tài sản đó mà không phải gánh chịu nghĩa vụ của người chét để lại. Trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán các nghĩa vụ, phần tài sản thuộc di tặng được dùng để thực hiện nghĩa vụ còn lại của người đã chết.

5. So sánh giữa tặng cho với di tặng

Khái niệm di tặng là một thuật ngữ mang tính pháp lý được hiểu: Di tặng là người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng. Trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ đê thanh toán nghĩa vụ di sản của người di tặng, thì phần di tặng cũng được dùng đê thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người ấy. Theo một khái niệm khác thì: “Di tặng là hành vi vô thường làm băng chúc thư, do đó một người có thê cho người khác toàn bộ hay một phần hay một vật gì nhất định trong gia sản của mình”.

Chính vì vậy, tặng cho khác di tặng ở chỗ: chủ sở hữu tài sản tặng cho hay di tặng trao tài sản của mình cho người khác đều mang ý nghãi là cho. Tuy nhiên, việc tặng cho tài sản hình thành và hoàn thiện trên thực tế là khi người chủ tài sản tặng cho còn sống. Còn đối với di tặng, việc tặng lại tài sản cho người khác của người chủ sở hữ tài sản được hình thành khi người đó còn sống và hoàn thành khi người đó đã chết. Do đấy điều kiện cần thiết cho sự hoàn tất việc di tặng nhân tử là người thụ tặng phải còn sống, khi người tặng chủ chết để xin đoãn chấp tài sản được tặng.

Có thể khái quát khái niệm: “Di tặng là một phần tài sản mà người lập di chúc tặng cho người khác với một ý nghĩa kỷ niệm”; và do việc di tặng thực chất là một hợp đồng tặng cho tài sản trong trường hợp đặc biệt… Bởi, hợp đồng tặng cho này được chỉ định thực hiện khi người có tài sản chết và tài sản của người chết để lại được gọi là di sản nên ta dùng thuật ngữ di tặng. Di tặng là tặng di sản thừa kế cho một cá nhân hay một tổ chức bất kỳ thông qua di chúc. Tài sản di tặng được trích từ tài sản của người để lại thừa kế. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc hợp pháp. Pháp luật không quy định người được di tặng phải là người trong diện và hàng thừa kế theo pháp luật, mà chỉ quy định người được di tặng được quyền hưởng di sản không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đôì với phần tài sản được di tặng; trừ trường hợp trong di chúc có ghi người được di tặng phải thực hiện một nghĩa vụ nào đó cùng với việc nhận tài sản được di tặng theo ý chí của người lập di chúc.

Đối với hợp đồng tặng cho, nếu tài sản tặng cho là bất động sản mà phải đăng ký, hợp đồng tặng cho đã được giao kết vạ người được tặng cho đã nhận tài sản, nhưng thủ tục đăng ký chưa hoàn tất, tài sản vẫn đứng tên người tặng cho, tại thời điểm đó người tặng cho chết, đương nhiên tài sản tặng cho trở thành di sản thừa kế của người tặng cho. Như vậy, hợp đồng tặng cho đó có thể coi là một di chúc, còn người được tặng cho có thể trở thành người được di tặng hay không thì pháp luật không có quy định. Tất nhiên, hợp đồng tặng cho đang được thực hiện thì người tặng cho chết, hình thức của nó không phù hợp vối hình thức của di chúc, vì di tặng thì người lập di chúc không buộc người được di tặng phải ký vào bản di chúc như đốì vối người được tặng cho phải ký vào hợp đồng. “Khi vật được tặng cho vẫn nằm trong di sản của người cho do quyền sở hữu chưa được chuyên và người được tặng cho có thể được những người thừa kế yêu cầu trả vật được tặng cho lại. Người được tặng cho bị cư xử tệ hơn người được di tặng; người được di tặng có quyền sở hữu đối với tài sản di tặng ngay từ thời điểm mở thừa kế do nguyên tắc có quyền hưởng di sản ngay lập tức”.

6. So sánh giữa tặng cho với di chúc

Khái niệm di chúc được hiểu theo nghĩa thông dụng: Di chúc là lời dặn dò của người chết để lại, hay Di chúc là dặn lại trước khi chết những việc người sau cần làm và nên làm; hoặc Di chúc là dặn lại những điều cần thiết trước khi chết.

Khái niệm di chúc dưối góc độ một thuật ngữ pháp lý được hiểu: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Có nghĩa là, cá nhân (thể nhân) mổi được lập di chúc cá nhân… mới có quyền định đoạt của mình đốì vối toàn bộ hoặc một phần tài sản, di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người lập di chúc chết. Sự thể hiện ý chí của người lập di chúc có thể bằng lời nói hay bằng văn bản.

Khoa học pháp lý nêu những đặc điểm của di chúc như sau: “Di chúc là ý chí đơn phương của một bên. Di chúc là sự thể hiện ý chí của một cá nhãn, là hình thức chứa đựng ý chí của bên lập di chúc”, Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, do đó di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và di chúc nói riêng, hoặc “Di chúc là giao dịch pháp lý một bên. Di chúc được hình thành bởi sự bày tỏ ý chí của người lập di chúc, chứ không phải bởi sự gặp gỡ của hai hay nhiều ý chí tại một thời điểm như trong quan hệ hợp đồng. Nó là giao dịch pháp lý một bên, theo đó người có tài sản quyết định chuyển giao không có đền bù một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình hay nhiều người khác mà không cần biết đến ý chí của người thụ hưởng việc chuyên giao ấy”.

Cách giải nghĩa như vậy đã làm nổi bật sự khác biệt giữa di chúc với tặng cho. Vì tặng cho là giao dịch pháp lý của hai bên giữa người tặng cho và người được tặng cho; việc chuyển giao tài sản từ người tặng cho sang người được tặng cho phải được sự chấp thuận của người được tặng cho. Còn về đặc điểm chuyển giao tài sản không có đền bù của việc tặng cho và di chúc là giông nhau. Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (Điều 646 Bộ luật dân sự năm 2005). Đặc điểm này của di chúc gắn với thòi điểm mở thừa kế (thòi điểm người lập di chúc chết) và việc sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc (di chúc hợp pháp sau cùng mối có giá trị đối vổi việc phân chia di sản). Đặc điểm này của di chúc hoàn toàn giông di tặng.

Có thể nhận thấy, “Người lập di chúc không bị ràng buộc bởi di chúc đã lập ra… và không có sự ràng buộc giữa người lập di chúc và người được chỉ định là người thừa kế theo di chúc” . Điều này có thể hiểu, người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung thay thế di chúc “tùy tiện”; còn người được hưởng thừa kế cũng không phải thực hiện một điều kiện gì như tặng cho có điều kiện; hay người lập di chúc cũng không phải “chịu ơn” như đốì vối người được di tặng.

Như vậy, sự khác nhau giữa hợp đồng tặng cho tài sản với di chúc là ở chỗ: Một người khi còn sống muốh định đoạt tài sản của mình bằng những thể thức long trọng và có ý nghĩa được thể hiện bằng hình thức tặng cho, di chúc hay di tặng. Khác vởi định đoạt tài sản bằng hình thức chuyên nhượng, việc tặng cho, di tặng đối vối những người thân thuộc thường mang một ý nghĩa hoàn ơn; còn di chúc chỉ có thể định đoạt tài sản của mình đôì vói những người thừa kế. Tất nhiên, việc định đoạt một tài sản có giá trị lớn, nhất là đối với đất đai phải tuân theo một thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật.

Nếu như người lập di chúc có thể tự do sửa đổi di chúc của mình, thì việc tặng cho không thể tùy tiện sửa đổi, chỉ trừ trường hợp người được tặng cho tỏ ra vô ơn, bội bạc hay không thực hiện đúng những nghĩa vụ của người tặng cho giao phó. Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa bên tặng cho và bên được tặng cho, nếu bên được tặng cho không đồng ý nhận thì hợp đồng tặng cho không hình thành; còn thừa kế theo di chúc thì người lập di chúc để lại thừa kế tài sản của mình cho người thừa kế không cần biết người được nhận thừa kế có đồng ý hay không. Quyền sở hữu đối với tài sản được di chúc hay di tặng sẽ được chuyển giao cho người nhận ngay từ thời điểm mở thừa kế, còn quyền sở hữu đốì với tài sản được tặng cho được chuyển giao cho ngưòi được tặng cho từ thời điểm nhận tài sản, đăng ký sang tên sở hữu.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.