Căn cứ pháp lý 

– Nghị định thư chống Đưa người Di cư bằng Đường bộ, Đường biển và Đường hàng không;

– Công ước Liên Hợp Quốc về chống Tội phạm có Tổ chức Xuyên quốc gia (Nghị định thư chống Đưa người Di cư Trái phép).

1. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi đưa người di cư trái phép

“Đưa người di cư trái phép” có nghĩa là việc giao dịch để đạt được trực tiếp hoặc gián tiếp lợi ích về tài chính hoặc lợi ích vật chất khác từ việc một người nhập cảnh trái phép vào một Quốc gia Thành viên mà người này không phải là công dân hoặc hoặc thường trú nhân tại quốc gia đó.

Điều 6(2) của Nghị định thư về Đưa người di cư Trái phép cũng yêu cầu rằng trách nhiệm hình sự cần được mở rộng để sử lý:

– Các nỗ lực nhằm thực hiện hành vi vi phạm đưa người trái phép (phụ thuộc vào hệ thống nội luật của Quốc gia;

– Việc tham gia như là tòng phạm trong hành vi đưa người trái phép;

– Việc tổ chức hoặc chỉ đạo các kẻ khác thực hiện hành vi đưa người trái phép.

Điều 5(1)(a) của Công ước về Tội phạm có Tổ chức cũng yêu cầu các Quốc gia hình sự hóa việc tham gia vào nhóm tội phạm. Các Quốc gia có thể thực hiện việc này bằng cách tạo ra tội âm mưu hoặc tạo ra các tội liên kết và tham gia vào các tổ chức tội phạm. Những kẻ dính líu vào tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia có thể tìm cách che dấu dưới các bộ mặt hợp pháp như công ty, tổ chức từ thiện hoặc các hiệp hội. Do đó Điều 10 của Công ước về Tội phạm có Tổ chức yêu cầu các quốc gia đảm bảo các pháp nhân chịu trách nhiệm về việc tham gia vào các tội nghiêm trọng liên qua tới một nhóm tội phạm có tổ chức và các hành vi phạm tội cụ thể theo Công ước về Tội phạm có Tổ chức liên quan tới tội rửa tiền, tham nhũng và cản trở công lý. Không bắt buộc phải thiết lập trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo Công ước về Tội phạm có Tổ chức, tuy nhiên các Quốc gia phải thiết lập một số hình thức trách nhiệm của pháp nhân, ví dụ theo thiết chế dân sư hoặc hành chính.

Mở rộng trách nhiệm hình sự đối với tất cả những người có vai trò trong hành vi buôn bán người là đặc biệt quan trọng, căn cứ thực tế các tổ chức buôn bán người tinh vi thường hoạt động thông qua mạng lưới gồm những kẻ khác nhau thường ở những hệ thống pháp lý khác nhau. Việc mở rộng trách nhiệm hình sự cũng đảm bảo rằng những kẻ cố gắng để thực hiện hành vi buôn bán người có thể bị truy tố. Ví dụ, một quốc gia có thể bổ xung hành vi phạm tội vì cố gắng, tổ chức/chỉ đạo, và đồng lõa thông qua các quy định trong luật chống buôn bán người cụ thể hoặc bằng việc thiết lập trong luật hình sự của mình các điều khoản chung về trách nhiệm hình sự áp dụng cho tất cả hành vi phạm tội ở nước đó.

Không truy tố hình sự người di cư vì hành vi đưa người trái phép Điều 5 của Nghi định thư về Đua người Di cư Trái phép chỉ ra rằng người di cư không bị truy tố hình sự vì thực tế họ đã bị đưa trái phép. Điều 19 quy định rằng không có bất cứ điều gì trong Nghị định thư ảnh hưởng tới các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các Quốc gia và các cá nhân theo luật pháp quốc tế. Mục đích của Nghị định thư về Đưa người Di cư Trái phép không phải để hình sự hóa việc di cư. Tuy nhiên Nghị định thư không ngăn cản các Quốc gia thực hiện các biện pháp đối với những người có hành vi cấu thành tội phạm tội theo nội luật của quốc gia (Điều 6(4), Nghị định thư về Đưa người Di cư Trái phép). Những biện pháp này phải phù hợp với quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các Quốc gia và các cá nhân theo luật pháp quốc tế bao gồm luật nhân quyền quốc tế và, đặc biệt khi có thể áp dụng, Công ước và Nghị định thư liên quan đến Qui chế Tị nạn và nguyên tắc không đẩy đuổi4 (xem Điều 19, Nghị định thư về Đưa người Di cư Trái phép)5. Ví dụ: nhập cảnh bất hợp pháp không ảnh hưởng đến quyền xin tị nạn. Vấn đề quan trọng khi xây dựng nội luật là trọng tâm của Nghị định thư về Đưa người Di cư Trái phép là đấu tranh chống lại đưa người di cư trái phép. Không sử lý hình sự người di cư vì họ đã bị đưa trái phép.

Bảo vệ nhân chứng trong các trường hợp đưa người di cư trái phép Theo Điều 24 của Công ước về Tội phạm có tổ chức, mỗi Quốc gia cần đưa ra các biện pháp thích hợp trong khả năng của minh để cung cấp sự bảo vệ hiệu quả khỏi nguy cơ trả thù, đe dọa cho các nhân chứng trong tố tụng hình sự – những người đã cung cấp bằng chứng liên quan đến các hành vi phạm tội nêu trong Công ước, và nếu phù hợp, cho cả những người họ hàng và những người gần gũi với các nhân chứng (được trình bày trong phần sau).

2. Các tình tiết tăng nặng

Nghị định thư về Đưa người Di cư Trái phép yêu cầu các quốc gia đưa ra các tình tiết tăng nặng đối với hành vi đưa người di cư trái phép và các hành vi phạm tội liên quan tới việc tạo thuận lợi cho cư trú bất hợp pháp và giấy tờ giả mạo (Điều 6(3)).

Các tình tiết tăng nặng là những trường hợp mà hành vi của kẻ đưa người trái phép gây nguy hiểm hoặc có khả năng gây nguy hiểm tới tính mạng hoặc sự an toàn của người di cư bị đưa trái phép hoặc hành vi liên quan đến đối sử vô nhân đạo hoặc đê hèn kể cả việc bóc lột. Trong trường hợp phù hợp với nội luật, những tình tiết tăng nặng cần được áp dụng đối với tội đồng lõa trong, và việc tổ chức hay chỉ đạo thực hiện tội phạm đưa người di cư trái phép hay các tội liên quan. Điều quan trọng đối với việc áp dụng tình tiết tăng nặng là các Quốc gia phải đảm bảo rằng những kẻ đưa người trái phép bị xử phạt nặng hơn khi có các tình tiết tăng nặng.

3. Các hình phạt

Đưa người di cư trái phép có thể đẩy những người dễ bị tổn thương vào các tình huống mà tính mạng bị đe dọa và đặt họ vào những hoàn cảnh vô nhân đạo. Nhằm đấu tranh hiệu quả với nạn đưa người di cư trái phép, các Quốc gia cần phải đảm bảo rằng những hình phạt phải cân xứng với mức độ khốc liệt của hành vi vi phạm như quy định ở Điều 11, Công ước về Tội phạm có Tổ chức. Ví dụ, một số Quốc gia đã thiết lập hình phạt tối đa 10 năm tù giam cho những hành vi đưa người di cư trái phép, trong khi các hành vi đưa người di cư trái phép có tính chất tăng nặng mang mức hình phạt tối đa là 20 năm tù.

Các tình tiết tăng thêm tội cần chịu hình phạt cao hơn Có hai cách chính mà các quốc gia sử dụng để đối phó với các trường hợp tăng nặng trong việc thực hiện hành vi phạm tội đưa người di cư trái phép. Đầu tiên là qui định các hành vi phạm có các tình tiết tăng nặng – có nghĩa là, qui định một hành vi phạm tội đưa người di cư trái phép riêng biệt mà bao gồm yếu tố cần để có tình tiết tăng nặng trong việc thực hiện tội phạm. Hành vi vi phạm với tình tiết tăng nặng riêng biệt này sẽ phải chịu mức độ hình phạt cao hơn những hành vi vi phạm đưa người di cư trái phép khi không có các tình tiết tăng nặng xẩy ra. Một lựa chọn khác là phải có những điều khoản riêng biệt cho các tình tiết tăng nặng mà, một khi được chứng minh, cần tính đến trong quá trình kết tội liên quan đến các vi phạm chính của hành vi đưa người di cư trái phép. Cả hai cách tiếp cận đều đảm bảo rằng khi những hành vi đưa người di cư trái phép có tình tiết tăng nặng thì những hành vi nghiêm trọng hơn này phải chịu những hình phạt cao hơn.

4. Sự khác nhau giữa đưa người di cư trái phép và buôn bán người

Buôn bán người khác với đưa trái phép như được nêu trong Bảng 1 dưới đây. Cho nên, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng các định nghĩa về “buôn bán người” và “đưa người trái phép” được hiểu và xác định rõ trong luật pháp quốc gia.

Tiêu chí

Buôn bán người

Đưa người di cư trái phép

Mục đích của tội phạm

Mục đích của buôn bán người luôn luôn là bóc lột. Bóc lột có thể xảy ra trong khoảng thời gian không xác định.

Mục đích của đưa người di cư trái phép là để đạt được lợi nhuận tài chính hoặc vật chất bằng cách tạo điều kiện cho người khác nhập cư trái phép vào hoặc cư trú trái phép ở một nước khác.

Sự đồng ý và sự trở thành nạn nhân

Sự đồng ý của người bị buôn bán không liên quan đến tội phạm bởi vì đã có sự cưỡng ép, lừa đảo hoặc các hành động đe dọa của kẻ buôn người.

Người di cư nói chung đã đồng ý để được đưa đi. 6 Kết quả là họ không được coi là “nạn nhân của đưa người di cư trái phép”. Tuy nhiên, một người di cư trái phép có thể trở thành nạn nhân của các tội phạm khác trong quá trình đưa người trái phép. Ví dụ, bạo lực chống lại người di cư có thể được sử dụng hoặc cuộc sống của người di cư có thể gặp nguy hiểm trong tay của kẻ buôn người.

Xuyên quốc gia

Có thể xuyên quốc gia hoặc trong phạm vi quôc gia.

Qua biên giới.

Nguồn lợi nhuận

Thông qua bóc lột người bị buôn bán.

Qua việc thu được lợi nhuận tài chính hoặc vật chất nhờ tạo điều kiện cho người khác nhập cư trái phép vào hoặc ở lại một Quốc gia khác.

Trong thực tế, có thể khó để phân biệt giữa buôn bán người và đưa người di cư trái phép. Ví dụ, một người bị buôn bán có thể bắt đầu chuyến đi như người di cư được đưa trái phép. Họ có thể có hợp đồng với một cá nhân hoặc một nhóm người để giúp đỡ trong việc đi lại trái phép của mình đổi lấy một khoản thanh toán tài chính. Tuy nhiên, người di cư được đưa trái phép sau đó có thể bị ép buộc (thông qua cưỡng bức, đe dọa hoặc lừa đảo) vào tình trạng lệ thuộc vì nợ nần do việc phải trả “chi phí” (tài chính hoặc những thứ khác) mà họ bị coi là nợ hoặc rơi vào tình trạng lao động cưỡng bức bởi tình cảnh bất hợp pháp của họ tại nước đến. Do vậy, người di cư bị đưa trái phép có thể trở thành nạn nhân của buôn bán người.

Gợi ý: Tách biệt tội phạm đưa người di cư trái phép và buôn bán người Việc các quốc gia có được những tội phạm riêng biệt đối với đưa người di cư trái phép và buôn bán người là cực kỳ cần thiết. Điều này là quan trọng vì hai tội phạm này có những yếu tố khác biệt cần phải cân nhắc khi điều tra tội phạm, xác định nạn nhân của buôn bán người hoặc những vi phạm nhân quyền khác, và khi truy tố bọn tội phạm. Các tội phạm riêng biệt đặc biệt quan trọng khi liên quan tới hợp tác quốc tế (tương trợ tư pháp và dẫn độ) nhằm giúp các nước tìm kiếm bằng chứng hay kẻ tình nghi/tội phạm có mặt tại nước khác liên quan đến các loại tội phạm cụ thể đó (xem Phần 2).

5. Thẩm quyền pháp lý – bao gồm cả thẩm quyền pháp lý ngoài lãnh thổ

 Điều 15 Công ước về Tội phạm có Tổ chức quy định thẩm quyền xét xử (hoặc thẩm quyền pháp lý) mà các Quốc gia có thể áp đặt với các loại tội phạm nêu trong Công ước và Nghị định thư về Buôn bán người. Theo Công ước về Tội phạm có Tổ chức, các Quốc gia bắt buộc phải thi hành thẩm quyền pháp lý lãnh thổ đối với những vi phạm được thiết lập theo Nghị định thư về Buôn bán người. Nguyên tắc của thẩm quyền pháp lý lãnh thổ quy định các Quốc gia có thể soạn thảo và thi hành các bộ luật khi hành vi phạm tội xẩy ra trong vùng lãnh thổ địa lý của Quốc gia. Thẩm quyền pháp lý lãnh thổ cũng mở rộng đối với tàu thuyền mang cờ của Quốc gia hoặc đối với máy bay đăng ký theo luật Quốc gia. Tuy nhiên, thẩm quyền pháp lý lãnh thổ thường là chưa đủ. Để các Quốc gia đấu tranh hiệu quả với buôn bán người, họ cần xem xét nhằm đảm bảo họ có thẩm quyền pháp lý ngoài lãnh thổ đối với các hành vi buôn bán người. Đó là khi mà thẩm quyền pháp lý của một Quốc gia được mở rộng ra bên ngoài biên giới Quốc gia đó. Nếu không như vậy, các nhóm tội phạm có tổ chức có thể lợi dụng các chỗ trống pháp luật giữa các Quốc gia khác nhau nhằm thoát khỏi việc bị truy tố. Nhằm đảm bảo hiệu quả tối đa của luật pháp đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, các Quốc gia có thể thiết lập thẩm quyền pháp lý ngoài lãnh thổ khi một hành vi vi phạm được thực hiện:

– Chống lại công dân của Quốc gia đó – Điều 15(2)(a);

– Bởi một công dân của Quốc gia đó hoặc một người không có quốc tịch thường xuyên cư trú tại Quốc gia đó – Điều 15(2)(b);

– Bên ngoài lãnh thổ của một Quốc gia với ý định thực hiện một tội nghiêm trọng trong phạm vi lãnh thổ của Quốc gia đó – Điều 15(2)(c).

Theo Công ước về Tội phạm có Tổ chức (Điều 15), một Quốc gia phải thiết lập thẩm quyền pháp lý nếu kẻ phạm tội là công dân của mình và có mặt tại lãnh thổ của mình, nhưng Quốc gia từ chối dẫn độ (trao trả) kẻ phạm tội cho quốc gia khác để đối mặt với các cáo buộc vì kẻ đó là công dân của mình. Nghĩa vụ của các Quốc gia trong việc thiết lập thẩm quyền pháp lý được áp dụng bất kể hành vi phạm tội xảy ra ở đâu. Công ước cũng quy định rằng một Quốc gia có thể thiết lập thẩm quyền pháp lý ở nơi mà kẻ phạm tội có mặt trong lãnh thổ của mình và Quốc gia từ chối dẫn độ kẻ phạm tội đó vì bất kỳ lý do nào khác (tức là không dựa trên cơ sở quốc tịch).

Những điều khoản về thẩm quyền pháp lý ngoài lãnh thổ này khuyến khích (nhưng không bắt buộc) một Quốc gia thực hiện hành động chống lại công dân của mình khi họ phạm tội buôn bán người tại quốc gia khác. Các điều khoản cũng cho phép một Quốc gia được thi hành thẩm quyền pháp lý đối với những người hoạt động bên ngoài lãnh thổ của mình và buôn bán người vào lãnh thổ của mình.