1. Hợp tác trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp

Tại các quốc gia có nền kinh tế phát triền, phong trào tập trung tư bản đã có từ thế kỷ 19 tại Hoa Kỳ và từ các thập niên 60 tại châu Âu. Sự tập trung này được thực hiện bằng cách hợp nhất hay sáp nhập các công ty trong lĩnh vực chủ lực của nền kinh tế như sản xuất ô tô, vận chuyển hàng không, hoạt động tín dụng, bảo hiểm… Với chính sách toàn cầu hoá hiện nay sự tập trung lại càng mạnh hơn và vượt khỏi biên giới của các quốc gia.

Việc tập trung nếu có mang lại các hiệu quả kinh tế lớn lao thì cũng có mặt trái của nó; đó là lý do tại sao trên thê’ giới có nhiều phong trào chống lại việc toàn cầu hoá. Trước hết do sự tập trung các công ty, con số công ăn việc làm sẽ giảm đi và hậu quả là nạn thất nghiệp gia tăng. Mặt khác quyền lợi của các công ty nhỏ sẽ bị đe doạ, nguyên tắc tự do cạnh tranh sẽ bị xâm phạm; ngay cả quyền lực của quốc gia đôi khi cũng bị thử thách.

Tại Việt Nam do nền kinh tế còn đang trong giai đoạn phát triển, hoạt động kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa còn non yếu cho nên chưa thấy có hiện tượng tập trung tư bản. Sự kết hợp giữa các công ty với nhau chủ yếu là các quan hệ hợp đồng nhằm giúp đỡ nhau về kỹ thuật hay tài chính. Đôi khi cũng có trường hợp tách, nhập công ty nhưng đó chỉ là giải pháp để thay đổi cung cách quản lý hay cải thiện hoạt động kinh doanh.

Sự kết hợp giữa các công ty sẽ được xem xét dưới đây tùy theo biện pháp được sử dụng để kết hợp. Chúng ta phân biệt:

– Các liên hệ hợp đồng với nội dung và thời hạn khác nhau;

– Các liên hệ tài chính cho phép thành lập các tập đoàn trong đó có công ty mẹ và các công ty con;

– Các liên hệ về cơ cấu thể hiện bằng việc hợp nhất, sáp nhập công ty hay chia tách công ty.

2. Các liên hệ hợp đồng giữa những doanh nghiệp khác nhau

Sự kết hợp giữa các công ty có thể được thực hiện trên cơ sở luật hợp đồng trong những trường hợp Luật Doanh nghiệp không quy định. Hai hay nhiều doanh nghiệp có thể ký kết với nhau để thực hiện một công việc nhát định.

Việc sử dụng kỹ thuật hợp đồng có nhiều thuận lợi: không những có thể kết hợp các công ty cùng loại với nhau mà còn có thể thiết lập quan hệ giữa các công ty không cùng loại (Công ty cổ phần với Công ty TNHH) hoặc giữa công ty và DNTN. Nguyên tắc tự do hợp đồng cho phép các bên tổ chức sự hợp tác giữa họ vổi nhau tùy theo nhu cầu và dưới một hình thức thích hợp nhất (hợp đồng ủy quyền, thuê mướn, mua bán…) các bên có thể tùy ý ấn định thời hạn của sự hợp tác, phạm vi của sự hợp tác (cho một công việc nhât định hay cho một sô công việc). Các bên ký kết vẫn duy trì sự độc lập của mình, đó nhiều khi là điều kiện cốt yếu cho sự hợp tác; sự hợp tác này có thể chấm dứt bất cứ lúc nào, nhưng nếu giữa hai bên có sự phát triển tốt đẹp thì họ có thể tiến tới một sự kết hợp lâu bền hơn bằng cách tách hay nhập doanh nghiệp.

2.1. Sự kết hợp ngắn hạn giữa các doanh nghiệp

Khi nhiều doanh nghiệp được giao cho thực hiện một công trình (xây dựng cầu, đường…) thường họ ký kết với nhau một bản hợp đồng để phân chia công việc hoặc phân chia rủi ro. Việc kết hợp này còn tạo thêm sức mạnh kinh tế cho họ mà không làm mất quyền tự chủ của họ. Đôi khi một doanh nghiệp trong số họ được chỉ định đại diện cho nhóm để thực hiện các giao dịch liên hệ đến công trình, nhất là với bên chủ đầu tư.

Quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi thành viên trong nhóm được quy định trong bản hợp đồng. Khó khăn có thể xảy ra khi một chủ nỢ của một thành viên chủ trương rằng trên thực tế đã có một công ty thực tại được thành lập do đó họ có quyền kiện bất cứ thành viên nào có tư lực vì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới và không giới hạn về nợ của nhóm. Tuy nhiên, quan điểm này khó có thể được chấp nhận vì sự kết hợp giữa các doanh nghiệp trọng trường hợp này không tạo ra một công ty nào cả; ngoại trừ có quy định khác trong hợp đồng hợp tác, mỗi thành viên của nhóm chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nỢ của riêng mình.

2.2. Thoả hiệp hợp tác

Đó là hỢp đồng theo đó hai hay nhiều công ty thoả thuận liên kết với nhàu trên một vị thế bình đẳng, trong một sô’ lĩnh vực thuộc hoạt động kinh doanh của họ. Các doanh nghiệp này có thể chung nhau các phương tiện khảo cứu; cùng nhau nghiên cứu các sản phẩm mơi trong công nghiệp, dược liệu; cùng nhau tổ chức các mạng lưới phân phối để khai thác thị trường…

Trên bình diện quốc tế, sự kết hợp giữa các doanh nghiệp rất thông dụng dưới tên gọi là công ty liên doanh.

2.3. Thoả hiệp thầu lại

Đó là hợp đồng theo đó một nhà sản xuất lớn giao lại cho các doanh nghiệp nhỏ một vài công đoạn hay bộ phận trong quy trình sản xuất. Các doanh nghiệp này hoạt động như các vệ tinh trong nước hoặc ở nước ngoài của nhà sản xuất chính.

Trên lý thuyết các doanh nghiệp vệ tinh hoàn toàn tự chủ, nhưng trên thực tế họ phải tuân thủ các chỉ thị của nhà sản xuất về sô’ lượng, chất lượng và giá cả, tất cả những vấn đề này được xác định trong hợp đồng thầu lại.

2.4. Thuê quản lý

HỢp đồng thuê – quản lý là hợp đồng theo đó một công ty giao cho một công ty khác quản lý doanh nghiệp của mình và công ty được quản lý phải tự chịu trách nhiệm về các rủi ro trong việc kinh doanh. Không nên lầm lẫn hợp đồng này với hợp đồng quản lý doanh nghiệp thường được áp dụng trong kỹ nghệ khách sạn dưới tên “hợp đồng quản lý”: công ty chủ sở hữu một khách sạn giao cho một tổ chức chuyên nghiệp có danh tiếng quản lý về việc kinh doanh khách sạn. Nhưng công ty chủ sở hữu vẫn phải chịu rủi ro của việc kinh doanh.

Đối với hợp đồng thuê – quản lý, công ty quản lý giữ vai trò của một người thuê, các quy tắc pháp lý của hợp đồng thuê tài sản được áp dụng ở đây. về phương diện tài chính, công ty này không cần có nhiều vốn lúc khởi đầu, nhưng nếu không có tài sản thì khó có thể được ngân hàng cho vay.

Giải pháp cho thuê – quản lý có thể là một biện pháp mềm dẻo để tập trung công ty: thay vì dùng biện pháp sáp nhập người ta có thể thành lập một công ty để thuê quản lý các doanh nghiệp muốn hợp nhất. Chủ sở hữu các doanh nghiệp cho thuê sẽ nhận được một khoản thu nhập do công ty thuệ – quản lý trả. Nếu giải pháp này đem lại kết quả tốt thì có thể tiến tới việc hợp nhất. Nếu không việc thuê – quản lý có thể chấm dứt bất cứ lúc nào.

3. Quy định về Hợp đồng hợp tác kinh doanh

3.1. Khái niệm về hợp đồng hợp tác kinh doanh

Khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì còn được hiểu đơn giản là hợp đồng ký kết giữa nhà đầu tư với mục đích hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, sản phẩm mà không cần phải thành lập tổ chức kinh tế. Hoạt động này có thể được kiểm soát bởi các bên góp vốn theo thỏa thuận liên doanh hay kiểm soát bởi một số bên tham gia.

Hoạt động kinh doanh của BCC sẽ do một bên thực hiện hoặc cả 2 bên cùng thực hiện. Chính vì thế, nó phải phù hợp với chức năng kinh doanh của một trong hai bên hoặc cả 2 bên. Mô hình hợp đồng hợp tác kinh doanh đang dần trở nên phổ biến, giúp các bên có thể chia tay trong “bình yên” và thỏa mãn được tiêu chí hợp tác ngắn hạn với những dự án hành hành không cần pháp nhân.

3.2. Phân loại hợp đồng hợp tác kinh doanh

– Dựa theo pháp luật về kế toán

+ BCC theo hình thức tài sản đồng kiểm soát: Tài sản đồng kiểm soát bởi các bên tham gia liên doanh chính là tài sản được các bên tham gia liên doanh mua, xây dựng và sử dụng với mục đích mang lại giá trị cho các bên tham gia liên doanh theo quy định của hợp đồng liên doanh. Các bên tham gia liên doanh sẽ được ghi nhận phần giá trị tài sản đồng kiểm soát mà mình được hưởng, và là tải sản trên Báo cáo tài chính của mình.

+ BCC dưới hình thức là hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát: Là hoạt động liên doanh không thành lập cơ sở kinh doanh mới. Các bên liên doanh có nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi theo thỏa thuận bên trong hợp đồng. Hoạt động của hợp đồng liên doanh sẽ được các bên góp vốn thực hiện với các hoạt động kinh doanh thông thường của từng bên

– Dự theo phân chia lợi nhuận

+ BCC theo hình thức chia doanh thu, sản phẩm trước thuế

+ BCC theo hình thức chia lợi nhuận sau thuế.

4. Đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác có nhiều bên tham gia, chủ thể làm một công việc hoặc kinh doanh, sản xuất. Vì đối tượng của hợp đồng hợp tác là các cam kết mà các bên đã thỏa thuận nên về bản chất hợp đồng hợp tác kinh doanh mang tính ưng thuận. Thế nhưng, theo pháp luật quy định thì hợp đồng BCC phải lập thành văn bản, làm cơ sở pháp lý để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Vậy nên, khi các bên ký kết hợp đồng thì hợp đồng có hiệu lực pháp luật và các bên cần phải thực hiện theo đúng các quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Hợp đồng BCC là hợp đồng song vụ, các bên trong hợp đồng đều có quyền và nghĩa vụ với nhau. Quyền và nghĩa của mỗi bên sẽ phát sinh theo thỏa thuận và do pháp luật quy định.

Hợp đồng hợp tác là hợp đồng không có đền bù, nghĩa là sau khi giao kết hợp đồng các bên phải đóng góp tài sản để thực hiện công việc thỏa thuận. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu đem về lợi nhuận thì sẽ chia cho các thành viên theo đúng thỏa thuận, còn thua lỗ thì các bên sẽ phải gánh chịu theo phần đóng góp tài sản của mình.

Bên cạnh đó, hợp đồng BCC còn có đặc điểm là không thành lập một pháp nhân với, các bên tham gia sẽ tồn tại độc lập, không có pháp nhân chung. Nói đơn giản, các bên hoạt động độc lập theo như số vốn đầu tư của mình và tự chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh.

5. Nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng BCC gồm những nội dung chủ yếu sau:

  • Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao nhận hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án.
  • Mục tiêu, phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh
  • Đóng góp của các bên tham gia, phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC.
  • Tiến độ và thời gian thực hiện hợp đồng
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
  • Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng
  • Trách nhiệm nếu vi phạm hợp đồng, hình thức giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra còn có thêm các thỏa thuận, điều khoản khác giữa các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. Dù hợp đồng có ít hơn các nội dung kể trên thì cũng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.