Môi trường như thế nào mới tạo ra sự Sống? Các Nhà khoa học khẳng định : có ( Nước + Không khí + Qui luật tuần hoàn ) gây nên những phản ứng Sinh Hóa đủ để tạo nên những Tế bào sống từ dạng Đơn Bào sau hàng tỉ năm biến động và tiến hóa để đến như ngày nay.

Để phục vụ cho mục đích của bài viết này, ở đây tôi nhấn mạnh: Môi trường đó, để tiếp tục sản sinh và duy trì sự Sống cần (tôi tạm gọi tắt bằng E): (Cân bằng Sinh thái + Qui luật tuần hoàn không bị phá vỡ + Phản ứng Sinh Hóa tương tác các Loài với Môi trường) -> Đi đến sự Sống tiến hóa.

Thế giới các Loài Sinh vật tự nó tuân thủ tuyệt đối các qui luật và đòi hỏi của Môi trường sống nên dường như không có vấn đề gì, mà tiếp tục trường tồn, nếu không có cú đâm rủi ro của các Thiên thể vào Trái đất. Nhưng ngay cả khi có điều đó như đã từng xảy ra thì sự Sống nhờ (E) vẫn tái lập được ở một điều kiện mới, với trình độ mới…Dần dần Môi trường và sự Sống đi đến sự phân Loài / phân vùng / phân cấp rất rõ ràng: Môi trường nào Sinh vật ấy và đều phải có cái Lý tồn tại của nó đối với Môi trường Sống, và chỉ có thể tồn tại nếu Môi trường Sống chấp nhận cái Lý ấy. Với cách tổ chức sự Sống và xử sự của mỗi Loài rất khác nhau, dường như nói lên trình độ sống – hay là Đẳng cấp Loài của chúng.
Ví như: Cá Kình không thể sống ở sông Tô Lịch, mà phải ở Biển Đông. Rừng cỏ Tranh mênh mông mới là nơi sinh sống của Hổ Báo. Đại ngàn và những đỉnh núi cao mới là nơi của Chim Ưng, Đại bàng. Chim Sẻ thì làm tổ con con trên cây Hồng cây Mít. Con Trăn cuốn mình trên cây cổ thụ, con rắn ươn mình dưới đám cỏ… Đẳng cấp Loài là ở môi trường sống của nó.

Và như Hổ Báo ăn thịt phải săn mồi bằng sức mạnh dũng mãnh, khẳng định chủ quyền trên đồng cỏ. Trâu Bò ăn cỏ, nay đây mai đó theo mùa đến chỗ nào có cỏ xanh, vì thế cần to khỏe, nhưng lối sống hiền hòa, xê dịch…Và người ta biết tại sao Hổ Báo cần đôi hàm và răng nanh khỏe mạnh, nhưng phải mãi tự hỏi cái đôi sừng của Trâu Bò thực ra để làm gì khi chứng kiến một con Hổ khiến cả bầy đàn Trâu Bò phải tán loạn. Đẳng cấp Loài là ở cách tồn tại và tranh đấu của nó.

Thấy như trong xã hội, ngoài yếu tố sinh học thì Môi trường sống còn mang tính xã hội (tôi tạm gọi là S ) – nơi con người đang sinh sống trong cộng đồng của họ ( ý thức + Tâm lí + Tinh thần ). Điều đó đã làm nên những phong cách sống hết sức phong phú và phức tạp ( thêm và ngoài các qui luật của Thiên nhiên ). Có những cách sống, tổ chức cộng đồng giống như Loài Ong, Loài Chuột, Loài Hổ Báo…Có Người phẩm chất phong cách sống như Chim Ưng, Đại Bàng, có kẻ như Loài Dơi, Loài rắn… Nhưng điều quan trọng nhất chưa phải là sự phân Loài / phân cấp của Loài Người giống như Sinh vật, mà đáng bàn hơn là với cách thức giống như Sinh Vật ấy, nhưng mang đặc điểm của xã hội Loài người, mỗi cộng đồng đang có cách tổ chức Sống của mình dù ít nhiều đã làm phát triển hay tổn hại đến (E) từ trình độ văn minh sống của Cộng đồng đó (Trình độ sống văn minh – một khái niệm chỉ gán với cách sống của Loài người)

Những qui luật Xã hội (cộng xen vào các qui luật của Tự nhiên), những lợi ích quốc gia khác nhau, ở mức độ nào đó, thực sự dù có làm nền văn minh phát triển, nhưng đã hủy hoại môi trường sống, làm (E) bị phá vỡ từng đoạn, từng mảng. Nhân loại đã nhận ra rõ ràng nguy cơ ấy mà tìm cách khắc phục. Nhưng vấn đề đáng bàn là có những cộng đồng hay nhóm người, mà đẳng cấp Loài của họ còn gây ra sự khó khăn hơn nữa cho bức tranh chung mà còn làm chính xã hội của họ lún sâu hơn vào lụn bại vì phương cách sống, tổ chức sống thấp kém. Nếu Loài Chuột phá hoại, không phải băn khoăn, cần phải hủy diệt, thì có cộng đồng mà đẳng cấp Loài của họ có cách sống tồi tệ hơn Chuột, khiến xã hội rối trí vì không thể đặt vấn đề hủy diệt được

Vì vậy, tôi xin đưa ra Ba khái niệm

1. Hằng số Sinh học: Là năng lực sinh học của một Loài được qui định bởi Tính Trồi cao nhất có thể có đc trong cấu trúc Gen của nó, được tạo ra và định hình trong một phạm vi thời gian rất dài của lịch sử tiến hóa của Giống Loài đó. Ví dụ : Chuột thì có thế nào cũng không trở thành Mèo được

2. Hằng số Cộng đồng: khí chất của một Cộng đồng ( đồng nhất về chủng tộc hoặc về tập tính ) là Tính Trồi làm nên năng lực của Cộng đồng đó, chỉ có thể đạt được đỉnh văn minh cao nhất được qui định bởi tố chất văn hóa Cộng đồng của chính nó ( gọi là Gen Cộng đồng ), đã được hình thành và ổn định trong khỏang thời gian khá dài trong lịch sử của nó. Ví dụ : có những Cộng đồng bao nhiêu nghìn năm vẫn mang tính Bộ tộc đánh nhau và phá phách…

3. Tính Trồi của Gen: Là tốt khi tìm cách thích nghi và góp phần cải tạo môi trường sống rộng lớn để (E)+ (S) tốt hơn, bản thân ưu việt hơn mà tiến hóa ( phát triển cao hơn mặt bằng chung các Loài )- bởi vậy đẳng cấp Loài cao. Là xấu khi hướng tới bảo thủ, tìm cách bảo tồn ( trong yếm thế ) những đặc tính sống của riêng mình trong không gian sống khép kín, vì thế mà thoái hóa, kí sinh hay làm (E)+ (S) thêm hư hại – bởi vậy đẳng cấp Loài thấp

Có thể đề cập đến cách sửa Gen hay tạo nên đột biến, cấy ghép Gen tốt vào chuỗi Gen nào đó của Loài đẳng cấp thấp – như Công nghệ – đã có thể đối với các sinh vật. Nhưng với Cộng đồng đẳng cấp thấp ( đặc biệt là hằng số sinh học và cả hằng số Cộng đồng cùng rất thấp ) với bao nhiêu các yếu tố xã hội, các rào cản văn hóa, tâm lí cộng đồng thì tính sao đây ? Chúng ta thấy cách tốt nhất là tạo cơ hội cho những Cộng đồng đó hội nhập vào môi trường sống văn minh cao với sự áp đặt khuôn khổ của ( Công nghệ + Quản lí + Tổ chức xã hội ) với trình độ cao và để các qui luật ( Thị trường + Qui luật chọn lọc về Giá trị + Qui luật trả giá cho sự sống còn ) tác động vào một cách nghiêm khắc…khiến những thứ hư hỏng, có hại và không văn minh phải bị đào thải mạnh mẽ.

Quay về (E) nói trên, đảm bảo có chỗ cho mọi Loài Sinh vật và mọi Loài Sinh vật phải chứng minh được cái Lý tồn tại sinh học tích cực của nó với (E). Với (E) + (S) cũng thế với các Cộng đồng, phải chứng minh được lý do tồn tại văn minh của mình nếu không sẽ phải bị ý chí của xã hội văn minh đào thải

Cuối cùng, tôi trình bày văn tắt Tổng thức Luận của bài viết này như sau (trên cơ sở xem môi trường sống: (E) + (S) tác động tích cực nên đẳng cấp Loài của các Cộng đồng) :

• Atmosphere ( Khí quyển ) -> Thanh Sạch
• Ecosphere ( Sinh quyển ) -> Cân bằng
• Phychosphere ( Tâm quyển ) -> Minh sáng
• Sociosphere ( Xã quyển ) -> Chính chuẩn
• Noosphere ( Trí quyển ) -> Thức hành

Nguyễn Tất Thịnh – Giảng viên Học viện Hành chính quốc gia

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

———————————————————————-

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

3.Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5.Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;