Không phải là cấp xét xử thứ 3

Mặc dù các quy định của pháp luật tố tụng hình sự đã xác định cơ chế 2 cấp xét xử vừa bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, vừa là điều kiện để Tòa án cấp trên trực tiếp khắc phục những sai sót có thể có của Tòa án cấp sơ thẩm. Song trên thực tế cơ chế này cũng chưa bảo đảm chắc chắn mọi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp hoàn toàn đúng . Và khi phát hiện sai lầm, hoặc tình tiết mới thì các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án sẽ được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Như vậy, giám đốc thẩm và tái thẩm được hiểu không phải là một cấp xét xử mà là một thủ tục đặc biệt, không phải là cấp xét xử thứ 3. Do đó, bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực được xem xét lại trên cơ sở có kháng nghị của người thẩm quyền khi phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án hoặc phát hiện các tình tiết, chứng cứ mới mà các tình tiết, chứng cứ mới này chưa được xem xét và đánh giá ở trong các giai đoạn xét xử trước. Tuy nhiên, liên quan đến giám đốc thẩm, tái thẩm còn nhiều vấn đề nảy sinh từ thẩm quyền giám đốc thẩm, số lượng các bản án, quyết định được xem xét theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm đến quá trình xem xét các bản án, quyết định theo trình tự này.

Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Luật sư Phạm Hồng Hải cho rằng, để xem xét bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự tái thẩm được đúng đắn, cần thiết phải điều tra, xác minh và thẩm định các tình tiết mới được phát hiện và theo Điều 293 Bộ luật Tố tụng Hình sự thì chỉ có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp mới có thẩm quyền kháng nghị theo trình tự tái thẩm.

Sửa đổi bộ luật tố tụng dân sự để giám đốc thẩm, tái thẩm bảo đảm tính khách quan nhất

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:  1900.0191

Hiện nay khi xét xử giám đốc thẩm hồ sơ thường được giao cho một thẩm phán hoặc một cán bộ ở bộ phận giám đốc thẩm nghiên cứu. Những người này sẽ nghiên cứu hồ sơ vụ án cần giám đốc thẩm, cuối cùng ra báo cáo cho Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) hoặc đưa ra TA cấp tỉnh để xem xét. Điều đáng nói là ý kiến của họ dường như được chấp nhận, biểu quyết, nhất là nếu như vụ án đó do chính Chánh án TANDTC kháng nghị. Chính vì thế dù Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có rất nhiều thành viên nhưng với cách làm này thì vẫn có biểu hiện vi phạm nguyên tắc xét xử tập thể. Ngoài ra, việc pháp luật quy định Chánh án có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, sau đó lại chính những người này ngồi chủ toạ phiên toà xem xét kháng nghị của chính mình sẽ không bảo đảm được tính khách quan của vụ án.

Khác với thủ tục giám đốc thẩm, quyền kháng nghị tái thẩm chỉ được giao cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu trở lên. Sự khác biệt này quy định cần phải tiến hành xác minh có hay không có tình tiết mới và giá trị pháp lý của các tình tiết này. Đồng thời việc xác minh tình tiết mới theo quy định của pháp luật chỉ được thực hiện bởi Kiểm sát viên hoặc Kiểm tra viên của Viện Kiểm sát. Thực tế, việc xác minh lại tình tiết vụ án đã có bản án, quyết định có hiệu lực là không hề đơn giản, nhất là trong điều kiện kinh phí dành cho ngành tư pháp còn eo hẹp như hiện nay.

Tiến trình nào cho cải cách tư pháp?

Theo báo cáo của TANDTC năm 2007 tỷ lệ vụ án hình sự bị Quyết định giám đốc thẩm huỷ là 201/55.299; năm  2008 tỷ lệ vụ án hình sự bị Quyết định giám đốc thẩm huỷ là 257/58.499 (tỷ lệ 0,43%); năm 2009 có 239/60.433 (tỷ lệ 0,39 %) như vậy tỷ lệ vụ án hình sự bị Quyết định giám đốc thẩm huỷ có dấu hiệu tăng, đây là vấn đề được nhiều ĐBQH đặt ra cho ngành Tòa án nói riêng, ngành tư pháp nói chung song hình như đến nay tình hình này vẫn chưa được cải thiện .

Từ những quy định liên quan tới giám đốc thẩm, tái thẩm tại các Điều 275 và Điều 293 Bộ luật Tố tụng hình sự  có một số vấn đề cần phải xem xét lại như: phạm vi những người có quyền kháng nghị giám đốc thẩm rộng hơn phạm vị người có quyền kháng nghị tái thẩm; người có quyền kháng nghị tái thẩm có quyền kháng nghị giám đốc thẩm nhưng Chánh án Tòa án các cấp không có quyền kháng nghị tái thẩm; bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án các cấp đều có thể bị kháng nghị và xem xét lại theo trình tư giám đốc thẩm hoặc tái thẩm trừ Quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Hơn nữa, theo quy định của pháp luật, Hội đồng thẩm phán TANDTC là cấp có thẩm quyến xét xử cao nhất. Từ đó, cho thấy cần sửa đổi các quy định của pháp luật để nâng cao trách nhiệm của các thành viên khi tham gia xem xét các vụ án giám đốc thẩm, tái thẩm.

Bên cạnh đó, những vụ án có kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thường rất phức tạp, để bảo đảm quyền lợi của người bị kết án về quyền bào chữa thì phải mời họ đến, nghe lời khai mới, không chỉ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm theo bút lục hay báo cáo của chuyên gia; đồng thời phải bảo đảm cho Luật sư của LVN Group, người đại diện hợp pháp của họ tham gia quá trình xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

Theo Phó chánh toà, Toà phúc thẩm, TANDTC Vũ Thế Đoàn, để TANDTC trở thành cơ quan xét xử cao nhất bảo đảm việc áp dụng pháp luật đúng đắn và thống nhất về mặt luật pháp cần tổ chức lại cấp giám đốc việc xét xử là Uỷ ban thẩm phán. Uỷ ban Thẩm phán TANDTC nên có các thành viên như Hội đồng thẩm phán TANDTC hiện nay. Còn Hội đồng Thẩm phán TANDTC là Hội đồng toàn thể các Thẩm phán TANDTC để bảo đảm cho việc ra các phán quyết là chính xác, không có sai lầm. Trong trường hợp giả thiết nếu có sai lầm, để giải quyết khắc phục sai lầm nếu có đủ căn cứ khách quan xác định là quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC có sai lầm thì QH nên thành lập một Uỷ ban để điều tra xem xét lại một vụ án cụ thể nào đó. Qua điều tra, xem xét lại nếu thực sự có sai lầm thì Uỷ ban cũng sẽ quyết định bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại theo quy định của Luật bồi thường Nhà nước.

SOURCE: BÁO NGƯỜI ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN – PHÙNG HƯƠNG

Trích dẫn từ: http://daibieunhandan.vn

————————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

2. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

3. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

4. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5.Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;