1. Mở đầu vấn đề
Hiện nay, ngày nay càng khó khăn khi phải phân tách riêng biệt những thành tố trong nước và quốc tế của các vấn đề chính sách. Với nhiều vấn đề trong lịch trình của các hiệp định quốc tế hay diễn đàn quốc tế, kết quả thường dự báo việc tranh cãi chính trị trong nước. Chính vì thế cũng không ngạc nhiên khi các nhà hoạch định chính sách quốc gia thường cố gây ảnh hưởng đến quá trình tạo ra quyết định trên lĩnh vục quốc tế. Ngược lại, điều này luôn luôn có liên quan đến các cuộc thảo luận quốc tế, nó sẽ ngày càng bị ảnh hưởng bởi môi trường chính trị trong nước tại các Quốc gia Thành viên.
2. Sự tác động của chính trị trong nước với Hiệp định
Các nhà hoạch định chính sách trong nước thực tế có thể tác động thế nào tới những quyết định và thảo luận quốc tế cũng biến động từ nước này đến nước khác, tuỳ thuộc vào hệ thống chính trị và văn hóa. Tại một số nước, bản thân họ chỉ có thể thông báo về “sản phẩm” cuối cùng, trong khi ở những nước khác, ảnh hưởng có thể phát sinh tại nhiều giai đoạn khác nhau (đàm phán, chấp nhận/phê chuẩn, thực hiện). Những con đường để truyền đạt quan điểm công luận quốc gia ở mỗi nước cũng khác nhau: tại đa số quốc gia, quốc hội là một kênh thông tin chính thức truyền thống, nhưng nhiều cách trực tiếp hơn (vận động hành lang, báo chí, điều tra dư luận) đang trở nên quan trọng. Một số quốc gia thậm chí còn đã thiết lập một cơ chế tham vấn chính thức và bán chính thức về các vấn đề quốc tế, trong đó gồm cả các lợi ích quan trọng trong nước.
Tác động chung của những ảnh hưởng trong nước đến các cuộc đàm phán và hiệp định quốc tế rõ ràng phụ thuộc vào một “tay chơi” quốc tế lớn như Hoa Kỳ hay nhỏ tham gia.
3. Những tác động
Mặc dù như đã nói ở mục 2, tầm quan trọng của một nước liên quan như thế nào, những tác động đáng kể có thể là:
– Sự tín nhiệm của những người đại diện một quốc gia có thể bị tác động bởi mức độ người đó được xem là có năng lực “bày tỏ” việc thừa nhận một hiệp định hoặc một quyết định quốc tế. Điều đó không chỉ là một vấn đề uy tín cá nhân; nó có thể có tác động thực sự đến kết quả mà một nhà đàm phán có thể giành được. Những hạn chế đối với các nhà đàm phán có thê xuất phát từ hiến phấp của một nước hoặc từ môi trường chính trị.
– Các cuộc đàm phán thường có kết quả có lợi và bền vững cho tất cả các bên tham gia. Do đó, những hạn chế gay gắt mà các nhà đàm phấn phải đối mặt cần được các bên khác xem xét. Tại những tình huống khi đại diện của một nước bị ép buộc đi đến chấp nhận một hiệp định không thoả đáng chống lại lý lẽ đầy đủ của họ cho thấy rằng các kết quả do ép buộc hiếm khi đáp ứng lợi ích của bên “thắng” hoặc bên “thua” trong các cuộc đàm phán.
– Tại những nước bảo đảm cho các nhà hoạch định chính sách trong nước một quyền lực rộng rãi trong việc công nhận hiệp định quốc tế, các thông tin thường xuyên về tiến trình đàm phán là đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, nhu cầu về thông tin cần phải được cân bằng đối với nhu cầu duy trì mức độ bảo mật về các vấn đề nhạy cảm suốt quá trình đàm phán.
– Trong việc công nhận các hiệp định thương mại quốc tế, cần thừa nhận rằng cấc hiệp định mở của thâm nhập thị trường thường đưa lại cho một vài nhà điều hành kinh tế những cơ hội khuyếch trương thương mại trong khi gây sức ép với những người khâc. Việc nhấn mạnh lợi ích toàn thể của một hiệp định đối với đất nước vói tư cách là một tổng thể, đi kèm với các biện phấp chuyển đổi để làm dịu tác động tới những ngành đang đối mặt trước một thách thức mới, thường thể hiện là một giải pháp đối với các vấn đề nan giải này.
4. Đảng phái chính trị và nhà nước
Khi bàn về nhà nước và đảng phái chính trị, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra rằng, các đảng phái chính trị và nhà nước chỉ là sự thể hiện tập trung lập trường, ý chí của giai cấp thống trị về kinh tế. Chỉ có giai cấp nào có sức mạnh về kinh tế mới tổ chức ra được đảng phái và bộ máy nhà nước. Theo đó, nhà nước mang bản chất của giai cấp thống trị về kinh tế. Không có đảng phái, nhà nước nào không mang tính giai cấp. Do cơ sở kinh tế quy định nên những nhà nước nảy sinh từ chế độ tư hữu đều chỉ mang bản chất của một giai cấp mà thôi. Theo đó, trước khi nhà nước vô sản – nhà nước kiểu mới khác với các nhà nước trước đó ra đời, lịch sử đã tồn tại 3 kiểu nhà nước: nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản.
Về thực chất, từ khi chính trị xuất hiện, chưa có chính thể nào tồn tại sự đa nguyên về chính trị. Hình thức nhà nước đã liên tục thay đổi trong mỗi kiểu nhà nước, nhưng điều đó không làm thay đổi bản chất nhà nước. Những chính thể trên thế giới hiện nay dù có đa đảng nhưng thực chất vẫn chỉ là nhất nguyên chính trị. Những đảng phái, phe nhóm được coi là đối lập trong mỗi chính thể ở các nước tư bản hiện nay cũng chỉ là sự đối lập về những sách lược ở những lĩnh vực cụ thể nhất định.
Một số các quốc gia còn tồn tại chính thể quân chủ lập hiến hay quân chủ đại nghị, về thực chất cũng không phải là đa nguyên chính trị. Quân chủ lập hiến là một hình thức tổ chức nhà nước giữ nguyên vai trò của vua hay quốc vương từ thời phong kiến nhưng vị quân vương không nắm thực quyền, mà quyền lực chủ yếu thuộc quốc hội do đảng phái chiếm đa số ghế lãnh đạo; đảng này cũng có quyền tự chấp chính, hoặc liên minh với đảng khác để thành lập Chính phủ. Thủ tướng thường là thuộc đảng chiếm đa số.
Trong chính thể quân chủ lập hiến, nhà vua hay nữ hoàng là nguyên thủ quốc gia, nhưng về quyền lực thì chỉ mang tính chất tượng trưng, đại diện cho truyền thống dòng tộc và sự thống nhất của quốc gia.
Dùng cơ sở kinh tế để luận giải sự ra đời và thực chất của chính trị, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra rằng chính trị phản ánh kinh tế, là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, cốt lõi là chế độ sở hữu. Khảo cứu sự ra đời của nhà nước chiếm hữu nô lệ, phong kiến và nhà nước tư sản, C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ ra rằng chính chế độ tư hữu đã quy định bản chất nhà nước của một giai cấp và quy định tính nhất nguyên của chính trị.
Với các nhà nước mang bản chất của một giai cấp đã làm xuất hiện tình trạng bất công, áp bức bóc lột, tha hóa lao động, phân biệt đối xử… vì các giai tầng còn lại trong xã hội không có điều kiện thực hiện lợi ích của mình, không biểu đạt tư tưởng của mình vì họ không có sở hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Vì vậy, muốn xóa bỏ được tình trạng bất công, áp bức bóc lột, tha hóa lao động, phân biệt đối xử… thì không phải ở việc thay đổi một hình thức nhà nước, một điều luật hoặc giải quyết những lợi ích cụ thể mà phải đi đến xóa bỏ chế độ tư hữu.
Vì lẽ đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời trên cơ sở chế độ công hữu sẽ giải quyết được những hiện tượng xã hội phức tạp nảy sinh từ các chế độ xã hội trước đó. Quyền lực của nhà nước vô sản (sau là nhà nước xã hội chủ nghĩa) không thuộc về một giai cấp mà thuộc về toàn thể nhân dân. Nhà nước vô sản vẫn mang bản chất của giai cấp công nhân, nhưng giai cấp công nhân có sự thống nhất lợi ích cơ bản, có hệ tư tưởng phản ánh ý chí, nguyện vọng của các giai tầng trong xã hội. Sở dĩ nhà nước vô sản (nhà nước xã hội chủ nghĩa) vẫn mang bản chất của giai cấp vô sản (giai cấp công nhân) bởi vì giai cấp vô sản mang bản chất của giai cấp cách mạng, đại diện cho phương thức sản xuất mới, là giai cấp đại diện cho xu thế của tiến bộ xã hội.
5. Môi trường chính trị
Môi trường chính trị (tiếng Anh gọi là: Political environment).
Môi trường chính trị bao gồm: Hệ thống luật pháp, các cơ quan Chính phủ và vai trò của các nhóm áp lực xã hội. Những diễn biến của các yếu tố này ảnh hưởng rất mạnh và cũng rất trực tiếp đến các quyết định marketing của doanh nghiệp.
Môi trường chính trị là tập hợp các yếu tố bao quanh hệ thống, tác động lên hệ thống, xác định xu hướng tồn tại và trạng thái của hệ thống ấy.
Môi trường chính trị trong nước là thuật ngữ nhằm nhấn mạnh đến phạm vi nội bộ quốc gia thường gồm 3 bộ phận hợp thành: chính đảng, nhà nước và tổ chức xã hội. Thành phần quan trọng của MTCT trong nước là hệ thống thể chế chứa đựng các văn bản quy phạm xác định vai trò, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của chính đảng, nhà nước và tổ chức xã hội trong mối quan hệ lẫn nhau giữa 3 bộ phận này. MTCT trong nước hàm chứa cả những tập quán truyền thống, văn hóa chính trị, ý thức công dân… là những yếu tố khó nhận dạng nhưng có vai trò, sức ảnh hưởng không kém phần quan trọng.
Môi trường chính trị quốc tế là thuật ngữ nhằm nhấn mạnh đến các yếu tố phát sinh từ mối quan hệ giữa các quốc gia. Môi trường này đang dần trở nên quan trọng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng trên thế giới. Các yếu tố của Môi trường chính trị quốc tế có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hệ thống chính trị của một quốc gia.
Hoạt động quản lý nhà nước là quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng các phương tiện quản lý nhằm đạt được các mục tiêu quản lý. Hoạt động quản lý của nhà nước thể hiện đặc trưng ở mục tiêu công và cách thức, phương pháp thực hiện dựa vào quyền lực nhà nước.
Việt Nam đang xây dựng thể chế kinh tế thị trường, hàng năm, Quốc hội thường xuyên có nhiệm vụ xây dựng các bộ luật mới, các pháp lệnh, đồng thời xem xét điều chỉnh sửa đổi lại các văn bản pháp luật cũ.
Mặc dù vậy, nền kinh tế của Việt Nam vẫn vận hành trong điều kiện “thiếu luật”.
Trong điều kiện đó, để điều hành nền kinh tế, Chính phủ thường ban hành hàng loạt các văn bản pháp qui như: các quyết định, các qui định, qui chế, thông tư… nhằm thể chế hóa các luật và thay thế cho những bộ luật ở các lĩnh vực hoạt động kinh doanh mà chưa có bộ luật nào điều chỉnh.
Ngoài ra, ngay các bộ, các tỉnh và địa phương cũng có hàng loạt các văn bản dưới luật.
Mặc dù trong mấy năm qua, Chính phủ đã hình thành tổ công tác để xem xét lại toàn bộ những văn bản pháp luật trên, xóa bỏ sự mâu thuẫn, sự chồng chéo giữa chúng, nhưng đánh giá chung về môi trường luật pháp của Việt Nam nhiều chuyên gia, nhiều nhà kinh doanh vẫn cho rằng:
Về điều hành của Chính phủ, nhìn chung, từ khi chuyển sang cơ chế thị trường. Chính phủ đã có nhiều cố gắng trong việc thay đổi nguyên tắc điều hành nền kinh tế – chuyển từ cơ chế can thiệp trực tiếp – sang cơ chế điều hành gián tiếp bằng luật pháp, thông qua tác động tới môi trường kinh doanh.
Nhưng do chưa từ bỏ triệt để tư duy và phương thức quản lí từ thời bao cấp theo cơ chế “xin-cho”, nên chính quyền và cán bộ cấp thực thi vẫn giữ phong cách làm việc “hành là chính” để buộc nhà đầu tư phải “bôi trơn” còn tồn tại phổ biến.
Trong quan hệ với các cơ quan chức năng của Nhà nước, các doanh nghiệp hoặc là rất dễ dàng, nếu “hầu cánh, hợp cạ”, hoặc là rất khó khăn.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.