1. Froment Ellsworth Kast và James E. Rosenzweig (Mỹ)
Froment Ellsworth Kast và James E. Rosenzweig đều là những nhà khoa học về quản lý của Mỹ, giáo sư trường Đại học Washington và là nhân vật tiêu biểu của trường phái lý luận quyền biến trong khoa học quản lý phương Tây.
Theo Bách khoa toàn thư, Franz Rosenzweig sinh ra ở Kassel , Đức trong một gia đình Do Thái thuộc tầng lớp trung lưu, ít quan sát . Ông học lịch sử và triết học tại các trường đại học Göttingen , Munich và Freiburg .
Ông Rosenzweig, dưới ảnh hưởng của người anh họ và bạn thân của mình là Eugen Rosenstock-Huessy , đã cân nhắc việc chuyển đổi sang Cơ đốc giáo . Quyết tâm tiếp nhận đức tin như những Cơ đốc nhân thời đầu, anh quyết tâm sống như một người Do Thái tinh ý trước khi trở thành Cơ đốc nhân. Sau khi tham dự các buổi lễ của Yom Kippur tại một giáo đường Do Thái giáo nhỏ ở Berlin, anh đã trải qua một trải nghiệm thần bí. Kết quả là, anh ta đã trở thành một teshuva baal. Mặc dù anh ấy không bao giờ ghi lại những gì đã xảy ra, anh ấy không bao giờ vui vẻ cải đạo sang Cơ đốc giáo một lần nữa. Năm 1913, ông chuyển sang triết học Do Thái. Những lá thư của ông gửi cho người em họ và người bạn thân của mình là Eugen Rosenstock-Huessy, người mà ông gần như đã theo đạo Cơ đốc, đã được xuất bản với tên gọi Do Thái giáo Bất chấp Cơ đốc giáo. Rosenzweig là học trò của Hermann Cohen, và hai người trở nên thân thiết. Trong khi viết luận án tiến sĩ về Georg Wilhelm Friedrich Hegel, Hegel và Nhà nước, Rosenzweig đã chống lại chủ nghĩa duy tâm và tìm kiếm một triết học không bắt đầu bằng một khái niệm trừu tượng về con người.
Vào những năm 1910, Rosenzweig đã phát hiện ra một bản thảo dường như được viết trên tay của Hegel, mà ông đặt tên là ” Chương trình có hệ thống cũ nhất của Chủ nghĩa duy tâm Đức “. Bản thảo (xuất bản lần đầu năm 1917) có niên đại 1796 và dường như cho thấy ảnh hưởng của FWJ Schelling và Friedrich Hölderlin. Bất chấp những tranh luận ban đầu về quyền tác giả của tài liệu, các học giả hiện nay thường chấp nhận rằng nó được viết bởi Hegel, làm cho khám phá của Rosenzweig có giá trị đối với học thuật Hegel đương thời.
2. Vài nét về trường phái lý luận quyền biến
Trường phái lý luận quyền biến là trường phái xem xét vấn đề theo quan điểm hệ thống.
Quyền biến có nghĩa là tùy cơ ứng biến, không có gì cố định, không có lý luận quản lý và phương pháp quản lý nào là tốt nhất, có thể thích hợp với mọi hoàn cảnh.
Trường phái này thông qua việc nghiên cứu rất nhiều ví dụ và khái quát chúng, quy nạp các xí nghiệp khác nhau thành mấy loại hình cơ bản và tìm cho mỗi loại hình xí nghiệp một mô thức quản lý thích hợp.
3. Vài nét về tác phẩm “Quan điểm hệ thống và quyền biến trong tổ chức và quản lý”
Tác phẩm “Quan điểm hệ thống và quyền biến trong tổ chức và quản lý” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của trường phái lý luận quyền biến nói ở mục (2) trên, xuất bản lần đầu tiên năm 1970, được các nhà khoa học về quản lý rất chú ý, sau đó đã tái bản nhiều lần, có ảnh hưởng rất lớn.
Cuốn sách “Quan điểm hệ thống và quyền biến trong tổ chức và quản lý” này có 24 chương.
Nội dung của “Quan điểm hệ thống và quyền biến trong tổ chức và quản lý” bao gồm: cơ sở của khái niệm, sự phát triển của lý luận tổ chức và quản lý, hoàn cảnh xung quanh, phạm vi và mục tiêư, khoa học, công nghệ và kết cấu, hệ thống tâm lý xã hội, hệ thống quản lý, quan điểm phân tích so sánh và quyền biến, việc đổi mới và tương lai của tổ chức.
4. Đặc trưng chủ yếu của trường phái quản lý hiện đại
Phần này gồm 5 chương. Hai chương đầu nói về bối cảnh của tổ chức, quản lý và quan điểm giá trị trong quản lý.
Từ chương 3 đến chương 5 là lý luận truyền thống về tổ chức và quản lý, cuộc cách mạng và quan niệm hiện đại về khoa học hành vi, khoa học quản lý, quan niệm về hệ thống và quan niệm quyền biến.
Trên cơ sở tổng kết, khái quát toàn bộ cuốn sách, hai tác giả Froment Ellsworth Kast và James E. Rosenzweig đã thông qua việc phân tích các luận thuyết về quản lý và đưa ra những quan điểm cơ bản của trường phái quản lý hệ thống.
5. Bàn về “Đặc trưng chủ yếu của trường phái quản lý hiện đại”
Khi bàn về “Đặc trưng chủ yếu của trường phái quản lý hiện đại” theo Froment Ellsworth Kast và James E. Rosenzweig.
Theo hai tác giả Froment Ellsworth Kast và James E. Rosenzweig cho rằng, trong lịch sử loài người, việc thiết lập một tổ chức và một phương thức quản lý hữu hiệu là một thành tựu lớn.
– Tổ chức là một hệ thống trong đó người ta cùng làm việc hoặc hợp tác với nhau trong quan hệ nương tựa lẫn nhau để tồn tại, mang tính cơ cấu và tính thống nhất.
Hay tổ chức là các hoạt động cần thiết để xác định cơ cấu, guồng máy của hệ thống, xác định những công việc phù hợp với từng nhóm, từng bộ phận và giao phó các bộ phận cho các nhà quản trị hay người chỉ huy với chức năng nhiệm vụ và quyền hạn nhất định để thực hiện nhiệm vụ được giao. Tổ chức thường được hiểu như là tập hợp của nhiều người cùng làm việc vì những mục đích chung trong hình thái cơ cấu ổn định. Việc tổ chức này gọi là tổ chức bộ máy. Hoạt động tổ chức còn là việc bố trí sắp xếp việc thực hiện các công việc trong một cơ cấu tổ chức như: Doanh nghiệp sản xuất (gọi là tổ chức sản xuất), Dự án (gọi là tổ chức thực hiện dự án, trường hợp đặc thù là trong dự án xây dựng gọi là tổ chức xây dựng (tổ chức thi công là một phần của nó) và tổ chức thi công (tức tổ chức thực hiện xây dựng trên công trường).
– Quản lý là một tập hợp những hệ thông con trong một tổ chức hiệp tác, nhằm đạt được sự nhất trí cao nhất giữa tổ chức với môi trường làm việc và giữa các hệ thống con của một tổ chức.
Hay quản lý là việc quản trị của một tổ chức, cho dù đó là một doanh nghiệp, một tổ chức phi lợi nhuận hoặc cơ quan chính phủ. Quản lý bao gồm các hoạt động thiết lập chiến lược của một tổ chức và điều phối các nỗ lực của nhân viên (hoặc tình nguyện viên) để hoàn thành các mục tiêu của mình thông qua việc áp dụng các nguồn lực sẵn có, như tài chính, tự nhiên, công nghệ và nhân lực. Thuật ngữ “quản lý” cũng có thể chỉ những người quản lý một tổ chức.
Quản lý được hiểu là công việc quản trị một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có lợi nhuận hoặc phị lợi nhuận nào đó mà trong đó người quản lý có nhiệm vụ và quyền lợi bảo vệ, sắp xếp hệ thống hoạt động của đơn vị đó. Quản lý cũng được hiểu như là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra.
Quản lý công ty là quá trình tác động liên tục, có tổ chức lên tập thể người lao động trong doanh nghiệp bằng cách sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đưa hiệu quả sản xuất kinh doanh lên cao nhất theo đúng luật định và thông lệ xã hội.
Các nhà khoa học xã hội học nghiên cứu quản lý như một ngành học thuật, điều tra các lĩnh vực như tổ chức xã hội và lãnh đạo tổ chức. Một số người học quản lý tại các trường cao đẳng hoặc đại học. Các bằng cấp chính về quản lý bao gồm Cử nhân Thương mại (B.Com.) Cử nhân Quản trị kinh doanh (BBA.) Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA.) Và, đối với khu vực công, Thạc sĩ Quản trị Công (MPA). Các cá nhân muốn trở thành chuyên gia quản lý hoặc chuyên gia, nhà nghiên cứu quản lý hoặc giáo sư có thể hoàn thành Tiến sĩ Quản lý (DM), Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh (DBA) hoặc Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh hoặc Quản lý.
Cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, sự phổ cập về giáo dục, sự tăng trưởng của tri thức, sự đa dạng của nhân viên và việc tăng cường vai trò của chính phủ, các tổ chức thời hiện đại cũng ngày càng phức tạp. Điều đó đòi hỏi nhà quản lý phải hiểu biết tốt hơn xu thế thay đổi của xung quanh, hiểu rõ hơn hành vi của tổ chức và cá nhân. Nếu chúng ta coi tổ chức là một hệ thống con lệ thuộc vào một môi trường làm việc rộng lớn hơn và bản thân nó là do nhiều hệ thống con hợp thành thì nhà quản lý phải vận dụng quan điểm hệ thống để tìm hiểu tình hình và giải quyết vấn đề.
Như vậy, nếu muốn giữ vững quan điểm hệ thống thì trước hết phải nhấn mạnh vai trò của quan điểm về giá trị. Quan điểm về giá trị là cơ sở chủ yếu để chỉ đạo quyết sách và các hoạt động quản lý khác. Do đặc điểm chủ yếu của xã hội Mỹ là mang tính đa nguyên, tổ chức xí nghiệp là do nhiều quần thể hợp thành và mỗi quần thể đều có yêu cầu nhất định đối với nguồn lực của xí nghiệp. Nhà quản lý phải nghĩ cách thỏa mãn lợi ích của các quần thể và dùng tính đa nguyên của lý luận dương đại để chỉ đạo thực tiễn quản lý. Do tổ chức và hoàn cảnh xung quanh có mối liên hệ mật thiết với nhau nên tổ chức cũng phải mang tính ứng biến. Vì vậy, đối với nhà quản lý, không có phương pháp quản lý nào là cố định, không thay đổi và tốt nhất. Thành công hay thất bại của quản lý phụ thuộc vào mức độ hợp lý của hành động mà nhà quản lý áp dụng trong điều kiện hoàn cảnh thường xuyên vận động. Do đó, tác giả đã kết hợp quan điểm hệ thống với quan điểm quyền biến.
Tác giả Froment Ellsworth Kast và James E. Rosenzweig đã nhắc lại quá trình phát triển của khoa học quản lý kể từ lý luận quản lý một cách khoa học của Taylor đến khoa học hành vi và vạch rõ: “Chúng ta không nên coi sự khác nhau về quan điểm học thuật giữa các trường phái là một điều không lý tưởng”. Sự đa dạng của các quan điểm lý luận chứng tỏ xã hội thường xuyên biến động và diễn biến tư tưởng của xã hội đó ảnh hưởng rất lớn đến lý luận về tổ chức và thực tiễn quản lý. Lý luận quản lý truyền thống, lý luận khoa học hành vi, lý luận quản lý một cách khoa học v.v… không cạnh tranh lẫn nhau mà bổ sung cho nhau. Mỗi phương pháp đều giữ vị trí khác nhau trong việc nghiên cứu tổ chức và có tác dụng đan xen lẫn nhau.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn)