1. Khái quát về Công ước Berne 1886

Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, còn được gọi ngắn gọn là Công ước Berne (Công ước Bơn hay Công ước Béc-nơ), được ký tại Bern (Thụy Sĩ) năm 1886, lần đầu tiên thiết lập và bảo vệ quyền tác giả giữa các quốc gia có chủ quyền. Nó được hình thành sau các nỗ lực vận động của Victor Hugo. Trước khi có công ước Bern, các quốc gia thường từ chối quyền tác giả của các tác phẩm ngoại quốc.

Ví dụ, một tác phẩm xuất bản ở một quốc gia được bảo vệ quyền tác giả tại đó, nhưng lại có thể bị sao chép và xuất bản tự do không cần xin phép tại quốc gia khác.

Các quốc gia tuân thủ công ước Bern công nhận quyền tác giả của các tác phẩm xuất bản tại các quốc gia khác cùng tuân thủ công ước này. Quyền tác giả, theo công ước Berne là tự động: không cần phải đăng ký tác quyền, không cần phải viết trong thông báo tác quyền. Ngoài ra, những quốc gia ký công ước Berne không được đặt ra các thủ tục hành chính sách nhiễu các tác giả trong việc thụ hưởng tác quyền. (Các quốc gia ký công ước Bern vẫn có quyền áp đặt các luật lệ riêng cho các tác giả trong nước họ hoặc từ những nước không ký công ước này).

Công ước Berne cho phép tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng thêm tối thiểu 50 năm sau đó. Tuy nhiên các quốc gia tuân thủ công ước được phép nâng thời hạn hưởng tác quyền dài hơn, như Cộng đồng châu Âu đã làm năm 1993. Hoa Kỳ cũng gia hạn tác quyền, như trong Đạo luật Kéo dài Bản quyền Sonny Bono năm 1998.

Một số nước tuân thủ phiên bản cũ của công ước Bern cho phép tác giả được hưởng suốt đời cộng 70 năm. Thời hạn này có thể giảm đối với một số loại tác phẩm nghệ thuật (như điện ảnh) hoặc đối với các tác phẩm là công trình của một cơ quan thì thời hạn tác quyền là 95 năm sau lần xuất bản đầu tiên.

Ngày 26 tháng 7 năm 2004, chính phủ Việt Nam đã nộp văn kiện gia nhập Công ước Berne. Trong văn kiện này, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố bảo lưu các quy định tại Điều 33(1) của Công ước Berne và áp dụng chế độ ưu đãi dành cho các nước đang phát triển theo Điều II và Điều III của Phụ lục Công ước Berne. Công ước Berne có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 26 tháng 10 năm 2004.

 

2. Tác phẩm được bảo hộ theo Công ước Berne 1886

Tác phẩm được bảo hộ quy định trong công ước bao gồm: Tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được biểu hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào. Các tác phẩm được hưởng sự bảo hộ ở tất cả các nước thành viên của Liên hiệp. Sự bảo hộ này dành cho tác giả và những người thừa kế sở hữu quyền tác giả. 

Theo đó: 

Thuật ngữ “Các tác phẩm văn học và nghệ thuật” bao gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được biểu hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào, chẳng hạn như sách, tập in nhỏ và các bản viết khác, các bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết giáo và các tác phẩm cùng loại; các tác phẩm kịch, hay nhạc kịch, các tác phẩm hoạt cảnh và kịch câm, các bản nhạc có lời hay không lời, các tác phẩm điện ảnh trong đó có các tác phẩm tương đồng được thể hiện bằng một quy trình tương tự quy trình điện ảnh, các tác phẩm đồ họa, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, bản khắc, thạch bản; các tác phẩm nhiếp ảnh trong đó có các tác phẩm tương đồng được thể hiện bằng một quy trình tương tự quy trình nhiếp ảnh; các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, minh họa, địa đồ, đồ án, bản phác họa và các tác phẩm thể hiện không gian ba chiều liên quan đến địa lý, địa hình, kiến trúc hay khoa học.

Tuy nhiên, luật pháp Quốc gia thành viên của Liên hiệp có thẩm quyền quyết định không bảo hộ các tác phẩm nói chung hoặc những thể loại cụ thể nào đó, trừ phi các tác phẩm ấy đã được ấn định bằng một hình thái vật chất.

Các tác phẩm dịch, mô phỏng, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác từ một tác phẩm văn học nghệ thuật đều được bảo hộ như các tác phẩm gốc mà không phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc.

Luật pháp Quốc gia là thành viên Liên hiệp có thẩm quyền, quy định việc bảo hộ đối với các văn bản chính thức của Nhà nước về lập pháp, hành pháp hay tư pháp cũng như các bản dịch chính thức của các văn kiện đó.

Các tuyển tập các tác phẩm văn học nghệ thuật, chẳng hạn như các bộ bách khoa từ điển và các hợp tuyển, nhờ phương pháp chọn lọc và kết cấu tư liệu mà tạo thành một sáng tạo trí tuệ, cũng được bảo hộ như một tác phẩm mà không phương hại đến quyền tác giả của các tác phẩm tạo nên các hợp tuyển này.

Các tác phẩm nói trong Điều 2 này được hưởng sự bảo hộ ở tất cả các nước thành viên của Liên hiệp. Sự bảo hộ này dành cho tác giả và những người sở hữu quyền tác giả.

Luật pháp Quốc gia là thành viên của Liên hiệp có quyền quy định lĩnh vực áp dụng luật đối với các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, thiết kế công nghiệp và các mô hình công nghiệp; quyết định những điều kiện để các tác phẩm này được bảo hộ, miễn là phải phù hợp với Điều 7(4) của Công ước này. Những tác phẩm nào chỉ được bảo hộ như một thiết kế và mô hình công nghiệp ở Quốc gia gốc, thì cũng chỉ được hưởng quyền bảo hộ đặc biệt dành cho loại đó ở một Quốc gia khác trong Liên hiệp. Tuy nhiên, nếu Quốc gia này không có sự bảo hộ đặc biệt nói trên, thì các tác phẩm ấy sẽ được bảo hộ như những tác phẩm nghệ thuật khác.

Việc bảo hộ theo Công ước này không áp dụng cho những tin tức thời sự hay sự kiện, số liệu vụn vặt chỉ mang tính chất thông tin báo chí.

 

3. Sự hạn chế bảo hộ tác phẩm áp dụng với những tác phẩm nào?

Cơ sở pháp lý: Điều 2 bis Công ước Berne năm 1886, theo đó: 

Luật pháp Quốc gia là thành viên của Liên hiệp có thẩm quyền miễn trừ toàn phần hoặc bộ phận sự bảo hộ được quy định tại Điều trên đối với các bài diễn văn chính trị hay những bài phát biểu trong những buổi tranh luận về tư pháp.

Luật pháp Quốc gia là thành viên Liên hiệp cũng có quyền quy định những điều kiện để những bài diễn văn, thuyết trình và những tác phẩm cùng loại đã trình bày trước công chúng, được đăng lên báo, phát thanh, phổ biến đến quần chúng bằng đường dây hay bằng thông tin đại chúng theo Điều 11bis(1) của Công ước này, miễn là sự sử dụng ấy thực sự nhằm mục đích thông tin.

Tuy nhiên, tác giả có quyền làm bộ sưu tập các tác phẩm đã nói ở những khoản vừa nêu trên đây.

Theo đó: Điều 11bis(1) quy định: 

Các tác giả các tác phẩm văn học và nghệ thuật được hưởng quyền độc quyền cho phép:

– Phát sóng hoặc truyền phát tới công chúng các tác phẩm của mình bằng bất cứ phương tiện vô tuyến nào nhằm phổ biến các ký hiệu, âm thanh hay hình ảnh.

– Mọi cuộc truyền phát tới công chúng tác phẩm của mình qua phát sóng hữu tuyến hoặc tái phát sóng do một cơ quan khác với cơ quan phát sóng đầu tiên thực hiện

– Truyền phát tới công chúng tác phẩm của mình bằng loa hay công cụ truyền phát tương tự để truyền ký hiệu, âm thanh hay hình ảnh.

 

4. Điện ảnh và quyền liên quan trong Công ước Berne 1886

Theo Điều 14 của Công ước quy định: Điện ảnh và quyền liên quan: Phóng tác điện ảnh và sao chép; phân phối;  trình diễn công cộng và truyền thông hữu tuyến công cộng tác phẩm đã phóng tác hoặc sao chép; Phóng tác sản phẩm điện ảnh; không cấp giấy phép bắt buộc.

Tác giả các tác phẩm văn học hay nghệ thuật được hưởng toàn quyền uỷ thác quyền:

– Phóng tác và quay phim các tác phẩm của mình và cho phát hành những tác phẩm đã phóng tác hay quay phim đó;

– Trình diễn công cộng và truyền phát tới quần chúng bằng đường dây những tác phẩm đã phóng tác hay quay phim.

Phóng tác dưới bất kỳ hình thức nghệ thuật nào những bộ phim có cốt truyện lấy từ những tác phẩm văn học hay nghệ thuật, tuy không vi phạm sự uỷ thác của các tác giả đã thực hiện bộ phim, nhưng vẫn phải lệ thuộc vào sự cho phép của các tác giả của nguyên tác.

Những quy định ở Điều 13 (1) sẽ không áp dụng ở đây. 

Theo đó: Điều 13 (1) quy định “Mọi Quốc gia thành viên Liên Hiệp có thể quy định quyền bảo lưu của mình và ra điều kiện có liên quan đến quyền tác giả của bản nhạc và quyền tác giả của lời bài hát được tác giả cho phép ghi âm cùng với nhạc. Tuy nhiên, mọi quyền bảo lưu và những điều kiện đó  chỉ được áp dụng ở nước đặt ra quy định như vậy và dù trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được vi phạm quyền tinh thần của tác giả cũng như quyền tác giả được nhận thù lao thích đáng do cơ quan có thẩm quyền ấn định, ngay cả trong trường hợp không có văn bản thoả thuận.”

 

5. Quy định đặc biệt của tác phẩm điện ảnh trong Công ước Berne 1886

Theo Điều 14 (bis) của Công ước Berne 1886 quy định:

Qui định đặc biệt về tác phẩm điện ảnh: Coi như tác phẩm gốc; Quyền sở hữu; hạn chế một số quyền của một số người đóng góp; Một số người đóng góp khác.

Các tác phẩm điện ảnh được bảo hộ như một nguyên tác nếu nó không vi phạm quyền tác giả của các tác phẩm đã dùng để phóng tác hay sao chép. Người sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh được hưởng những quyền giống như tác giả của tác phẩm gốc kể cả quyền đã nói ở Điều khoản trên đây.

– Luật pháp của Quốc gia công bố bảo hộ có thẩm quyền quy định quyền sở hữu đối với các tác phẩm điện ảnh.

– Tuy nhiên, ở những nước thành viên Liên hiệp có Luật pháp quy định là những người sở hữu quyền tác giả đối với một tác phẩm điện ảnh bao gồm cả các tác giả đã góp phần sáng tạo tác phẩm, thì các tác giả đó, nếu đã cam kết tham gia đóng góp như vậy, sẽ không được ngăn cản, (trừ phi có quy định ngược lại hay đặc biệt nào khác), đối với việc sao bản, phát hành, công diễn, phổ biến hữu tuyến, phát sóng hay bất kỳ hình thức công bố nào khác tới công chúng, hoặc việc làm phụ đề, lồng tiếng tác phẩm điện ảnh.

– Hình thức của sự cam kết nói trên trong việc áp dụng khoản b có phải là hợp đồng thành văn bản hoặc một văn bản tương tự hay không, sẽ do Luật pháp của Quốc gia nơi nhà sản xuất phim đặt trụ sở hay thường trú quy định. Tuy nhiên, luật pháp của các Quốc gia thành viên Liên hiệp nơi công bố sự bảo hộ có thẩm quyền quy định là sự cam kết nói trên phải là một hợp đồng thành văn bản hay một văn bản tương tự. Những nước có Luật pháp quy định như vậy phải báo cho Tổng Giám đốc bằng văn bản. Tổng Giám đốc thông báo cho tất cả các nước thành viên Liên Hiệp về văn bản này.

Trừ trường hợp Luật pháp Quốc gia thành viên quy định khác so với những quy định ở khoản 2(b) trên đây, khoản này không áp dụng đối với các tác giả của kịch bản, đối thoại và nhạc phẩm sáng tác cho tác phẩm điện ảnh, và cũng không áp dụng đối với đạo diễn chính. Tuy nhiên, những Quốc gia thành viên Liên hiệp mà Luật pháp không có quy định áp dụng khoản 2(b) nói trên đối với đạo diễn, phải báo cho Tổng Giám đốc bằng một văn bản. Tổng Giám đốc thông báo cho tất cả các nước thành viên Liên hiệp về văn bản này.

 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).