Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, tôi muốn hỏi về tài phán hành chính; Ý nghĩa của nó trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế như thế nào?

Cảm ơn!

Trả lời:

 

1. Khái quát về tài phán hành chính

Giải quyết các tranh chấp hành chính là vấn đề luôn đặt ra cho các nhà nước dù với chế độ chính trị và thiết chế quyền lực khác nhau.

Xét trên khía cạnh dân chủ thì tài phán hành chính là một cơ chế bảo đảm quyền dân chủ bằng cách cho phép ngươi dân có thể chống lại (phản đối) các quyết định hoặc hành vi hành chính của các cơ quan công quyền và công chức đã lạm quyền, vi phạm pháp luật làm thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Từ một khía cạnh khác, thì tài phán hành chính là một công cụ hữu hiệu để các Nhà nước kiểm soát sự hoạt động của bộ máy quản lý, bảo đảm sự nhất quán trong việc thực hiện các đường lối, chính sách của quyền lực chính trị. Mặc dù cần thiết như vậy nhưng tổ chức hoạt động tài phán hành chính như thế nào và ở mức nào luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi.

Nếu như sự tồn tại và hoạt động của các Toà án tư pháp là đương nhiên để giải quyết các tranh chấp giữa các cá nhân trong xã hội thì sự ra đời và phát triển cơ quan tài phán hành chính ở các nưốc đều trải qua thời kỳ dài.

Xuất phát từ những quan niệm khác nhau về hoạt động tài phán hành chính và do những yếu tố mang tính chất lịch sử, truyền thông pháp lý, điều kiện chính trị – xã hội và tập quán mà các nước tìm ra những giải pháp riêng cho mình về vấn đề này. Từ đó, tổ chức cũng như phạm vi thẩm quyền của cơ quan tài phán hành chính các nước trên thế giối hết sức đa dạng.

 

2. Khái niệm về tài phán hành chính

Tuy nhiên khi nghiên cứu các khía cạnh của vấn đề này có một điều cần thống nhất, đó chính là khái niệm tài phán hành chính. Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau:

– Tài phán hành chính là hoạt động của Toà án giải quyết các khiếu kiện hành chính (xét xử hành chính)

– Tài phán hành chính là việc giải quyết tranh chấp hành chính dưới các hình thức khác nhau (bằng cơ quan chính hoặc tại To à án)

– Tài phán hành chính là việc giải quyết của một cơ quan chuyên biệt thuộc hành pháp (hoạt động xết xử hành chính nhưng không phải do Toà án thường đảm nhiệm).

 

3. Tài phán hành chính qua các thời kỳ ở Việt Nam

Bản thân khái niệm tài phán hành chính ở Việt Nam cũng được hiểu khác nhau theo từng thời kỳ.

– Vào đầu những năm 1990, tài phán hành chính được nghiên cứu như một phương thức mối, cùng với việc giải quyết theo con đường thứ bậc tại các cơ quan hành chính, để giải quyết các khiếu kiện của người dân đốì vối các quyết định của cơ quan hành chính. Khi đó tài phán hành chính đồng nghĩa với xét xử hành chính (như nhiều nước đã làm) và kết quả là với việc sửa đổi Luật Tổ chức toà án nhân dân vào năm 1995, các Toà án được giao thêm nhiệm vụ xét xử các khiếu kiện hành chính.

Gần đây Chính phủ lại đang chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu thiết lập tài phán hành chính “trực thuộc Thủ tướng Chính phủ” như một giải pháp mối để tăng cường hiệu quả giải quyết các khiếu kiện hành chính.

– Với Nghị quyết số 03/2007/NQ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ đã chỉ rõ: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về khiếu nại, tố cáo phù hợp với thực tiễn Việt Nam và những cam kết quốc tế; đổi mới mạnh mẽ cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính, xúc tiến thành lập hệ thống cơ quan tài phán hành chính trực thuọc Thủ tướng Chính phủ”.

– Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước cũng nêu rõ: “Từ thực tiễn giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân, nghiên cứu việc thành lập tài phán hành chính”. Trong Thông báo số 130-TB/TƯ ngày 10 tháng 01 năm 2008 của Bộ Chính trị vê’ tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tô’ cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới, cũng tiếp tục yêu cầu: “nghiên cứu chuẩn bị đề án về tài phán hành chính trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định”.

Như vậy quan niệm tài phán hành chính hiện nay còn được hiểu như là một thiết chế giải quyết các khiếu nại hành chính thuộc hệ thống hành pháp, ngoài hệ thống Toà án tư pháp

– Trong quá trình nghiên cứu, Dự thảo Đề án đã đê’ xuất thành lập một hệ thông mới các cơ quan tài phán hành chính thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại hành chính. Dự thảo Đê’ án đã xây dựng cơ quan tài phán hành chính được tổ chức thành 3 cấp là cơ quan tài phán hành chính cấp vùng, cấp khu vực và cấp Trung ương. Để tiến tới thành lập các cơ quan tài phán này, Dự thảo đã đặt ra lộ trình thành lập vối mục đích chuẩn bị đủ các điều kiện về con người, cơ sỏ vật chất… cho việc thành lập cơ quan tài phán hành chính phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của nước ta hiện nay.

– Dự thảo Đề án được gửi xin ý kiêh các bộ, ngành, địa phương và không ít bộ, ngành, địa phương nhất trí với những nội dung cơ bản của Dự thảo Đề án tài phán hành chính, song một số nơi chưa đồng tình việc thành lập một hệ thống mói các cơ quan tài phán hành chính để giải quyết khiếu nại hành chính, vì cho rằng: Việc thiết lập cơ chế tài phán hành chính để giải quyết khiếu nại không đồng nghĩa vói việc thành lập một hệ thống cơ qụan mối trong bộ máy nhà nưốc và việc thành lập các cơ quan này làm cồng kềnh bộ máy nhà nước, không phù hợp với tinh thần cải cách bộ máy nhà nước theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Thành lập một bộ máy mới các cơ quan tài phán hành chính gây tốn kém về nhân lực, vật lực và sẽ làm xáo trộn công tác giải quyết khiếu nại hành chính, thêm vào đó phải xây dựng mối nhiều văn bản pháp luật (Luật Tổ chức cơ quan tài phán hành chính, Luật Thủ tục tài phán, các nghị định và thông tư kèm theo), phải đào tạo đội ngũ tài phán viên, xây dựng cơ sở vật chất, trong khi đó việc thành lập các cơ quan tài phán hành chính không thay thế được hoạt động xét xử các vụ án hành chính của Toà hành chính hiện nay.

Trên cơ sớ ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp thu, hoàn chỉnh Đề án. Dự thảo Đề án được điều chỉnh theo hướng đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính, song không thành lập hệ thống mới các cơ quan tài phán hành chính. Việc giải quyết khiếu nại hành chính sẽ được thực hiện thông qua Hội đồng giải quyết khiếu nại do Chánh thanh tra thành lập gồm cán bộ của cơ quan thanh tra và các cơ quan hữu quan. Tăng cường đối thoại, tranh luận giữa người khiếu nại, người bị khiếu nại, Luật sư của LVN Group đại diện các bên… Hội đồng giải quyết khiếu nại bỏ phiếu kín, quyết định theo đa số. Đồng thời, Dự thảo cũng đề xuất việc kiện toàn, mở rộng phạm vi xét xử của Toà hành chính, tiến tối về lâu dài, mọi khiếu nại của công dân sẽ do Toà án giải quyết.

– Ngày 23 tháng 2 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì phiên họp Thường trực Chính phủ cho ý kiến về Đề án tài phán hành chính. Tại phiên họp này, Thủ tướng đã kết luận: căn cứ kết quả nghiên cứu và tình hình thực tiễn của Việt Nam hiện nay, không thành lập cơ quan tài phán hành chính thuộc hệ thống cơ quan hành pháp. Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính cần hoàn thiện theo hưống tăng cường trách nhiệm giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính, đồng thời bảo đảm quyền khởi kiện vụ án hành chính của công dân, tổ chức tại Toà án, mở rộng, tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Toà hành chính thuộc Toà án nhân dân để có khả năng đảm nhận việc xét xử tất cả các khiếu kiện hành chính.

 

4. Ý nghĩa của tài phán hành chính trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế

Tài phán hành chính có một ý nghĩa đặc biệt trong việc nhà nước pháp quyền, điều đó càng có ý nghĩa hơn khi Việt Nam chỉ thừa nhận những yếu tố của Nhà nước pháp quyền trong những năm đầu của thiên niên kỷ mới. Trong Hiến pháp của năm 1992 trong lần sửa đổi năm 2001 đã trang trọng ghi nhận rằng: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.” Từ đó đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố hay yêu cầu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, trong đó có sự thừa nhận chung về các yếu tố chủ yếu bao gồm:

– Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước;

– Tôn trọng và bảo vệ quyền công dân, quyền con người;

– Bảo đảm và phát huy dân chủ;

– Sự ngự trị của pháp luật trong đời sốhg nhà nước và pháp luật;

– Tổ chức theo nguyên tắc phân định quyền lực, dùng quyền lực kiểm tra và giám sát quyền lực

– Nhà nước pháp quyền gắn bó chặt chẽ với xã hội công dân

– Trong các yếu tố nêu trên thì sự vai trò của Toà hành chính trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện quyền lực Nhà nưốc được thể hiện rõ nét nhất

Vai trò của Toà hành chính được quyết định bỗi chức năng của Toà hành chính là xét xử về hành chính, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước giữa công dân với cơ quan hành chính Nhà nước. Khi xét xử vụ án hành chính, Toà hành chính có quyền và nghĩa vụ kiểm tra và ra phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu kiện.

 

5. Kết luận vấn đề

Như vậy, có thể thấy rằng dù đã từng có nhiều quan niệm khác nhau qua các thời kỳ khi chúng ta “loay hoay” để tìm ra phương thức giải quyết các khiếu kiện của người dân sao cho có hiệu quả thì cho đến nay quan niệm “tài phán” đồng nghĩa với “xét xử” và “tài phán hành chính ở Việt Nam” chính là việc thực hiện thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính tại Toà án nhân dân hiện nay đã dần dần được khẳng định. Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế hiện nay.

 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).