Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật Dân sự năm 2015

– Nghị định số 29/2018/NĐ-CP

1. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên

1.1 Căn cứ xác lập quyền sở hữu

Đối với tài sản vô chủ hoặc tài sản không có chủ sở hữu thì phải xác định xem có được xác lập quyền sở hữu đối với các loại tài sản này không?

– Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

– Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

– Thu hoa lợi, lợi tức.

– Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.

– Được thừa kế.

– Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.

– Chiếm hữu, được lợi về tài sản trong trường hợp 10 năm với động sản, 30 năm với bất động sản.

Như vậy nếu như đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ hoặc tài sản không xác định được chủ sở hữu thì có quyền xác lập quyền sở hữu đối với các tài sản này.

1.2 Trình tự, thủ tục Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên

– Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

– Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;

b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

Từ quy định tại điều luật nêu ở trên có thể thấy sau thời gian là một năm kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định khi tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì việc xác định quyền sở hữu đối với tài sản được thực hiện như sau:

+ Nếu tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

+  Nếu tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.

Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước. Người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, cũng được xác định dựa trên nội dung của điều luật vừa được nêu thì Uỷ ban nhân dân hoặc công an cơ sở đã nhận vật phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu. Người nhặt được tài sản bị đánh rơi, bỏ quên mà cố ý không trao trả cho người đánh mất hoặc không giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an cấp xã sẽ bị xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.

Ngoài ra theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP quy định về tài sản thuộc sở hữu toàn dân quy định như sau:

“Điều 3. Tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân

2. Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự; hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, gồm:

a) Bất động sản vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là bất động sản vô chủ).

Như vây, đối với trường hợp của bạn thì tài sản vô chủ là bất động sản (đất) thì sẽ thuộc về Nhà nước. Ngoài ra the quy định”

Như vậy theo quy định trên, trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên theo quy định của Bộ luật Dân sự sẽ thuộc quyền sở hữu toàn dân.

2. Thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản bị đánh rơi, bỏ quên

Khoản 7 Điều 7 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên như sau:

7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không người thừa kế không thuộc phạm vi quy định tại điểm a Khoản 6 Điều này.

Như vậy Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là người có thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản bị đánh rơi, bỏ quên.

3. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên

Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên được quy định tại Điều 9 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Bước 1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành thủ tục xác định chủ sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự, cơ quan đã tiếp nhận thông tin về tài sản bị đánh rơi, bỏ quên (Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an sở tại) có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên thuộc về Nhà nước.

Hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch bao gồm:

– Báo cáo quá trình xác định chủ sở hữu tài sản từ khi phát hiện; căn cứ xác định tài sản thuộc về Nhà nước: 01 bản chính.

– Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, giá trị, hiện trạng của tài sản: 01 bản chính.

– Biên bản giao nộp tài sản của người nhặt được hoặc người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bỏ quên: 01 bản sao.

– Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc xử lý tài sản (nếu có): 01 bản sao.

Bước 2. Đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên thuộc thẩm quyền quyết định xác lập sở hữu toàn dân về tài sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định tại Khoản 7 Điều 7 Nghị định này, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.

Bước 3. Đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên thuộc thẩm quyền quyết định xác lập sở hữu toàn dân về tài sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại điểm a Khoản 6 Điều 7 Nghị định này, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để gửi Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi, Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.

Bước 4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo Mẫu số 01-QĐXL tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.

4. Nhặt được tài sản bị đánh rơi mà cố ý không trao trả cho người đánh mất sẽ bị xử lý như thế nào?

Những hành vi nhặt được tài sản bị đánh rơi, bỏ quên mà cố ý không trao trả cho người đánh mất hoặc không giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm e, khoản 2 Điều 15 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, hành vi “chiếm giữ trái phép tài sản của người khác” sẽ bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến năm triệu đồng. Không chỉ quy định về xử phạt hành chính mà còn có quy định về xử lý hình sự theo như quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản tội giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.