1. Khái niệm về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Bộ luật dân sự hiện hành đã quy định bảy biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, kí cược, kí quỹ, bảo lãnh và tín chấp, cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu. Khi các bên lựa chọn một trong các biện pháp này để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì giữa họ phát sinh một quan hệ pháp luật. Việc xác lập biện pháp bảo đảm giữa các chủ thể với nhau được thực hiện thông qua một giao dịch dân sự, vì thể giao dịch dân sự này được gọi là giao dịch bảo đảm và quan hệ hình thành từ giao dịch bảo đảm được gọi là quan hệ bảo đảm.

Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể hiểu theo hai phương diện: Về mặt khách quan là sự quy định của pháp luật, cho phép các chủ thể trong giao dịch dân sự hoặc các quan hệ dân sự khác áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo đảm cho một nghĩa vụ chính được thực hiện đồng thời xác định và đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên trong các biện pháp đó. Về mặt chủ quan là việc thỏa thuận giữa các bên nhằm qua đó đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra.

2.Thế chấp tài sản là gì?

Về phương diện ngữ nghĩa, thế chấp tài sản là một bên dùng tài sản để chấp hành, thay thế một nghĩa vụ trước đó.

Thực tế, khi các bên có nghĩa vụ đối với nhau thường áp dụng một biện pháp nào đó để bảo đảm lợi ích cho bên có quyền.

Hiểu đơn giản thì thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Điều 317 Bộ luật Dân sự quy định về thế chấp như sau:

“1.Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2.Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”

3. Đối tượng của thế chấp tài sản

Phạm vi tài sản được dùng để thế chấp rộng hơn so với tài sản cầm cố.

Tài sản thế chấp có thể là vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá, có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, tài sản đang cho thuê hoặc tài sản đang cho mượn.

Nhưng tài sản thế chấp phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp.

Trong quan hệ thế chấp các bên có thể thỏa thuận thế chấp một phần hoặc toàn bộ bất động sản.

Khi bên thế chấp dùng toàn bộ bất động sản để đảm bảo nghĩa vụ thì những vật phụ của bất động sản cũng nằm trong tài sản thế chấp.

Trong trường hợp thế chấp động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ cũng nằm trong tài sản thế chấp trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác.

Tài sản trong hợp đồng thế chấp được quy định tại Điều 318 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“1.Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2.Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3.Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4.Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.”

4. Tài sản của vợ chồng

Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình thì:

“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tại ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”

Bên cạnh đó tài sản riêng của vợ chồng quy định tại Điều 43luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

5. Thế chấp tài sản của vợ chồng

Tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng được điều chỉnh theo một cơ chế đặc biệt khác với tất cả các chế độ sở hữu chung khác. Nếu là tài sản chung của vợ chồng, thì việc bảo đảm phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.

Tài sản thuộc sồ hữu chung hoặc sở hữu riêng của vợ chồng được pháp luật quy định qua các thời kỳ khác nhau như sau:

Thứ nhất, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định, vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưỏng thụ và sử dụng ngang nhau đôi với tài sản có trước và sau khi cưới.

Tức là mọi tài sản sau khi cưới, không phân biệt nguồn gốc, đều là tài sản chung của vợ chồng;

Thứ hai, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định, tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (sau khi đăng ký kết hôn), tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được cho chung là tài sản chung của vợ chồng1. Như vậy, tài sản có được trước khi đăng ký kết hôn thì vẫn là tài sản riêng, trừ trường hợp có thỏa thuận nhập vào tài sản chung của vợ chồng;

Thứ ba, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) quy định, tài sản (bao gồm cả quyền sử dụng đất) do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mà vợ chồng có được sau khi kết hôn; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung và các tài sản trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh là tài sản riêng của vợ, chồng thì đều là tài sản chung và thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng;

Thứ tư, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng cũng tương tự như Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, trong đó có xác định cụ thể hơn là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân cũng là tài sản chung của vợ chồng. Theo đó, tất cả tài sản có được sau khi đăng ký kết hôn, trừ trường hợp tài sản chung đã được chia riêng cho Vợ hoặc chồng, được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng đều là tài sản chung của vợ chồng.

Như vậy, về cơ bản từ năm 1987 đến nay, tài sản hình thành trong thồi kỳ hôn nhân là thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng như nhà đất, xe ô tô thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai Vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Như vậy, tuy đều là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, nhưng những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, thì việc cầm cố, thế chấp bắt buộc phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Trong khi đó, nếu là tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu như tiền, vàng, kể cả có ghi tên chủ sở hữu như cổ phiếu, giấy tờ có giá khác thì nhìn chung chỉ cần một ngưòi đứng tên giao dịch.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự ý cầm cố, thế chấp cho người thứ ba trái vối quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật Hôn nhân và gia đình thì giao dịch đó vô hiệu (trừ trường hợp theo quy đỉnh của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi).

Việc thế chấp nhà là nơi ỏ duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ỏ thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền thế chấp tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng .

Vợ, chồng đang chiếm hữu động sản mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu hoặc là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch cầm cô’, thế chấp tài sản đó với người thứ ba ngay tình.

Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng nếu giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch cầm cố, thế chấp tài sản này được thực hiện theo quy định về đại diện giữa vợ, chồng.

Sau đây là vụ án “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” bị huỷ hợp đồng thế chấp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng nhưng chỉ có một ngưòi đứng tên sở hữu tài sản và ký hợp đồng thế chấp.

Ngày 09/01/2009, Công ty cổ phần đầu tư phát triển du lịch V vay của Ngân hàng N – Chi nhánh Thành Danh (tỉnh B) 2,2 tỷ đồng, thời hạn 12 tháng. Tài sản thế chấp là quyền sử dụng 100 m2 đất và tài sản gắn liền với đất tại 346/11, phường 13, quận B, Thành phố Hồ Chí Minh, đứng tên ông Lê Quang Đ, đã công chứng và đăng ký thế chấp hợp pháp.

Bản án Kinh doanh thương mại sơ thẩm ngày 12/5/2011 của Toà án nhân dân tỉnh B đã buộc Công ty V trả nợ Ngân hàng hơn 2,5 tỷ đồng và xử lý tài sản thế chấp.

Bản án ngày 29/7/2011 Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao (nay là Toà án nhân dân cấp cao) tại Thành phô’ Hồ Chí Minh đã huỷ hợp đồng thế chấp, vì quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất chỉ đứng tên ông Đ, nhưng là tài sản chung của vợ chồng. Trong khi vợ ông Đ là bà Thái Phương L không biết việc ký kết và thực hiện Hợp đồng thế chấp.

Việc cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ tài sản chung của vợ chồng (sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia) do vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau, trừ trường hợp tài sản chung đã phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Toà án1.

Việc cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ tài sản riêng của vợ, chồng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sông duy nhất của gia đình thì phải có sự đồng ý của vợ, chồng.

Nếu có thỏa thuận tài sản chung là tài sản riêng hoặc ngược lại, tài sản riêng là tài sản chung của vỢ chồng để trốn tránh nghĩa vụ thì sẽ bị coi là vô hiệu. Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP đã đưa ra ví dụ như sau: “Anh A và chị B trước khi kết hôn có lập văn bản thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng, trong văn bản xác định quyền sử dụng đất là tài sản riêng của anh A trước khi kết hôn (trên thực tế đã thế chấp cho Ngân hàng C) sẽ là tài sản chung của vợ chồng sau khi kết hôn. Do đến hạn anh A không trả được nợ nên Ngân hàng c yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất nhưng anh A không đồng ý và cho rằng đây là tài sản chung của vợ chồng mà không phải tài sản riêng của anh. Ngân hàng c đã khỏi kiện ra Toà án yêu cầu anh A trả nợ, yêu cầu hủy văn hản thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng anh A và yêu cầu xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của anh A. Trường hợp này Toà án phải xác định thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng anh A bị vô hiệu vì vi phạm nghiêm trọng quyền của Ngân hàng c đôì với tài sản đã được anh A thế chấp”

Tóm lại, giao dịch dân sự nói chung, giao dịch bảo đảm nói riêng đối vối tài sản của vợ chồng trên thực tế có thể gặp nhiều khó khăn, rắc rối và rủi ro pháp lý. Đặc biệt, nếu chỉ có một trong hai vợ chồng ký hợp đồng thế chấp tài sản là nhà ỗ, dù có hoàn toàn tự nguyện thì hầu hết vẫn bị Toà án tuyên vô hiệu toàn bộ hợp đồng thay vì chỉ vô hiệu một phần. Đây là việc phủ nhận ý chí định đoạt đối với phần tài sản của chủ sở hữu, phủ nhận hợp đồng, trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ mà chủ sở hữu đã tự nguyện cam kết, cho dù đã được công chứng, đăng ký thế chấp và gây rủi ro rất lớn cho bên nhận bảo đảm, mà phần lớn là các tổ chức tín dụng.

Một trong những ngoại lệ hiếm hoi là vụ án “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa Ngân hàng thương mại cổ phần A, thành phố H với vợ chồng bà Lê Thị H và ông Huỳnh Hữu T, tại quận N, thành phố c. Bản án ngày 08/3/2011 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao (nay là Toà án nhân dân cấp cao) tại thành phố H đã nhận định: nhà đất thế chấp là tài sản chung của vợ chồng bà Lê Thị H và ông Huỳnh Hữu T. Hợp đồng thế chấp đã được công chứng ngày 22/8/2006, nhưng ông T không biết và không ký hợp đồng. Như vậy, bà H đã lừa dối Ngân hàng trong việc thế chấp tài sản. Tuy nhiên, Ngân hàng là bên bị lừa dôi đã không yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu, nên hợp đồng tín dụng chỉ vô hiệu một phần. Vì vậy, buộc bà H phải thanh toán cho Ngân hàng 1,45 tỷ đồng nợ gốc và lãi; đồng thời, sử dụng 50% số tiền thu được từ việc phát mại tài sản thế chấp để thanh toán cho Ngân hàng (số tiền còn lại được giao cho ông T sở hữu).