1.Tại sao cần có hiến pháp ?
Lịch sử tồn tại của hiến pháp gắn với lịch sử loài người do nhu cầu chung sống, duy trì sự tồn tại và phát triển con người cần có nhà nước, các nhà nước cần được xây dựng dựa trên quy tắc tổ chức để đảm bảo rằng bộ máy cơ quan của nó có thể quản lý được mọi hoạt động trong xã hội một cách hiệu quả.
Ngay từ thời cổ đại, ở phương Đông cũng như ở phương Tây đã có những văn bản đề cập đến những quy tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước mà đôi khi được coi như là hiến pháp ví dụ như ở Hy Lạp
Các quy định của hiến pháp :
+ Hiến pháp là đạo luật cơ bản có giá trị pháp lí cao nhất. Hiến pháp là nền tảng cho hệ thống các văn bản pháp luật khác.
+ Hiến pháp góp phần nền tảng tạo lập một thể chế chính trị dân chủ và một Nhà nước minh bạch, quản lý xã hội hiệu quả, bảo vệ tốt các quyền lợi của người dân. Từ đó, tạo cơ sở phát triển bền vững cho một quốc gia. Điều này quyết định to lớn đến sự thịnh vượng của quốc gia ấy.
+ Hiến pháp góp phần tạo lập một nền dân chủ thực sự. Người dân được tự do thực hiện quyền tham gia các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội.
+ Hiến pháp ghi nhận đầy đủ các quyền con người, quyền công dân phù hợp với các chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế, cũng như các cơ chế cho phép mọi người dân có thể sử dụng để bảo vệ các quyền của mình khi bị vi phạm. Hiến pháp là công cụ pháp lí đầu tiên và quan trọng để bảo vệ quyền con người, quyền công dân
+ Hiến pháp sẽ tạo sự ổn định và phát triển của đất nước, qua đó giúp người dân thoát khỏi sự đói nghèo
Trong thời đại ngày nay , sự hiện diện của hiến pháp , thành văn hoặc không thành văn , là một tiêu chí không thể thiếu của chế độ dân chủ . Hiến pháp có tác dụng khẳng định tính chính đáng của nhà nước , bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân , xác định những phương thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước và ngăn chặn sự xâm phạm của chính quyền lực nhà nước đến các quyền và tựu do của người dân , Hiến pháp , do đó , rất cần thiết cho sự phát triển của một đất nước cũng nhưu của mỗi người dân
Mọi vướng mắc xin liên hệ hotline 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến.
2. Hiến pháp tồn tại dưới hình thức nào ?
Nhà lý luận chính trị ÝGiovanni Sartori cho rằng sự tồn tại của hiến pháp là vẻ ngoài của nguồn quyền hành độc đoán. Trong khi các tài liệu như vậy diễn tả sự tôn trọng nhân quyền hay thiết lập một bộ máy tư pháp độc lập, thì trong thực tế chúng có thể bị làm ngơ một khi nhà cầm quyền cảm thấy bị đe dọa hay hoàn toàn bị sỉ nhục. Một ví dụ điển hình là Hiến pháp Liên Xô trên văn bản thì đảm bảo quyền tự do lập hội hay quyền tự do ngôn luận nhưng trên thực tế, công dân nếu làm như vậy thì họ sẽ bị bỏ tù (tù nhân chính trị .)
Xét về hình thức biểu hiện , có hai loại hiến pháp : hiến pháp thành văn và hiến pháp không thành văn
– Hiến pháp thành văn là hiến pháp được lập thành một văn bản riêng và được tuyên bố chính thức là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lý tối cao do Quốc Hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành, xác định những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của nhà nước và xã hội, thể hiện tập trong ý chí của giai cấp công dân và nhân dân lao động, đo Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Hiến Pháp vừa là bản tổng kết thành quả của cách mạng, vừa đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn kế tiếp.Hiện tại hầu hết các quốc gia trên thế giới có hiến pháp thành văn (như Hoa Kì )do ở dạng thức này hiến pháp có nội dung rõ ràng cụ thể dễ áp dụng hơn hiến pháp không thành văn .
Hiến pháp thành văn đầu tiên trên thế giới là Hiến Pháp Hoa kì là bộ luật tối cao của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Hiến pháp ban đầu gồm có 7 điều, phác họa bộ khung của chính quyền quốc gia. Ba điều đầu tiên định nghĩa mô hình tam quyền phân lập, theo đó chính quyền liên bang được chia thành ba nhánh: lập pháp, bao gồm lưỡng viện Quốc hội; hành pháp, bao gồm Tổng thống cùng các vị trí trợ tá; và tư pháp, bao gồm Tối cao Pháp viện và các tòa án liên bang cấp dưới. Hiến pháp được đệ trình trong Hội nghị Lập hiến năm 1787 và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1789.
Cùng với Tuyên ngôn Độc lập viết năm 1776, bản hiến pháp này đã thể hiện tinh thần khoa học, tiến bộ và nhân bản của người Mỹ trong việc xây dựng nhà nước cộng hòa đầu tiên trên thế giới trong lịch sử cận đại. Nó đã tạo ra một chính quyền thống nhất và tập trung hơn chính quyền dưới Những Điều khoản Liên hiệp.
Hiến pháp Hoa Kỳ là bản hiến pháp lâu đời nhất và nổi tiếng nhất với trên 200 năm lịch sử. Từ khi được hiệu lực năm 1789, nó đã được tham khảo nhiều lần để làm mô hình cho các hiến pháp của những quốc gia khác. Thủ tướng Vương quốc Anh William Ewart Gladstone (1809 – 1898) đã miêu tả Hiến pháp này là “tác phẩm tuyệt vời nhất từng được sản sinh ra vào một thời điểm nhất định bởi trí óc và mục đích của con người”.
– Hiến pháp thành văn thông thường có một văn bản duy nhất , nhưng đôi khi ngoài văn bản chính còn kèm theo các bản tu chính như hiến pháp hoa kì hoặc một văn bản khác nhưu hiến pháp cộng hoà Pháp 1958
– Hiến pháp không thành văn là tập hợp các quy phạm , tập quán và tư tưởng phản ánh những giá trị cốt lõi của một quốc gia , được thể hiện trong một số đạo luật , văn bản chính trị , pháp lý và thậm trí cả án lệ .Các quy phạm , lập quán và tư tưởng này được coi như là quy tắc mang tính hiến pháp , có hiệu lực tối cao cho dù chúng không cấu thành một văn bản riêng và không được tuyên bố chính thức là đạo luật cơ bản của nhà nước .Hiện tại chỉ có hiến pháp của một vài nước bao gồm Anh ,New Zealand,Isael thuộc dạng này
Nước anh là một dạng ví dụ điển hình thuộc dạng này :Hiến pháp Vương quốc Anh không phải một văn bản chính thức duy nhất mà là một tập hợp, được xây dựng dựa trên một số lượng lớn các tiền lệ, hay “thông luật” từ thế kỷ 11 cho đến nay. Bổ sung cho văn bản luật pháp này còn có những định chế do Nghị viện ban hành, gọi là Luật Công lý, và Luật pháp của Cộng đồng châu Âu (EC) – trong một số trường hợp còn được sử dụng vượt trên luật pháp của vương quốc.
Hiến pháp vương quốc Anh chủ yếu rút ra từ bốn nguồn: pháp luật thành văn (luật được thông qua bởi cơ quan lập pháp), thông luật (các tiền lệ được tòa án áp dụng, luật được thành lập thông qua các bản án của tòa án), các công ước nghị viện và các tác phẩm có thẩm quyền.
Kể từ cuộc Cách mạng Vinh quang năm 1688, khái niệm chủ quyền tối cao thuộc về nghị viện là nền tảng của hiến pháp lập pháp Anh, nghĩa là các đạo luật do Nghị viện thông qua là nguồn luật tối cao và cuối cùng của luật pháp ở Anh. Theo đó Nghị viện có thể thay đổi hiến pháp một cách đơn giản bằng cách thông qua các đạo luật mới thông qua Đạo luật Nghị viện (một đạo luật mới phải được thông qua bởi Hạ viện, Thượng viện và phải được ký bởi Nữ hoàng hoặc Vua). Đã có một số cuộc tranh luận về quyền lực của nghị viện không còn nguyên vẹn khi tham gia Liên minh châu Âu (EU). Lập luận được sử dụng bởi những người đề xuất rời bỏ EU vào cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý năm 2016 (Brexit).
Vương quốc Anh là một trong những quốc gia hiện đại đầu tiên trên thế giới có khái niệm nghiêm túc về luật pháp và dân chủ. Nó không có bản Hiến pháp thành văn, phù hợp với nguyên tắc chủ quyền tối cao thuộc về nghị viện, Nghị viện có toàn quyền trong việc ban hành các đạo luật mà không bị ràng buộc bởi Hiến pháp như các quốc gia có Hiến pháp thành văn.
3. Hiến pháp xuất hiện từ bao giờ và phát triển như thế nào ?
Hiến pháp là văn kiện chính trị – pháp lý đặc biệt quan trọng, là nhân tố bảo đảm sự ổn định chính trị, xã hội và chủ quyền của quốc gia, thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ. Là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước, Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật. Theo dòng lịch sử lập hiến của nước ta, kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có 05 bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001), Hiến pháp năm 2013. Các bản Hiến pháp này đều ra đời trong những bối cảnh và ở những thời điểm lịch sử nhất định nhằm thể chế hóa đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho mỗi giai đoạn phát triển của đất nước.
Theo nghĩa hiện đại hiến pháp Hoa Kì 1787 là bản hiến pháp thành văn đầu tiên được thừa nhận rộng rãi là bản hiến pháp thành văn đầu tiên trên thế giới .Trong thời kì đầu (từ cuối thế kỉv18 đến hết thế kỉ 19 ) các hiến pháp chủ yếu được xây dựng ở Bắc Mỹ và châu Âu , sau đó dần lan sang một số nước châu Á và châu Mỹ La-Tinh . Phải từ sau số quốc gia trên thế gới có hiến pháp mới tăng nhanh đặc biệt ở khu vực châu Á và châu Phi , cùng với thắng lợi của phong trào giành độc lập dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa của các nước thực dân châu Âu .Hiện nay không chỉ các quốc gia mà một số lãnh thổ trên thế giới cũng ban hành hiến pháp .
Trong giai đoạn đầu, hiến pháp (Hiến pháp cổ điển) thường có nội dung hẹp ( chủ yếu quy định về tổ chức bộ máy nhà nước và một số quyền cơ bản của công dân )
Hiến pháp sau năm 1917 xuất hiện mô hình hiến pháp của các nước XHCN với nội dung rộng hơn nhiều :
– Hiến pháp Mexico 1917,bản Hiến pháp Mexico năm 1917 là bản Hiến pháp cách mạng đầu tiên của thế kỷ 20, nhấn mạnh đến quyền văn hoá và kinh tế đối lập với quyền công dân và chính trị. Ngoài ra, văn kiện này còn mang tính cách mạng như một bản Hiến pháp theo chủ nghĩa dân tộc được ban hành nhằm bảo vệ công dân của mình chống lại sự bóc lột của nước ngoài cũng như chủ nghĩa thực dân mới. Điều 123 về phúc lợi xã hội và lao động, được coi là điều đối mới và có ảnh hưởng nhất của bản Hiến pháp năm 1917. Đây cũng là bản Hiến pháp đầu tiên hạn chế và khước từ những đặc ân mang tính tôn giáo.Bản Hiến pháp Mexico năm 1917 là bản Hiến pháp dài nhất thế giới vào thời gian đó. Tuy ngày nay bị người ta chỉ trích về sự dài dòng và quá tỉ mỉ, nhưng bản Hiến pháp này đã thể hiện được nỗ lực giải quyết những khó khăn của đất nước khi đó. Tuy nó giống một bộ luật hơn là một bản Hiến pháp điển hình, song theo các nhà nghiên cứu hiến pháp, văn kiện này cũng trình bày được chi tiết những ước muốn và khát vọng của những người soạn thảo ra nó, dù họ không đưa ra được những giải pháp thực tiễn để giải quyết vấn đề.
– Hiến pháp CHLB XHCN Nga Xô Viết 1918. Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Xã hội Chủ nghĩa Nga Xô viết (RSFSR) 1918 là hiến pháp Mác xít – Leninít đầu tiên. Nó được định hướng đến một xã hội mới và các mục tiêu tương lai xuất phát từ học thuyết đó. Điều 9 của Hiến pháp chứa đựng mục tiêu tối cao của Cách mạng vô sản: bãi bỏ việc người bóc lột người và thiết lập chủ nghĩa xã hội; xây dựng chủ nghĩa xã hội, loại bỏ sự phân chia giai cấp và sự áp bức của nhà nước sẽ chấm dứt.
-Hiến pháp Đức 1919 .Thường được biết đến với cái tên Hiến pháp Weimar bởi vì Weimar là một thị trấn nhỏ nơi Hiến pháp nhà nước Đức 1919 được chuẩn bị. Văn kiện này được biết đến rộng rãi như là một bản hiến pháp dân chủ nhất trên thế giới. Nó là một trong những bản hiến pháp quy định quyền bỏ phiếu phổ thông của người trưởng thành, quy định đại diện tỷ lệ, trưng cầu dân ý, khiếu nại và những quyền con người rộng rãi khác.
Các quyền tự do cá nhân được nêu trong hiến chương này bao gồm quyền tự do di cư; bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại; quyền tự do ngôn luận – không chỉ liên quan với chính phủ mà tại cả nơi làm việc. Quyền thành lập và tham gia các hiệp hội được bảo đảm cũng như quyền khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền. Về phương diện hạn chế quyền lực nhà nước không có điều khoản nào có ý nghĩa hơn Điều 114: “Những người bị tước đoạt tự do sẽ được thông báo – chậm nhất là vào ngày hôm sau – về thẩm quyền và lý do để ban hành lệnh tước đoạt tự do đó; ngay sau đó họ được trao quyền khiếu nại chống lại việc tước quyền tự do”
Xen giữa hai trường phái này là một dạng hiến pháp có nội dung trung hoà kể từu đầu thập kỉ 1980 , hiến pháp hiện đại có xu hướng hiến định các cơ quan độc lập để giám sát quyền lực.
4. Hiến pháp có những chức năng gì ?
Hiến pháp có những chức năng cơ bản sau :
1 .Thiết lập và trao quyền cho bộ máy nhà nước: Hiến pháp quy định cơ cấu của nhà nước và trao quyền hạn cho các cơ quan nhà nước chính ( quyền lập pháp cho Nghị viện ,Quốc hội , (quyền hành pháp cho chính phủ :* Quyền hành pháp của Chính phủ có tính độc lập tương đối với các nhánh quyền lực nhà nước khác song vẫn đặt dưới sự giám sát tối cao của Quốc hội.*, *Quyền hành pháp của Chính phủ đóng vai trò cơ bản và quan trọng nhất trong việc hoạch định, tổ chức và thực thi chính sách và pháp luật.*, * Quyền hành pháp của Chính phủ có mục tiêu phục vụ nhân dân, đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.*. Nội dung quyền hành pháp của Chính phủ bao gồm những hoạt động mà thông qua đó quyền hành pháp của Chính phủ được triển khai để thực thi pháp luật và tiến hành các hoạt động quản lý, điều hành, phục vụ xã hội.). Quyền tư pháp cho toà án (Nội dung của quyền tư pháp bao gồm các thẩm quyền : xét xử và phán quyết về các tranh chấp, xung đột trong xã hội; giải thích pháp luật; tổng kết thực tiễn xét xử và hướng dẫn áp dụng pháp luật; xây dựng và phát triển án lệ; xây dựng và phát triển cộng đồng Thẩm phán; kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ )
2. Giới hạn và kiểm soát quyền lực của cơ quan tổ chức nhà nước : cùng với việc trao quyền , hiến pháp xác định giới hạn và cách thức sử dụng quyền lực được giao của cơ quan nhà nước . ngoài ra hiến pháp còn thiết lập các cơ chế và thiết chế giám sát , kiểm soát và xử lý việc lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước ( ví dụ giám sát nội bộ giữa các cơ quan nhà nước cơ chế giám sát của xã hội thông qua các quyền con người quyền công dân , cơ chế giám sát thông qua các cơ quan hiến định độc lập )
3. Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người , quyền công dân: quyền con người , quyền công dân là một trong những nội dung quan trọng nhất không thể thiếu của các hiến pháp từ trước tới nay :
5 Hiến pháp quan trọng như thế nào với một quốc gia và mỗi người dân ?
* Đối với một quốc gia :
Với tư cách là một đạo luật có hiệu lực pháp lý tối cao của một quốc gia hiến pháp ngày càng có ví trị vai trò trong việc điều chỉnh đời sổng chính trị của mỗi quốc gai trong từng thời kì
Một bản hiến pháp tốt là nền tảng để tạo lập một thể chế chính tri dân chủ và một nhà nước minh bạch , quản lý xã hội hiệu quả bảo vệ tốt các quyền lợi của người dân đây là yếu tố không thể thiếu đối với một quốc gia ổn định và phát triển
Lịch sử nhân loại cho thấy hiến pháp gắn liền với vận mệnh của mỗi quốc gia. sự thịnh vượng , tính năng động sức sáng tạo mạnh mẽ của xã hội và khả năng hoá giải khủng hoảng một cách nhanh chóng của một quốc gia được cho là xuất phát từ những nguyên tắc được xác lập trong hiến pháp của ácc nước này . Ngược lại sự suy yếu và sụp đổ của nhiều quốc gia có nguyên nhân từ những thiết chế quy phạm chuyên chính , tập quyền và xa rời thực tế trong hiến pháp của nước đó
* Đối với mỗi người dân :
*Hiến pháp là công cụ pháp lý đảm bảo quyền con người, quyền công dân
– Hiến pháp đóng vai trò là văn bản ghi nhận quyền con người, quyền công dân.
– Hiến pháp đóng vai trò là công cụ hạn chế quyền lực nhà nước để bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
– Hiến pháp là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm của nhà nước để quyền con người, quyền công dân được thực thi
Một bản hiến pháp tốt rất quan trọng với mọi người dân, xét trên nhiều phương diện.
Trước hết, một bản hiến pháp tốt giúp tạo lập một nền dân chủ thực sự, trong đó mọi người dân có thể tự do bày tỏ tư tưởng, ý kiến và quan điểm về các vấn đề của đất nước và bản thân mình mà không sợ hãi bị đàn áp hay trừng phạt. Đây là tiền đề để khai mở và phát huy trí tuệ, năng lực của mọi cá nhân trong xã hội, cũng như để phòng, chống lạm quyền và tham nhũng.
Một bản hiến pháp tốt cũng đồng nghĩa với việc ghi nhận đầy đủ các quyền con người, quyền công dân phù hợp với các chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế, cũng như các cơ chế cho phép mọi người dân có thể sử dụng để bảo vệ các quyền của mình khi bị vi phạm. Hiến pháp tốt là công cụ pháp lý đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ dân quyền và nhân quyền.
Cuối cùng, một bản hiến pháp tốt, với tất cả những ưu điểm nêu trên, sẽ tạo ra sự ổn định và phát triển của đất nước, qua đó giúp người dân thoát khỏi sự đói nghèo.
Công ty luật LVN Group (tổng hợp & phân tích)