Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, xin Luật sư hãy giúp tôi làm rõ về các khái niệm rào cản kỹ thuật và thương mại quốc tế là gì? Tầm quan trọng của các rào cản kỹ thuật đối với thương mại quốc tế – chúng có vai trò như thế nào?
Cảm ơn!
Trả lời:
1. Rào cản kỹ thuật
Rào cản kỹ thuật đối với thương mại có thể do những đòi hỏi chung về các sản phẩm ở một nước (hay khu vực kinh tế) tạo nên. Những đòi hỏi này có thể liên quan tới đặc tính sản phẩm; quy trình và các phương pháp sản xuất; bao gói, nhãn mác và thông tin cần phải cung cấp; và việc đánh giá sự phù hợp. Chẳng hạn, các đặc tính sản phẩm có thể liên quan tới kiểu dáng, kích cỡ, vệ sinh và an toàn, công dụng, các thành phần hóa chất, giá trị dinh dưỡng…
Những yêu cầu về quy trình và phương pháp sản xuất chủ yếu được sử dụng khi các đặc tính sản phẩm không thể đo lường hay thử nghiệm một cách khả thi. Các ví dụ điển hình là những yêu cầu về các phương pháp hàn đối với các bình áp suất, hay những yêu cầu vệ sinh đối với các lò mổ và các cơ sở chế biến sữa. Cũng thuộc loại này là những đòi hỏi nhà sản xuất phải vận hành một hệ thống chất lượng.Những đòi hỏi vế đóng gói, nhãn mác và thông tin cần phải cung cấp tăng mạnh, đặc biệt đối với lương thực và các mặt hàng tiêu dùng khác. Thay vì tuyên truyền một số đặc tính nào đó của sản phẩm, thì nay sự lựa chọn cuối cùng thuộc về người tiêu dùng đã có đủ thông tin.
Trong thương mại quốc tế, khái niệm “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (technical barriers to trade) thực chất đó là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (sau đây gọi chung là các biện pháp kỹ thuật – biện pháp TBT).
Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh… Vì vậy, mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu.
Tuy nhiên, ở trên thực tế, biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được sử dụng vì mục tiêu bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu. Do đó chúng còn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với thương mại”.
Rào cản kỹ thuật đối với thương mại quốc tế có tầm quan trọng và nó gia tăng trong 30 năm qua cả ở khía cạnh tương đối và khía cạnh tuyệt đối. Nói một cách tương đối, thì rào cản kỹ thuật ngày càng trở nên quan trọng hơn, vì các rào cản truyền thống như thuế quan và những hạn chế về số lượng phần lớn đã được loại bỏ sau khi Hiệp định Chung về Thuế quan & Thương mại (GATT) và các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) ra đời.
2. Hoạt động thương mại
Về hoạt động thương mại có thể hiểu theo hai nghĩa:
Nghĩa rộng: Hoạt động thương mại – Đó là mọi hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh. “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi“ (theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020). Hoạt động kinh doanh thực hiện trong nhiều lĩnh vực sản xuất, lưu thông hàng hóa và dịch vụ.
=> theo nghĩa này, hoạt động thương mại bao gồm không chỉ các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà còn là các hoạt động đầu tư cho sản xuất dưới các hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, được điều chỉnh bằng Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp 2005 Luật Kinh doanh bất động sản , Luật Chứng khoán và các Luật chuyên ngành khác.
Nghĩa hẹp: Cụ thể theo Luật thương mại năm 2005 , “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác“.
Khi hoạt động thương mại được định nghĩa theo Luật thương mại năm 2005, hoạt động này chỉ tập trung vào các hoạt động kinh doanh trong 2 khâu lưu thông và dịch vụ, không bao hàm khâu đầu tư cho sản xuất.
Dưới đây là hai lĩnh vực chủ yếu của hoạt động thương mại, đó là thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ
Theo đó:
– Mua bán hàng hoá (Thương mại hàng hóa) là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
– Cung ứng dịch vụ (Thương mại dịch vụ) là hoạt động thương mại, theo đó một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
Đối với hoạt động mua bán hàng hóa, có những thương nhân chuyên kinh doanh mua bán hàng hóa và có những thương nhân đồng thời là nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ. Vì vậy, pháp luật thương mại cũng có một số nội dung liên quan đến quá trình đầu tư sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ như tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ.
3. Đặc điểm của hoạt động thương mại
Như đã nói ở trên, hoạt động thương mại là một trong những hoạt động kinh doanh, hoạt động thương mại có những đặc điểm sau đây:
– Chủ thể: Hoạt động thương mại là quan hệ giữa các thương nhân hoặc ít nhất một bên là thương nhân, người thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại có tính chất nghề nghiệp. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, tham gia vào các hoạt động thương mại còn có các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh (Không phải là thương nhân theo Luật thương mại);
– Mục đích của người thực hiện hoạt động thương mại mang tính lợi nhuận;
– Nội dung của hoạt động thương mại: 2 nhóm hoạt động cơ bản là mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ (thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ). Ngoài ra, các hình thức đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận cũng là những hoạt động thương mại.
4. Thương mại quốc tế
Cho đến nay chưa có một định nghĩa hay một cách hiểu thống nhất về hoạt động thương mại quốc tế. Trên thế giới chỉ thống nhất ở điểm: Thương mại quốc tế là tổng hợp các hoạt động, giao dịch hàng hóa và dịch vụ trong quan hệ thương mại quốc tế. Điểm chưa thống nhất là ở chỗ tham gia vào các quan hệ thương mại quốc tế thì đối tượng tham gia gồm nhiều chủ thể khác nhau. Có quan hệ thương mại quốc tế phát sinh giữa các quốc gia (kể cả các nước, vũng lãnh thổ) nhưng cũng có quan hệ thương mại quốc tế phát sinh giữa các doanh nghiệp, các công ty thương mại của các nước khác nhau với nhau. Quan hệ thương mại quốc tế cũng có thể có sự tham gia của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại thể giới (WTO) hoặc của cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc như Uỷ ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc (UNCITRAL)…
Thương mại quốc tế có thể hiểu là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với một tỷ lệ lớn trong GDP. Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài.
So với thương mại trong nước, thương mại quốc tế ra đời muộn hơn. Điều này có nghĩa là thương mại quốc tế chỉ hình thành khi các quốc gia đã ra đời, các quốc gia đã tham gia vào các mối quan hệ thương mại và các quốc gia thấy cần thiết phải có các quy định điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế về thương mại nhằm thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế. Để điều chỉnh các mối quan hệ về thương mại, các quốc gia phải cùng nhau xây dựng các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế để quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể đối với nhau trong mối quan hệ quốc tế. Sự hình thành thương mại quốc tế là yêu cầu có tính khách quan. Mặc dù thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, tầm quan trọng kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được để ý đến một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây.
5. Tầm quan trọng của các rào cản kỹ thuật đối với thương mại quốc tế
Tầm quan trọng của các rào cản kỹ thuật đối với thương mại quốc tế gia tăng trong 30 năm qua cả ở khía cạnh tương đối và khía cạnh tuyệt đối.
Nói một cách tương đối, thì rào cản kỹ thuật ngày càng trở nên quan trọng hơn, vì các rào cản truyền thống như thuế quan và những hạn chế về số lượng phần lớn đã được loại bỏ sau khi Hiệp định Chung về Thuế quan & Thương mại (GATT) và các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) ra đời.
Về khía cạnh tuyệt đối, tầm quan trọng của các rào cản kỹ thuật cũng tăng. Chính phủ các nước ngày càng nhận thức sự cần thiết bảo hộ lao động, bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Nhận thức này đã dẫn tới sự ra đời quy chế pháp lý mới về kỹ thuật để điều chỉnh ngày càng nhiều sản phẩm với các yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Quy chế pháp lý này có thể và thường là hoàn toàn chính đáng song cũng lại tạo ra các rào cản đói vói thương mại quốc té.
Khi Cộng đồng Châu Âu (EC) chấp thuận Văn kiện Trắng vào năm 1985 về việc thành lập một thị trường nội bộ. 60% tất cả các biện pháp nhằm mục tiêu đều đề cập việc xóa bỏ các rào cản kỹ thuật đói với thương mại. Tại Nhật, 80% khiếu nại đệ trình lên Thanh tra Thương mại của chính phủ là về những khó khăn trong việc xâm nhập vào thị trường Nhật liên quan tói các rào cản kỹ thuật đói vói thương mại.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!
Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).