1. Hợp đồng tặng cho tài sản là gì?
Tặng cho tài sản được thực hiện thông qua hợp đồng tặng cho tài sản. Khoa học pháp lý xếp tặng cho tài sản là một loại hợp đồng thông dụng, có đặc điểm riêng biệt so với những loại hợp đồng thông dụng khác.
Trong các hợp đồng thông dụng, tặng cho tài sản là một hợp đồng có những đặc điểm riêng biệt… Tặng cho tài sản làm phát sinh quan hệ hợp đồng khi bên được tặng, cho nhận tài sản. Hợp đồng tặng cho là hợp đồng thực tế, sau khi các bên đã thoả thuận về việc tặng cho mà chưa chuyển giao tài sản, không làm phát sinh quyền của các bên. Vì vậy, hợp đồng được coi là kí kết khi các bên chuyển giao tài sản. Thời điểm chuyển tài sản cũng đồng thời là thời điểm chấm dứt hợp đồng (đối với động sản). Điều 457 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.”
Hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù. Đặc điểm này được thể hiện ở việc một bên chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho còn bên được tặng cho không có nghĩa vụ trả lại bên tặng cho bất kì lợi ích nào.
Hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng thực tế. Khi bên được tặng cho nhận tài sản thì quyền của các bên mới phát sinh. Do vậy. mọi thỏa thuận chưa có hiệu lực khi chưa giao tài sản.
2. Đối tượng của hợp đồng tặng cho tài sản
Đối tượng của hợp đồng tặng cho có thể là động sản hoặc bất động sản theo Điều 458 và 459 BLDS
2.1. Tặng cho động sản
Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
2.2. Tặng cho bất động sản
Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản
Lưu ý:
– Đối tượng của hợp đồng tặng cho có thể là quyền tài sản (quyền yêu cầu của người khác). Trường hợp này được điều chỉnh bởi các quy định về chuyển quyền yêu cầu. Sau khi tặng cho, người được tặng cho rở thành người có quyền đối với bên có nghĩa vụ.
– Đối tượng tặng cho là quyền sử dụng đất thì khi tặng cho phải tuân theo quy định Luật đất đai 2013.
3. Quan niệm tặng cho đất đai theo truyền thống gia tộc
Gia đình người Việt Nam còn rất coi trọng gia tộc. “Gia tộc là họ hàng” hay “gia tộc là tập hợp gồm nhiều gia đình có cùng một tổ tiên, họ”, từ đó, gia tộc được hiểu là những người trong cùng một họ, nhưng phong tục của ta là theo chế độ phụ hệ, nên trong cùng một họ được hiểu là họ nội, cùng thân thuộc, cùng thờ cúng một tổ tiên dòng họ của cha, mà không theo dòng họ của mẹ. Phải thừa nhận, “cách dựng gia tộc của ta củng là một phong tục hay. Vì có nghĩa gia tộc thì người ta mới biết quý trọng cái thân mình để phụng sự tổ tông và khiến cho người ta phải lo lắng để di truyền cho con cháu. Ai cũng mong con cháu khá giả thì ai cũng phải làm trọn cái nghĩa vụ của mình”. Đồng thời, “tinh thần gia tộc lúc nào cũng được nuôi dưỡng, khuyến miễn trong cách tu thân, tề gia. Sinh ra làm người ở đât Việt Nam là phải lo tròn đạo hiếu với đấng thân, lo tròn phận sự đối với con, vì là cái gạch nối giữa thế hệ trên với thế hệ dưới, thì lúc nào củng phải cố gắng giữ gìn mối liên tục cho được chu toàn, không rạn nứt, không đứt quãng”. Đúng vậy, phong tục của dân tộc Việt Nam gìn giữ, coi trọng gia tộc là một truyền thống được thể hiện qua việc thờ cúng tổ tiên. “Xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất là thành kính, ấy cũng là một lòng bất vong bản, củng là một việc nghĩa vụ của người”. Quan niệm về thò cúng tổ tiên xuất phát từ tâm linh và lễ nghĩa. Xét về tâm linh thì việc thò cúng tổ tiên là sự liên lạc mật thiết giữa thế giới vô hình và thế giởi hữu hình, ý niệm “chết chưa phải là hết”, con người ta chỉ chết về mặt thể xác còn linh hồn tồn tại vĩnh cửu và bất diệt, ta còn có ý niệm “trần sao âm vậy” người khi sống mong muôn ước nguyện những gì thì khi chết vẫn mong muốn, ước nguyện như vậy. Ông bà tổ tiên luôn gần gũi với con cháu, vong hồn luôn ngự trị bên con cháu, dõi theo và cứu giúp con cháu khi cần thiết. Chính tin vào những điều như thế mà việc thờ cúng là rất cần thiết và không thể không có được. Xét về lễ nghĩa, tổ tiên sinh ra ông bà; ông bà sinh ra cha mẹ; cha mẹ sinh ra ta; là người con hiếu thảo phải biết công sinh thành của cha mẹ và hiếu nghĩa vối ông bà, tổ tiên đã sinh thành ra cha mẹ. Khi cha mẹ, ông bà còn sống, con cháu phải phụng dưỡng, phải tuân theo lòi dạy bảo của ông bà, cha mẹ; khi ông bà, cha mẹ mất đi, con cháu phải tiếp tục chăm sóc phần hồn là thờ cúng.
Chúng ta thừa nhận, “thờ cúng tổ tiên không phải là tôn giáo, do đó không thể gọi là Đạo giáo, vì một Đạo giáo phải có giáo chủ, giáo điều và việc thi hành đạo phải qua trung gian, tu sỹ. Thờ cúng tổ tiên do lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ đã khuất mà thôi”, vì “con người ta phải có tổ tiên mới có thể có mình được. Bỏ tổ tiên không thờ cúng tức là quên nguồn gốc, huống chi ông bà là người đã sinh dưỡng cha mẹ và cha mẹ là người đã sinh dưỡng mình”. Đồng thời, “đối với một người Việt Nam thấm nhuần đạo đức cổ điển, tổ tiên, người bất tử về tinh thần. Bằng việc kết thúc kiếp sống vật chất, tô tiên từ bỏ thế giới và đi vào sự vô thể. Niềm tin đó kết hợp với quan niệm truyền thống về gia đình, tạo thành cơ sở tín ngưỡng của tục lệ thờ cúng người đã khuất”.
Song hành vổi phong tục thờ cúng tổ tiên, mỗi gia tộc đã xây dựng cho mỗi dòng họ một nơi để thờ cúng là nhà thờ họ, dành riêng một phần ruộng đất, tài sản để dùng vào việc thờ cúng là của hương hỏa; chính từ việc tạo lập nhà thò họ, dành những của hương hỏa sử dụng vào việc thờ cúng mà đã phát sinh những quan hệ xã hội liên quan, phục vụ cho lợi ích chung của cả cộng đồng họ tộc. Do đó, “nhà thờ và đất dựng nhà thờ, những đồ thờ, những vườn ruộng có hoa lợi, dùng vào việc thờ cúng là của hương hỏa. Của hương hỏa không được phép bán. của hương hỏa truyền từ đời nọ sang đời kia cho người thừa tự đứng tên. Việc khai thác ruộng đất hương hỏa lấy hoa lợi tùy thuộc tục lệ riêng của mỗi gia tộc”. Ngoài ra, “ngày chết của người trước con cháu lấy làm ngày kiêng kỵ, gọi là ky nhật, tức ngày giỗ. Ruộng đất có hoa lợi để làm giô gọi là ruộng kỵ. Ruộng ky do tổ tiên để lại, có khi là của cả họ, cả chi chung nhau tậu, hay là của người trong họ cúng, để lấy hoa lợi chi tiêu về việc tế tự.
Có thể nói, phong tục thờ cúng tổ tiên đã nảy sinh ra của hương hỏa; những gia đình khá giả, quyền quý có điều kiện trong gia tộc đã tự nguyện cho, hiến một phần tài sản, tiền bạc để dùng vào việc thờ cúng; hiến đất để xây dựng nhà thờ và một phần đất ruộng để làm “ruộng kỵ”. Việc cho, hiến này là hoàn toàn tự nguyện của cá nhân hay của gia đình dành cho gia tộc, mọi người trong gia tộc cùng nhận những tài sản đó, dùng làm tài sản để sử dụng chung, không ai được quyển sang nhượng, kể cả người đã đem tặng cho.
4. Khái niệm quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác các thuộc tính của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu của cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước chủ quyền.
Luật Đất đai năm 2013 nêu rõ, đất đai là tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Nhà nước quản lý đất đai thông qua các quyết định trao quyền sử dụng dưới nhiều hình thức cho các đối tượng nhận quyền sử dụng đất.
Bên cạnh đó, người sử dụng đất được phép thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến đất đai theo quy định của pháp luật.
Tuy Luật Đất đai quy định quyền sở hữu thuộc về Nhà nước, nhưng thực chất quyền sử dụng đất cũng bao gồm quyền sở hữu đất đai một cách hợp pháp. Nhà nước không chỉ trao quyền sử dụng mà còn trao quyền định đoạt cho người sử dụng thông qua các hình thức giao dịch đa dạng như: chuyển nhượng, thừa kế, góp vồn, tặng cho, thừa kế, hoặc từ bỏ quyền sử dụng (trả lại cho Nhà nước).
5. Tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành
Một khi mà bản chất của quyền sử dụng đất chưa rõ ràng thì bản chất của tặng cho quyền sử dụng đất cũng chưa được làm rõ. Dưới góc độ của Luật đất đai, tặng cho quyền sử dụng đất là một quyền tài sản trong giao lưu dân sự, kinh tê của thị trường bất động sản, Dưới góc độ Luật dân sự, tặng cho quyền sử dụng đất là một loại quyền khác ngoài quyền sở hữu. Quyền tặng cho quyền sử dụng đất là một vật quyền, quyền năng của nó không chỉ do pháp luật xác định mà còn được xác định do ý chí của chủ sở hữu là Nhà nước, nên nó bị hạn chế hơn so với quyền sở hữu.
Về lý luận, nếu đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước, có nghĩa là, “tài sản thuộc sở hữu nhà nước (tài sản công) thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản khác mà không phải do Bộ luật dân sự điều chỉnh”. Theo quy định của Luật đất đai hiện hành thì người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất như là một quyền năng của chủ sỏ hữu, đối tượng sử dụng là quyền sử dụng đất là một quyền tài sản trị giá được thành tiền. Quan điểm này là hợp lý vì: “Luật hợp đồng thuộc lĩnh vực luật tư và mang tính điển hình bởi Nhà nước đặt ra, nhằm hướng dẫn, hỗ trợ và bảo vệ cho các quyền lợi của tư nhân và chỉ giới hạn các quyền lợi này”. Do đó, bản chất của tặng cho quyển sử dụng đất là tặng cho quyền tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, nên quan hệ tặng cho quyền sử dụng đất chỉ do Luật đất đai đều chỉnh, theo quy định của pháp luật hiện hành thì Luật đất đai chỉ quy định nội dung của quyền tặng cho quyền sử dụng đất, còn Bộ luật dân sự quy định hình thức thực hiện quyển tặng cho quyền sử dụng đất thông qua giao dịch là hợp đồng là một bất cập.
Trên thực tế, khi Nhà, nước giao quyền sử dụng đất cho ngưòi sử dụng đất có nghĩa là, Nhà nước giao cho họ một mảnh đất cụ thể theo diện tích đất, thửa đất có vị trí và ranh giới xác định. Người sử dụng đất được sử dụng mảnh đất đó như tài sản của mình, Nhà nước trao cho họ cả quyền định đoạt mảnh đất đó như chuyển nhượng hay tặng cho mảnh đất đó cho người sử dụng đất khác. Do đó, bản chất của tặng cho quyền sử dụng đất trên thực tế là tặng cho đất. Nhà nước chỉ giữ vai trò của chủ sở hữu là giám sát, quản lý việc tặng cho đất mà thôi.
Giống như việc cho tài sản trong gia đình giữa cha mẹ và con, việc cho tài sản của cá nhân hay gia đình cho gia tộc cũng thường không lập văn tự, khế ưốc; việc định đoạt tài sản của cá nhân và gia đình trong trường hợp này có sự chứng kiến và đồng ý nhận của cả họ tộc, sau đó, được giao cho một người quản lý, thường là trưởng nam trong dòng họ. Sự khác biệt giữa tặng cho tài sản trong gia đình vói cho tài sản trong gia tộc ở chỗ: Cha mẹ cho con tài sản không muôn cho đứt, mà vẫn muôh giữ lại một quyền quản lý, tự coi là gắn trách nhiệm của cha mẹ đốì vối con; còn cá nhân và gia đình tặng cho tài sản cho gia tộc là muôn cho đứt, giao quyển quản lý tài sản cho người đại diện, nhưng tài sản đó khi đã thuộc sỏ hữu chung của cả họ thì không được chuyển nhượng. Từ việc thờ cúng tổ tiên đến việc quản lý tài sản dùng vào việc thờ cúng đều hòa quyện trong một tinh thần gia tộc. Có thể khẳng định: “Người Việt Nam tin một cách sâu sắc vào sự tồn tại mãi mãi của dòng giống gia đình để con cháu sau này có thể thờ cúng tổ tiên của họ. Việc các thành viên trong gia đinh kính dâng các đồ cúng lễ là tuyệt đối cần thiết để cho linh hồn tổ tiên được sự yên nghỉ thanh thản ở thê’giới bên kia”.
Nếu “tập quán trong một cộng đồng nhất định không những là một loại nguồn quan trọng của Luật dân sự, mà còn là một tiêu chuẩn để đánh giá cách ứng xử trong cộng đồng đó”, thì khi xây dựng chê định tặng cho tài sản, chúng ta không chỉ chú trọng tham khảo pháp luật các nưốc quy định về chê định này, mà cần phải xem xét đến các quan niệm tập quán, truyền thống nêu trên. Chính vì lẽ đó, chế định tặng cho tài sản trong pháp luật thực định đang là một chế định mởi mẻ và xa rời với thực tế cuộc sông.
Như vậy, không chỉ có việc tặng cho tài sản giữa cha mẹ và con, phong tục Việt Nam còn hình thành nên việc tặng cho tài sản giữa cá nhân, gia đình vói gia tộc; quan hệ tặng cho này cũng được xây dựng trên cơ sở tình cảm giữa cá nhân vối gia tộc và mang tính chất là hợp đồng thực tế, có sự chứng kiến của mọi người trong gia tộc, nhưng vẫn thiếu vắng sự giám sát của cơ quan công quyển.
Từ phân tích trên cho thấy, mốì quan hệ gia đình xuất phát từ “chế độ gia đình phụ quyền” và “chữ Hiếu”. Con cái khi tách ra ở riêng khỏi gia đình cha mẹ vẫn chịu sự ràng buộc với cha mẹ cả về vật chất lẫn tinh thần, từ đó mà việc tặng cho tài sản giữa cha mẹ và con cái thường không có văn tự hợp đồng. Mốì quan hệ trong gia tộc xuất phát từ phong tục thò cúng tổ tiên, nên việc tặng cho tài sản cho gia tộc để dùng vào việc hương hỏa nhằm mục đích tỏ lòng thành kính đối vối tổ tiên, việc tặng cho chỉ cần có sự chứng kiến của cả họ tộc, mà cũng không cần có văn tự hợp đồng. Chúng ta có thể khẳng định rằng, quan niệm tặng cho tài sản theo truyền thống Việt Nam không nhất thiết phải lập văn bản hợp đồng, việc tặng cho mang tính chất hợp đồng thực tế.