Tuy nhiên, để các cơ quan thông tin báo chí có sự phản ánh toàn diện hơn nữa việc thực thi Nghị định này, chiều ngày 10/01/2011, tại Hà Nội, Tổng cục Thuế đã tổ chức họp báo gặp mặt đầu năm mới 2011 và thông tin về việc thực hiện Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 153/2010/TT0BTC của Bộ Tài chính về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế Vũ Thị Mai chủ trì cuộc họp báo.
Luật sư tư vấn luật thuế qua điện thoạigọi: 1900.0191
Tại cuộc họp báo, bà Vũ Thị Mai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đã trình bày một số nội dung liên quan đến thực hiện Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 153/2010/TT0BTC của Bộ Tài chính về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Bà Vũ Thị Mai nhấn mạnh ý nghĩa của Nghị định 51/2010/NĐ-CP như sau: Sự ra đời của Nghị định này là một bước dột phá trong công tác quản lý, sử dụng hoá đơn cũng như trong công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hiện Đề án 30 của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính. Nghị định này tác động đến toàn xã hội, từ các tập đoàn, tổng công ty lớn, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần…cho đến các hội kinh doanh cá thể. So với Nghị định số 89/2002/NĐ-CP, những điểm mới của Nghị định 51 bao gồm:
Thứ nhất, Nghị định 51 đã trao quyền tự chủ cho cơ sở kinh doanh trong việc sử dụng hoá đơn bằng việc quy định cơ sở kinh doanh được hình thành dưới hình thức là doanh nghiệp sẽ sử dụng hoá đơn tự tin hoặc tự đặt in hoá đơn. Cải cách này phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và phù hợp với các Luật mới ban hành như Luật Giao dịch điện tử, Luật Quản lý thuế và phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới.
Thứ hai, Nghị định 51 quy định những điểm mới cụ thể là: Quy định các loại hoá đơn gồm hoá đơn xuất khẩu, hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng; các hình thức hoá đơn gồm hoá đơn tự in, hoá đơn đặt in, hoá đơn điện tử, trong đó lần đầu tiên có quy phạm pháp luật thuế về hoá đơn điện tử; Quy định hoá đơn của doanh nghiệp do doanh nghiệp tự thiết kế, tự tạo mẫu và chỉ cần đảm bảo phản ánh một số nội dung cơ bản (tiêu thức bắt buộc) của hoá đơn. Đối với một số loại hình kinh doanh đặc thù, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp có quy định các loại hoá đơn không cần dấu, chữ ký của người bán, người mua; Doanh nghiệp không phải đăng ký với cơ quan thuế trước khi đặt in hoá đơn. Trước khi sử dụng hoá đơn chỉ cần lập thông báo phát hành gửi cơ quan thuế. Như vậy, doanh nghiệp có thể chủ động in số lượng lớn hoá đơn đẻ sử dụng nhiều năm mà không cần đăng ký, chỉ cần thông báo phát hành một số lượng nhất định khi sử dụng; Quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh uỷ nhiệm bán hàng hoá, dịch vụ cho tổ chức, cá nhân khác, uỷ nhiệm lập hoá đơn cho tổ chức, cá nhân nhận uỷ nhiệm khi bán hàng hoá, dịch vụ; Doanh nghiệp gửi báo cáo sử dụng hoá đơn cho cơ quan thuế theo quý (trước đây theo Nghị định 89 là báo cáo hàng tháng, giảm tần suất báo cáo một năm xuống 1/3 số lần báo cáo).
Thứ ba, Nghị định 51 quy định chi tiết các hành vi vi phạm với mức phạt nghiêm minh, quy định các hình thức xử phạt phù hợp với các Luật và Pháp lệnh hiện hành, đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo điều kiện giảm bớt các vướng mắc, tranh chấp trong khâu thực thi.
Sau khi Nghị định 51 được ban hành, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã tích cực triển khai Nghị định này với việc ban hành Thông tư 153/2010/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51 (sau đây gọi là Thông tư 153). Tiếp theo đó, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư 191/2010/TT-BTC hướng dẫn về tạo, phát hành, quản lý và sử dụng hoá đơn đối với các doanh nghiệp kinh doanh vạn tải. hiện nay cũng đã hoàn thành và trình Bộ Tài chính để ban hành Thông tư hướng dẫn khởi tạo, phát hành, quản lý và sử dụng hoá đơn điện tử.
Trong quá trình chuẩn bị thực hiện Nghị định 51, doanh nghiệp đã gặp một số khó khăn, vướng mắc nhưng đều được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế tháo gỡ bằng cách đề một số các giải pháp: Tăng số lượng bán cho doanh nghiệp đến hết 31/12/2010 đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp đến hết 31/03/2011 trước tình hình số lượng doanh nghiệp đặt in hoá đơn với số lượng lớn, dồn vào những tháng cuối năm, do đó các nhà in chưa đáp ứng kịp thời gian, một số doanh nghiệp hợp dồng đặt in với thời gian nhận hoá đơn trong tháng 2, tháng 3/2011; Tổng cục Thuế có công điện chỉ đạo các Cục, Chi cục thuế bố trí tăng cường lực lượng cán bộ, tiếp nhận kịp thời nhu cầu mua hoá đơn của doanh nghiệp đến hết 31/12/2010 (kể cả ngày thứ bảy, chủ nhật). Căn cứ số lượng hoá đơn doanh nghiệp mua đến hết 31/12/2010, cơ quan thuế đã tổ chức bán hoá đơn cho doanh nghiệp. Trường hợp đến hết ngày 31/12/2010 đã bán và đã thu tiền nhưng chưa kịp bàn giao hoá đơn, cơ quan thuế có trách nhiệm bố trí tăng cường lực lượng cán bộ để kịp thời bàn giao hoá đơn cho doanh nghiệp sau ngày 31/12/2010. đối với doanh nghiệp có số lượng mua hoá đơn lớn, cơ quan thuế giao trước một phần số lượng hoá đơn để đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp; Đối với một số nơi trong quá trình bán hoá đơn cho doanh nghiệp còn chưa thực hiện đúng chỉ đạo của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế, qua phản ánh của các cơ quan thông tin, báo chí, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo Cục Thuế chấn chỉnh kịp thời.
Tại cuộc họp báo, phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí đã cảm ơn sự phối hợp cung cấp thông tin của ngành thuế trong thời gian qua, đặt ra một số câu hỏi xung quanh việc thực thi Nghị định 51 cũng như Thông tư 153 và được Lãnh đạo cơ quan Tổng cục Thuế đã giải đáp đầy đủ.
Thay mặt lãnh đạo Tổng cục Thuế, Phó Tổng cục trưởng Vũ Thị Mai cảm ơn đội ngũ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí trong thời gian qua đã phối hợp chặt chẽ với ngành thuế kịp thời tuyên truyền Nghị định 51 và các văn bản hướng dẫn, phản ánh kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện và mong muốn trong thời gian tới, lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành thuế để tuyên truyền chính sách thuế nói chung và Nghị định 51 quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ nói riêng nhằm thực hiện chủ trương cải cách của Đảng. Nhà nước, thực hiện Đề án 30 của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, cải cách quản lý và sử dụng hoá đơn nói riêng./.
Nguồn: Bộ Tài chính
THAM KHẢO DỊCH VỤ PHÁP LÝ LIÊN QUAN:
8. Luật sư tư vấn pháp luật Tài Chính, Thuế và Ngân Hàng;