Cho tôi xin hỏi Tôi hiện là cán bộ, công chức công tác ở phường đang lãnh lương trung cấp nay tôi vừa có bằng đại học nộp vào là lãnh lương bằng đại học, nhưng phó chủ tịch kêu tôi rút lại bằng vì ở cơ quan có hội.Trong hội có 05 người nhưng 01 đồng ý còn lại 04 không đồng ý, nên chủ tịch không ký lương lãnh bằng đại học.Tôi không có bị lỗi lầm hay sai trái gì của cơ quan hết gì hết,cuối  năm tôi được xếp vào bậc hòan thành tốt nhiệm vụ giao. Cho tôi hỏi: Hội đó là hội gì, Chủ tịch không ký lên lương thì sao.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật LVN Group.

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn,Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luậtcủa Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

Quyết định 51/QĐ-LĐTBXH năm 2014 quyết định về việc ban hành quy chế nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động

Nội dung phân tích:

Theo quy định tại Điều 2, Điều 5 Quyết định 51/QĐ-LĐTBXH năm 2014 quyết định về việc ban hành quy chế nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động:

“Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế Nâng bậc lương quy định về nguyên tắc; điều kiện, tiêu chuẩn; quy trình thực hiện và các nội dung liên quan đến nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu đối với công chức, viên chức và người lao động trong các đơn vị thuộc Bộ.

Đối với các chế độ chính sách nâng bậc lương khác không quy định trong Quy chế này, thực hiện theo các quy định hiện hành.

2. Đối tượng áp dụng

a) Công chức, viên chức trong các đơn vị quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ được xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ quy định tại Nghị định số 204/2004/ND-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP).

b) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 68/2000/ ND- CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp.

c) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ được xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định.

Người lao động trong Quy chế là những người được nêu tại Điểm b và c Khoản này.

…”

Điều 5. Điều kiện, tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên

Công chức, viên chức và người lao động chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức (sau đây gọi là chức danh) thì được xét nâng 1 bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:

1. Điều kiện về thời gian giữ bậc trong ngạch, trong chức danh

a) Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại A3, A2, A1, A0 thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.

b) Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại B, C và nhân viên thừa hành, phục vụ thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.

2. Tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên

Công chức, viên chức, người lao động có đủ điều kiện thời gian giữ bậc quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá, đạt đủ 2 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng 1 bậc lương thường xuyên:

a) Đối với công chức:

– Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;

– Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

b) Đối với viên chức và người lao động:

– Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

– Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.”

Nếu bạn đáp ứng những điều kiện trên thì bạn sẽ được nâng bậc lương.

Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 4 Quyết định 51/QĐ-LĐTBXH:

“Điều 4. Hội đồng lương

1. Thành lập Hội đồng lương

a) Hội đồng lương của Bộ có 07 thành viên do Bộ trưởng quyết định thành lập, gồm:

– Chủ tịch Hội đồng: 01 Lãnh đạo Bộ;

– Phó Chủ tịch Hội đồng: Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;

– Các ủy viên:

+ Đại diện Đảng ủy cơ quan Bộ;

+ Đại diện Ban chấp hành Công đoàn Bộ;

+ Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ phụ trách công tác tiền lương;

+ Chánh Văn phòng Bộ;

– Thư ký Hội đồng lương: 01 công chức Vụ Tổ chức cán bộ được phân công trực tiếp làm công tác nâng bậc lương;

b) Hội đồng lương của đơn vị có 05 thành viên do Thủ trưởng đơn vị quyết định thành lập, gồm:

– Chủ tịch Hội đồng: 01 Lãnh đạo đơn vị;

– Phó Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo bộ phận Tổ chức cán bộ;

– Các ủy viên:

+ Đại diện cấp ủy;

+ Đại diện Ban chấp hành Công đoàn;

– Thư ký Hội đồng: là công chức, viên chức làm công tác tổ chức cán bộ được phân công phụ trách công tác tiền lương.

Đối với Thanh tra Bộ và Văn phòng Bộ, Phó chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng được thay thế bằng đại diện lãnh đạo các bộ phận chuyên môn (đối với đơn vị có phòng, ban) hoặc công chức có kinh nghiệm chuyên môn, thâm niên công tác lâu năm (đối với đơn vị không có phòng, ban).

Đối với các Vụ và các đơn vị thuộc Bộ chưa được giao thực hiện công tác tổ chức cán bộ không thành lập Hội đồng lương. Thủ trưởng đơn vị trao đối với cấp ủy và Ban Chấp hành công đoàn để trình Bộ xét nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu.

c) Thành viên Hội đồng lương phải được ghi tên và chức danh cụ thể trong quyết định thành lập Hội đồng lương. Trường hợp có sự thay đổi về thành viên Hội đồng lương, Thủ trưởng đơn vị ký quyết định thay thế.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng lương

a) Tổng hợp danh sách đề nghị nâng bậc lương;

b) Kiểm tra, đối chiếu điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương;

c) Lập danh sách công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện báo cáo Thủ trưởng đơn vị quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

d) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số.”

Như vậy, Hội mà bạn hỏi đó chính là Hội đồng lương của đơn vị.

Bộ phận Tư vấn pháp luật lao động – Công ty Luật LVN Group.