– Khẳng định sai. Bởi vì:
Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ỳ cùng thực hiện một tội phạm.
Đe xem xét đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cần dựa vào nhiều căn cứ như: Tầm quan trọng của quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị xâm phạm, tính chất của hành vi, hậu quả do tội phạm gây ra, lỗi, động cơ, mục đích phạm tội, công cụ, phương tiện người phạm tội sử dụng…
Tuy số lượng người trong đồng phạm nhiều hơn so với tội phạm do một người thực hiện và phần lốn các vụ án thực hiện dưới hình thức đồng phạm thì thường có tính chất, mức độ nguy hiểm hơn so với tội phạm được thực hiện do một người nhưng cũng có những trường hợp tội phạm do một người thực hiện có tính chất, mức độ nguy hiểm cao hơn nhiều so với tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm.
Luật LVN Group phân tích, giải thích chi tiết hơn vấn đề trên:
1. Quy định pháp luật hình sự về đồng phạm
Đồng phạm đòi hỏi phải có ít nhất hai người và hai người này phải có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm.
Đồng phạm là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự: có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017):
+ Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản… về tội phạm rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng.
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Dấu hiệu cố ý cùng thực hiện tội phạm có nghĩa là mỗi người phải cố ý tham gia vào tội phạm với một trong những hành vi sau đây:
(1) Hành vi thực hiện tội phạm: Hành vi thực hiện tội phạm là việc thực hiện trực tiếp hành vi phạm tội thỏa mãn những dấu hiệu hành vi trong cấu thành tội phạm. Đồng phạm thì có thể có nhiều người thực hành và mỗi người thực hành không nhất thiết phải thực hiện toàn bộ hoạt động thì mới cấu thành tội phạm.
Hay người trực tiếp thực hiện tội phạm có thể không cần phải tự mình thực hiện trực tiếp hành vi phạm tội mà có thể tác động đến người khác để người đó thực hiện hành vi trực tiếp tác động đến đối tượng của tội phạm.
(2) Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm: người tổ chức thực hiện tội phạm có thể là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người tổ chức thường là người có tính chất, mức độ nguy hiểm nhất nên tại Điều 3 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định “Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội“.
(3) Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm: người thực hiện hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm là người có hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Họ tác động đến tư tưởng, nhận thức của người khác nhằm xúi giục họ tham gia vào việc thực hiện tội phạm. Người thực hiện hành vi xúi giục có thể xúi giục người khác thực hiện tội phạm hoặc trực tiếp tham gia thực hiện tội phạm với người bị xúi giục.
(4) Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm: Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm là hành vi của một người tạo điều kiện tinh thần hay vật chất cho người khác thực hiện hành vi phạm tội. Giúp sức về vật chất được biểu hiện bằng những hành vi cụ thể sau: cung cấp công cụ, phương tiện cho người khác,… và giúp sức về mặt tinh thần có thể là chỉ dẫn, góp ý kiến, cung cấp tình hình sự việc,… Hành vi giúp sức được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người đồng phạm bao gồm: người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
+ Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm
+ Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm
+ Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm
+ Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Những người đồng phạm đều có hành vi nguy hiểm cho xã hội và những hành vi đó được thực hiện trong mối liên kết thống nhất với nhau. Một số trường hợp thì những người đồng phạm sẽ trực tiếp thực hiện tội phạm và tổng hợp những hành vi của họ tạo thành hành vi phạm tội có đủ những dấu hiệu của cấu thành tội phạm nhất định. Còn một số trường hợp thì chỉ có một hoặc một số người trực tiếp thực hiện tội phạm và những người khác chỉ có hành vi góp phần vào thực hiện tội phạm.
Hậu quả của tội phạm là kết quả do hoạt động của những người đồng phạm tham gia vào việc thực hiện tội phạm đem lại. Hành vi của mỗi người đồng phạm và hậu quả thiệt hại của tội phạm đều có quan hệ nhân quả với nhau.
Hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả còn những hành vi của người người đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục hay người giúp sức sẽ thông qua hành vi của người thực hành mà gây ra hậu quả. Mỗi người đồng phạm phải biết rằng hành vi của mình có tính gây thiệt hại cho xã hội và đều biết người khác cũng có hành vi như vậy cùng với mình. Như vậy, nếu mình chỉ biết bản thân mình thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội mà không biết người khác cũng có hành vi như vậy với tội mình gây ra thì không đủ thỏa mãn dấu hiệu lỗi cố ý trong đồng phạm nên không có đồng phạm theo quy định pháp luật.
Tại khoản 4 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015, quy định rằng: người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vượt quá của người thực hành. Mặc dù, mỗi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về tội phạm nhưng do trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của mỗi người phạm tội nên vẫn phải dựa trên vào từng hành vi cụ thể.
2. Khẳng định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao?
Khẳng định: “Tất cả các vụ án người phạm tội dưới hình thức đồng phạm bao giờ cũng có tính chất, mức độ nguy hiểm cao hơn so với vụ án do một người thực hiện?”
Đáp ạn:
Khẳng định này là sai. Vì đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Khi xem xét đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cần dựa trên vào nhiều căn cứ như: tầm quan trọng của quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ bị xâm phạm, tính chất của hành vi, hậu quả do tội phạm gây ra, lỗi, động cơ, mục đích phạm tội, công cụ, phương tiện người phạm tội sử dụng thực hiện hành vi phạm tội,…
Tuy số lượng người thực hiện đồng phạm nhiều hơn so với tội phạm do một người thực hiện và phần lớn các vụ án thực hiện dưới hình thức đồng phạm thì thường có tính chất, mức độ nguy hiểm hơn so với tội phạm được thực hiện do một người. Nhưng cũng có trường hợp tội phạm do một người thực hiện có tính chất, mức độ nguy hiểm cao hơn nhiều so với tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm.
Nếu bạn đọc có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này hay vấn đề pháp lý khác thì vui lòng liên hệ tới bộ phận tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của Luật LVN Group qua số 1900.0191 để được hỗ trợ kịp thời. Xin chân thành cảm ơn bạn đọc!.