1. Xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, con tôi 13 tuổi đã đánh bạn cùng lớp dẫn đến họ bị thương tích.

Tôi sợ gia đình nhà họ kiện cáo con tôi. Tôi muốn hỏi độ tuổi để một người chưa thành niên phạm tội chịu trách nhiệm hình sự là bao nhiêu ạ?

Xin cảm ơn!

Trả lời:

Theo điều 90 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

Điều 90. Áp dụng Bộ luật Hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này.

Theo điều luật này, Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tui phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

Vậy con bạn theo quy định pháp luật chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên bạn là bố/ mẹ của con, sẽ có thể thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại.

Trân trọng!

 

2. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự thep quy định của Bộ luật hình sự mới nhất

– Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Thứ nhất, người từ đủ 16 tui trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Vậy ý chí của nhà làm luật có quy định: “…trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.” Ta có thể hiểu là trừ những tội phạm từ đủ 18 tuổi trở lên, nếu không có một số tội người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vẫn chưa thể chịu trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, theo khoản 2 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

Theo đó tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định như sau:

  • Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
  • Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Khi người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều đã nêu ở trên thì mới phải chịu trách niệm pháp luật hình sự.

Trân trọng!

 

3. Xác định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Khách hàng: Kính thưa Luật sư, con tôi 16 tuổi (chưa đên 17 tuổi) và đi học có xích mích với bạn cùng lớp nên dẫ tới đánh nhau và con tôi làm bạn cùng lớp gây thương tích khá nghiêm trọng, giờ họ đang nằm viện. Cơ quan điều tra đang vào cuộc điều tra.

Vậy tôi muốn nhờ hỏi Luật sư, con tôi đang 16 tuổi mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì con tôi sẽ có thể phải chịu những tội gì theo quy định của pháp luật hiện hành ạ?

Những hình phạt đó được quy định như thế nào?

Tôi xảm ơn!

Trả lời:

Thứ nhất, ta xác định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với con chị theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người phạm tội sau:

– Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Theo điều 90 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về việc áp dụng Bộ luật Hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này.

Vậy con chị 16 tuổi, đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các điều luật này.

Thứ hai, Những hình phạt mà con chị có thể bị áp dụng như sau:

Theo Điều 98 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:

Người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:

a. Cảnh cáo;

b. Phạt tiền.

Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.

Vậy con chị 16 tuổi, nếu con chị có thu nhập hoặc có tài sản riêng, sau khi điều tra con chị đáng chịu hình phạt tiền thì hình phạt này sẽ được áp dụng đối với con chị.

c. Cải tạo không giam giữ

Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng. Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó. Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.

Theo đó, các loại tội phạm theo quy định củ pháp luật là:

  • Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
  • Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
  • Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.

d. Tù có thời hạn

Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:

– Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;

– Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

Vậy con chị sẽ có thể bị áp dụng theo nhóm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội.

Vì trường hợp của con chị, chị không nói rõ và cụ thể nên mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích với chị.

Trân trọng!

 

4. Tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người phạm tội được quy định như thế nào?

– Cơ sở pháp lý:

  • Điều 66 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

  • Nghị quyết 01/2018 nghị định hướng dẫn áp dụng điều 66 và điều 106 của Bộ luật hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Theo đó,

Tha tù trước thời hạn có điều kiện là biện pháp được Tòa án áp dụng đối với người đang chấp hành án phạt tù khi có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Hình sự, xét thấy không cần buộc họ phải tiếp tục chấp hành án phạt tù tại cơ sở giam giữ.(điều 1 Nghị quyết 01/2018 nghị định hướng dẫn áp dụng điều 66 và điều 106 của Bộ luật hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện).

Theo quy định của bộ luật, tha tù trước thời hạn có điều kiện gồm những trường hợp sau đây:

a. Người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm nghiêm trọng (Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù), tội phạm rất nghiêm trọng (Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy him cho xã hội rất ln mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù) hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình) mà đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù hoặc người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm ít nghiêm trọng (Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm) có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Phạm tội lần đầu;

+ Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;

+ Có nơi cư trú rõ ràng;

+ Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và án phí;

+ Đã chấp hành được ít nhất là một phần hai mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 15 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn.

Trường hợp người phạm tội là người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì phải chấp hành được ít nhất là một phần ba mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 12 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn;

+ Không thuộc một trong các trường hợp phạm tội quy định tại khoản 2 Điều này.

b. Không áp dụng quy định của Điều này đối với người bị kết án thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII, Chương XXVI, Điều 299 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017; người bị kết án 10 năm tù trở lên về một trong các tội quy định tại Chương XIV của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 do cố ý hoặc người bị kết án 07 năm tù trở lên đối với một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 248, 251 và 252 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 này;

+ Người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật này.

c. Theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người bị kết án. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách. Thời gian thử thách bằng thời gian còn lại của hình phạt tù.

d. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính 02 lần trở lên trong thời gian thử thách, thì Tòa án có thể hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người đó và buộc họ phải chấp hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành.

Nếu người đó thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án buộc người đó chấp hành hình phạt của bản án mới và tổng hợp với phần hình phạt tù chưa chấp hành của bản án trước theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.

e. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đã chấp hành được ít nhất là một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

 

5. Tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

– Cơ sở pháp lý: Điều 106 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Điều 106. Tha tù trước thời hạn có điều kiện

1. Người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 66 của Bộ luật này có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Phạm tội lần đầu;

b) Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;

c) Đã chấp hành được một phần ba thời hạn phạt tù;

d) Có nơi cư trú rõ ràng.

2. Việc tha tù trước thời hạn có điều kiện được thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 66 của Bộ luật này.

Theo Điều 4 Nghị quyết 01/2018 quy định về điều kiện tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù như sau:

“Người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 66 của Bộ luật Hình sự có thể được tha tù trước thời hạn có điều kiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có các điều kiện được hướng dẫn tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 2 của Nghị quyết này.

2. Đã chấp hành được một phần ba thời hạn phạt tù.”

Theo khoản 2 điều 66 đây là trường hợp quy định về các tội thuộc về: Xâm phạm an ninh quốc gia; tội khủng bố; tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của con người; các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và sản xuất trái phép, mua bán trái phép, chiếm đoạt chất ma túy. Tuy nhiên, quy định không áp dụng biện pháp này đối với người bị kết án 10 năm tù trở lên đối với tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của con người; 07 năm tù trở lên đối với các tội cướp tài sản, bắt cóc. Điều này là hợp lý bởi tính nguy hiểm của nhóm tội này rất cao.

Người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật này.

Theo khoản 3 điều 4 quy định về các trường hơp không thi hành án tử hình đối với người bị kết án đó là các trường hợp sau: :

  • Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
  • Người đủ 75 tuổi trở lên;
  • Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

Trân trọng!