1. Những thách thức mới trong GATT
Những quyết định liên quan đến đầu tư cũng như sản xuất hay tiêu thụ được ban hành với quy mô ngày càng tăng bất kể các biên giới quốc gia. Trong khi các rào cản thương mại truyền thống như thuế quan và các rào cản phi thuế quan vẫn còn chiếm một phần quan trọng trong lịch trình WT0, trọng tâm vẫn là các lĩnh vực “mới” như tự do hoá hơn nữa thương mại dịch vụ. Đồng thời, ai cũng hiểu là ngày càng có nhiều chính sách liên quan đến thương mại, vì thế cũng phản ảnh quá trình ban hành các quyết định liên quan đến thương mại. Quá trình này dẫn đến mong muốn phân tích rõ hơn nữa mối tương quan giữa chính sách thương mại và các chính sách khác như môi trường, lao động, cạnh tranh và đầu tư. Tuy vậy, vẫn còn một lỗ hổng lớn trong việc định nghĩa sự liên kết tương quan cùng các vấn đề có thể nảy sinh liên quan đến các quy tắc của WTO và việc thiết lập những nguyên tắc, quy tắc chỉ đạo thích họp nhằm bảo vệ thương mại khỏi các biện pháp bảo hộ, được nguy trang bằng hình thức của các tập quán chính sách khác, cũng như các điều kiện tốt nhất cho cạnh tranh và phát triển bền vững.
Chương trình hoạt động của WTO về thương mại và môi trường cũng như các vấn đề đã thống nhất tại Hội nghị Bộ trưởng Singapore năm 1996, nghĩa là mối quan hệ giữa thương mại và cạnh tranh, thương mại và đầu tư cùng sự minh bạch trong việc mua sắm chính phủ, dự kiến tạo thành nền tảng cho sự hình thành các quy tắc đa phương trong tương lai. Do đó đáp lại những thách thức mới của toàn cầu hoá bằng việc ban hành chính sách nhất quán và cải cách luật lệ. Việc đưa ra vòng đàm phán thương mại đa phương mới dự kiến tại kỳ họp thứ ba của Hội nghị Bộ trưởng WTO hồi tháng 12.1999. Bổ sung cho cái gọi là các điều khoản “lịch trình định sẵn” có nhiều đề xuất đề cập đến các quy tắc khác của WTO và nhiều lĩnh vực mới. Lịch trình đàm phán cho vòng mới này, dù có thể bị giới hạn hoặc toàn diện hơn, một khi được thống nhất, sẽ tạo ra nhịp độ hoạt động cho những năm đầu của Thiên niên kỷ trong khuôn khổ chính sách thương mại quốc tế và WTO.
2. Thương mại tự do
Sự ra đời, phát triển của FTA gắn liền với quá trình phát triển của thương mại thế giới. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, nhìn chung buôn bán trên thế giới phát triển tự do. Bối cảnh thế giới sau chiến tranh, nhất là sau cuộc đại khủng hoảng 1929 – 1933 và tiếp đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã tác động mạnh đến hoạt động thương mại quốc tế.
Để khôi phục nền kinh tế, nhiều quốc gia đã xác lập các hàng rào thuế để bảo vệ thị trường nội địa trước sự xâm nhập của hàng hóa bên ngoài có khả năng cạnh tranh cao hơn. Các quốc gia gần gũi về địa lý thực hiện các thỏa thuận trong giao dịch thương mại, tạo các ưu đãi để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Trên thực tế, cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và sự gia tăng nhu cầu mở rộng giao thương và đầu tư, các quốc gia đều mong muốn giảm thuế quan. Cùng với các thỏa thuận ưu đãi riêng giữa hai hay một số quốc gia, nhu cầu về một dạng hình thỏa thuận có tính đa phương trong cắt giảm thuế quan cũng ngày càng gia tăng. Sự ra đời của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) năm 1948 chính là đáp ứng xu thế chung này.
Như vậy, quá trình tự do hóa thương mại được tiến hành đồng thời bởi các thỏa thuận theo hướng đa phương và các thỏa thuận theo hướng song phương. Song có một thực tế, là các vòng đàm phán cấp độ toàn cầu, theo hướng đa phương thường kéo dài. Đến vòng đàm phán Đô-ha bế tắc xuất phát từ bất đồng về chính sách thương mại trong nông nghiệp giữa Mỹ và Ấn Độ…, và kết quả là đàm phán bị hoãn vào năm 2008.
Để đối phó với sự bế tắc trong vòng đàm phán Đô-ha, các quốc gia có xu hướng quay sang ký kết các FTA, dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ của các FTA trong những thập niên gần đây. Vai trò của FTA là thúc đẩy thương mại tự do, hợp tác kinh tế và đầu tư. FTA dường như ưu việt hơn WTO ở chỗ là thời gian đàm phán ký kết ngắn, dễ đạt đồng thuận do ít nước tham gia, lĩnh vực FTA bao quát rộng hơn so với WTO. Theo thông báo của WTO, từ khi GATT được thành lập cho đến năm 1994, mới có 123 FTA, từ năm 1995 đến nay, đã có hơn 400 FTA được ký kết, có thông báo tới WTO.
Không ít quốc gia trước đây tập trung hướng theo tự do hóa thương mại đa phương trong khuôn khổ của WTO, nhưng trước tình hình trên cũng đã chuyển hướng trong chính sách tự do hóa thương mại. Nhật Bản lần đầu tiên ký FTA đầy đủ với Xin-ga-po vào năm 2002, tiếp đó là với một loạt nước thành viên của ASEAN. Nhật Bản cũng đã hoàn tất FTA với toàn khối ASEAN (tồn tại song song với các FTA riêng rẽ với một số thành viên ASEAN). Đối với Mỹ, sau thời kỳ chỉ duy trì Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và FTA song phương với I-xra-en, Mỹ đã ký FTA song phương với Xin-ga-po và Chi-lê (năm 2003) và tiếp tục đàm phán ký với một số đối tác khác ở châu Á, Trung Mỹ… Liên minh châu Âu (EU) cũng đã triển khai đàm phán FTA với ASEAN từ năm 2007, và đàm phán riêng với từng quốc gia trong ASEAN như với Việt Nam.
3. Nội dung FTA
Các nội dung mà FTA đề cập đến thường bao gồm:
Thứ nhất, quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan;
Thương mại thế giới ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng. Nếu trước đây các hoạt động giao dịch chủ yếu là các sản phẩm hữu hình, thì ngày nay ngày càng nhiều sản phẩm dịch vụ, phi vật thể. Các thể nhân trên thị trường giao dịch cũng gia tăng về số lượng và quy mô, thực hiện kinh doanh thương mại theo hướng chuyên ngành và đa ngành. Các phương thức giao dịch cũng ngày càng hiện đại, nhiều dịch vụ thương mại mới ra đời. Bên cạnh đó, các hoạt động xúc tiến đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, thuận lợi hóa thủ tục hải quan… trong quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, các nhà sản xuất và phân phối cũng được đẩy mạnh. Do sự phát triển này, việc thỏa thuận giữa các quốc gia trong giao thương cũng ngày càng mở rộng nội dung. Điều đó có nghĩa, các nội dung được đề cập trong các FTA không chỉ còn bó hẹp trong các nội dung truyền thống như đã đề cập ở trên, mà còn được bổ sung các nội dung mới. Chính vì vậy, xuất hiện khái niệm FTA thế hệ mới.
4. Vai trò thương mại tự do
Cùng với sự phát triển của hoạt động sản xuất vật chất, các hoạt động dịch vụ đi theo ngày càng phát triển và dần tách ra trở thành một ngành kinh tế có tiềm năng phát triển. Sự phát triển của khoa học – công nghệ trong những thập niên sau chiến tranh thế giới thứ hai càng thúc đẩy mạnh sự phát triển của ngành dịch vụ. Ngay từ cuối những năm 60 của thế kỷ XX, các nhà kinh tế đã nói về sự xuất hiện của nền kinh tế dịch vụ ở Mỹ. Hiện nay, có thể nói kinh tế thế giới đang quá độ sang một nền kinh tế mới – nền kinh tế dịch vụ. Sự chuyển đổi trong cơ cấu kinh tế cũng đẩy đến làm thay đổi cơ cấu thương mại và xu hướng kinh doanh. Các công ty ngày càng tập trung nhiều hơn vào việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ, nhất là các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao, như phần mềm máy tính, dịch vụ thiết kế… Trước bối cảnh đó, chính sách của các chính phủ cũng thay đổi để thích ứng với những thay đổi trong xã hội và cạnh tranh kinh tế.
Trên phương diện hội nhập đa phương, sau nhiều năm đàm phán, năm 1995 Hiệp định về thương mại dịch vụ (GATS) đã được ký kết và trở thành một trong những hiệp định quan trọng nhất của WTO. Sự ra đời của hiệp định này là một trong những thành tựu quan trọng của Vòng đàm phán thương mại U-ru-goay và góp phần thúc đẩy hơn nữa sự phát triển và tự do hóa ngành dịch vụ nói chung, phát triển và tự do hóa thương mại dịch vụ nói riêng.
Trong bối cảnh chuyển đổi này, nội dung các FTA cũng được mở rộng, không chỉ tự do hóa sản phẩm hàng hóa hữu hình mà bao gồm cả sản phẩm dịch vụ và đầu tư, xóa bỏ các điều kiện tiếp cận thị trường trong lĩnh vực dịch vụ. Đây được xem như thế hệ tiếp sau thế hệ đầu của FTA. Trong giai đoạn này, FTA không chỉ mở rộng nội dung thỏa thuận sản phẩm và dịch vụ, mà còn được mở rộng về không gian địa lý. Các FTA thời kỳ đầu được khuyến khích bởi các quốc gia kề cận về không gian địa lý, bước sang giai đoạn hai, các FTA bao gồm hai hoặc nhiều hơn các thành viên có thể không kề cận về địa lý.
Bước sang thế kỷ XXI, cùng với sự gia tăng xu thế toàn cầu hóa, thương mại quốc tế ngày càng được tăng cường. Quá trình toàn cầu hóa tạo điều kiện và thúc đẩy các hoạt động giao dịch và đòi hỏi các quốc gia phải cải cách hoàn thiện thể chế, nâng cao các tiêu chuẩn và điều kiện, môi trường lao động. Quá trình tự do hóa thương mại gắn chặt với quá trình hợp tác, liên kết sản xuất. Nền sản xuất thế giới hình thành các mạng sản xuất và các chuỗi giá trị, mà mỗi quốc gia, mỗi nhà sản xuất tùy thuộc điều kiện và năng lực của mình tham gia các phân đoạn của chuỗi giá trị toàn cầu.
5. Kết thúc vấn đề
Tóm lại, thuật ngữ FTA thế hệ mới hoàn toàn mang tính tương đối, phản ánh quá trình phát triển ngày càng mạnh và đa dạng của quá trình tự do hóa thương mại và liên kết sản xuất trên phạm vi toàn cầu thông qua kênh các hiệp định thương mại khu vực, trong bối cảnh thỏa thuận đa phương toàn cầu chưa khắc phục được sự bế tắc cùng với sự nảy sinh những quan ngại, thậm chí là chống lại quá trình toàn cầu hóa ở không ít quốc gia.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.